Khủng bố một góc nhìn lịch sử và văn hóa

Leave a Comment
Vụ tấn công khủng bố ngày 11 tháng Chín, 2001 nhằm vào Trung tâm Thương mại Thế giới, New York, Mỹ đã khiến 2.726 chết và 7.000 người bị thương sau khi hai máy bay của bọn khủng bố đâm vào hai tòa tháp 110 tầng. Cả hai tòa tháp sụp đổ tạo nên một cảnh tượng khủng khiếp. Sự kiện bi thảm này thật sự đã thay đổi nước Mỹ và cũng thay đổi cả thế giới. Mười lăm năm sau ngày kinh hoàng này, vị trí của nước Mỹ đã khác trước thời điểm đó. Mặc dù Osama bin Laden, kẻ chủ mưu vụ tấn công đã bị Mỹ tiêu diệt, nhưng tổ chức khủng bố Al-Qaeda do hắn thành lập vẫn còn là bóng ma đe dọa nhân loại.
 Một liên minh quốc tế do Mỹ đứng đầu được thành lập để chống chủ nghĩa khủng bố, hai cuộc chiến chống khủng bố mang tầm cỡ quốc tế ở Afghanistan và Iraq trong hơn một thập kỷ qua, nhưng có thể nói chủ nghĩa khủng bố không bị tiêu diệt, nó vẫn dai dẳng, khó trị, ngày càng trở nên tàn độc, từ Trung Đông lan rộng ra châu Phi, Trung Á, Kavkaz, Nam Á đến Đông Nam Á. Đến nay, khủng bố bắt đầu bùng phát ở châu Âu.
Mười lăm năm đã trôi qua, ngoài tổ chức Al-Qaeda lại xuất hiện thêm hàng chục tổ chức Hồi giáo khủng bố, trong đó đáng chú ý nhất là tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS hình thành vào giữa năm 2014. Nguy cơ IS “nhuộm đen” cả Trung Đông là hiện hữu. Nếu như trước đây, Bin Laden và tổ chức của hắn chỉ đánh vào các địa điểm, vào các trung tâm siêu cường Mỹ ở các nơi và ở trên chính đất Mỹ thì giờ đây IS đánh vào tất cả mọi nơi của nhiều quốc gia, thách thức an ninh nghiêm trọng đối với toàn thể nhân loại và trật tự thế giới.
Trong những năm gần đây, nói đến chủ nghĩa khủng bố, chủ yếu người ta nói đến chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo cực đoan bạo lực, những kẻ ở địa vị yếu thế. Khủng bố là hoạt động phá hoại, đe dọa bằng lời nói, hình ảnh hoặc video giết người nhằm gây tâm lý hoang mang khiếp sợ hoặc gây tổn thất cho xã hội và cộng đồng, nhằm mục đích chính trị và tôn giáo. Hành vi khủng bố có thể được thực hiện bởi các tổ chức tồn tại ở nhiều nơi hoặc bởi những cá nhân hay còn gọi là những con sói đơn độc. Nói đến xu hướng khủng bố thì Trung Đông, quê hương của đạo Hồi vẫn là một điểm nhức nối nhất, đặc biệt là ở Lybia, Iraq, Syria. Trong số các tổ chức khủng bố, hai mạng lưới khủng bố quốc tế nổi lên mạnh nhất là Al-Qaeda và IS, nhiều tổ chức và lực lượng khác đã liên kết với hai mạng lưới chính này.
Bắt đầu từ năm 2015, IS trở thành tâm điểm chú ý của thế giới, cũng là tổ chức Hồi giáo cực đoan, tổ chức khủng bố như hàng chục tổ chức khác, nhưng IS là một tổ chức khủng bố mới hoàn toàn về lượng cũng như về chất. IS chiếm đất, nắm dân, bám dân và đặc biệt chúng chú ý  xây dựng nhà nước, xây dựng quân đội, áp đặt hệ thống thuế, xây dựng cơ sở vật chất, sản xuất vũ khí, sử dụng công nghệ thông tin, truyền thông xã hội… Mục tiêu của chúng là xây dựng một Đế chế Hồi giáo trên bán đảo Arab và trên toàn bộ khu vực Trung Đông, Bắc Phi, Nam Á đến  Đông Nam Á.
Tai sao trong lịch sử hiện đại lại xuất hiện nhiều tổ chức khủng bố, những tổ chức khủng bố đặc biệt quái thai như IS? Đánh vào người dân phương Tây, người dân Mỹ, các tổ chức khủng bố còn biện minh cho hành động trả thù nỗi nhục đạo Hồi trong quá khứ và hiện tại nhân danh thánh Allah, nhưng còn đánh vào hàng ngàn người dân theo đạo Hồi, hành quyết tập thể hàng trăm đàn ông khác giáo phái, biến hàng ngàn phụ nữ thành nô lệ tình dục, giết hại đồng loạt trẻ em cùng một lúc… Những hành động dã man, khủng khiếp, quái đản này nhằm khủng bố đối thủ và răn đe những người bất đồng tôn giáo đã khiến tất cả mọi người trên thế giới phẫn nộ. Vậy mà nó vẫn cứ đang tồn tại bất chấp thế giới văn minh ra sức ngăn chặn.
Sự ra đời của đạo Hồi và sự tác động của nó với xã hội Arab
Chúng ta không thể không tìm căn nguyên của chủ nghĩa khủng bố trong lịch sử, văn hóa Hồi giáo. Có rất nhiều học giả thường tìm nguyên nhân ra đời của chủ nghĩa khủng bố ở sự đói nghèo, thất học, bất bình đẳng, sự thống trị của phương Tây cả về mặt kinh tế lẫn văn hóa trong suốt một thời gian dài, rồi sự gia tăng dân số đột biến trong các nước Hồi giáo, sự hình thành, trỗi dậy và tham gia của hàng trăm tổ chức Hồi giáo ở tất cả các nước Hồi giáo với một tỉ ba tín đồ… Tất cả những nguyên nhân trên xét ở một góc độ nào đó đều đúng. Nhưng tại sao không có các tổ chức khủng bố Phật giáo, Cơ đốc giáo và nhiều tôn giáo bản địa khác? Các nước ở Trung Đông đâu phải là những nước nghèo? Hãy nhìn vào những nước nghèo nhất thế giới không theo đạo Hồi, họ vẫn sống bình yên không hề có bóng dáng của chủ nghĩa khủng bố. Vì vậy yếu tố lịch sử, văn hóa nên được xem là một thành tố quan trọng tác động đến việc ra đời và hình thành chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo.
Do điều kiện tự nhiên, địa lý, khí hậu, Trung Đông thuộc nền văn hóa Du mục. Ngựa, cừu, dê là vật nuôi phổ biến ở cả Trung Đông và châu Âu. Tôn giáo và con người Trung Đông mang đậm nét lý trí, cứng rắn, thường giải quyết tranh chấp, xung đột bằng vũ lực. Vì thế ngay từ thời trung cổ trên mảnh đất này đã xảy ra nhiều cuộc chiến tranh tôn giáo, giữa Hồi giáo với các tôn giáo khác như Do Thái giáo, Cơ đốc giáo, và rất đáng chú ý là giữa các giáo phái trong Hồi giáo.
Nhìn lại lịch sử Trung Đông người ta thấy Hồi giáo ra đời, gắn liền với sự hình thành nhà nước Arab. Hồi giáo là trụ cột tinh thần và chính trị của nhà nước Arab. Từ thủa ban đầu, vào đầu những năm 610, người sáng lập ra Hồi giáo là Mohammed đã truyền giáo ở Mecca. Giống như việc truyền giáo của các tôn giáo khác, ông bị các thế lực đàn áp. Năm 622, ông chuyển địa bàn truyền giáo từ Mecca đến Mađina. Sau khi đững vững ở Mađina ông chuyển trọng tâm hoạt động truyền giáo sang giải quyết những vấn đề xã hội, phát động và tổ chức quần chúng đấu tranh trên các mặt chính trị, kinh tế, quân sự, tôn giáo, chính thức đặt nền móng cho sự phát triển của đạo Hồi. Như vậy là từ lúc khởi nghiệp truyền giáo, người sáng lập ra đạo Hồi đã gắn liền tôn giáo với vấn đề chính trị, xã hội, quân sự, điều này hoàn toàn khác với các tôn giáo như Cơ đốc giáo, Phật giáo, Hindu giáo- những tôn giáo mang thuần nét tinh thần. Và đương nhiên từ đó ông đã đặt cơ sở cho Đạo vào Đời và Đời vào Đạo. Điều đó lý giải tại sao các tổ chức Hồi giáo tham gia vào đời sống chính trị xã hội mọc lên như nấm xuân ở các quốc gia Hồi giáo hiện nay.
Tại Maddina Mohammed đề xuất và thực hành chủ trương cải cách xã hội, xây dựng quy phạm luân lý đạo đức, dần dần hình thành một loạt hệ thống giáo lý đạo Hồi, dùng sức mạnh tinh thần của tôn giáo và sử dụng sức mạnh vũ lực của chính quyền để thúc đẩy chính quyền làm cho nó ngày càng vững mạnh. Mohammed tổ chức vũ trang cho tín đồ Hồi giáo ở Mađina dưới khẩu hiệu “Chiến đấu vì Đạo của Thánh Allah”, cổ vũ tử vì đạo- những người chết trận được bước vào thiên đàng, động viên tín đồ chiến đấu anh dũng, chủ trương tiêu diệt các môn đồ khác chính kiến và các bộ tộc dị giáo, trong đó có các bộ tộc do thái, xử tử toàn bộ đàn ông, phụ nữ và trẻ em bị bắt làm nô lệ. Tư tưởng bạo lực tàn bạo đó qua hàng ngàn năm không ngừng thẩm thấu vào các tổ chức Hồi giáo cực đoan hiện nay.
Năm 630 Mohammed tổ chức hàng vạn quân tiến công vào Mecca, các thế lực ngoại đạo hoàn toàn tan rã. Ông ra lệnh phá hủy toàn bộ các pho tượng của đạo đa thần, chỉ để lại tảng đá đen làm thánh vật cho tín đồ đạo Hồi. Uy thế của đạo Hồi lừng lẫy, chính quyền mới ngày càng được củng cố. Mohammed không những là người sáng lập ra đạo Hồi, một chiến binh, một chỉ huy quân sự xuất sắc mà còn là quan tư pháp tối cao, người đứng đầu lập pháp, người đứng đầu chính quyền mới và là thống soái tối cao của đạo quân Hồi giáo. Dưới sự lãnh đạo của ông, đạo Hồi ra đời và phát triển song song với phong trào cải cách xã hội. Đạo Hồi hợp nhất với chính quyền đã tạo cơ sở cho sự thống nhất các bộ lạc trên bán đảo Arab, thực sự đã mở ra một chương mới trong lịch sử Trung Đông, đồng thời cũng khép cửa với thế giới còn lại.
Năm 632 Mohammed mất, không có con nối dõi, ông lại không để di chúc người kế nghiệp cho nên đã dẫn đến cuộc đấu tranh giành quyền kế vị. Phần lớn các tín đồ cho rằng người kế vị nên dành cho Abu Bakr, người là tín hữu thân thiết và là cha vợ của Mohammed mới xứng đáng là người lãnh đạo(caliph). Những tín đồ này sau đó trở thành người Hồi giáo dòng Sunni, giáo phái lớn nhất của đạo Hồi trong quá khứ và hiện tại. Nhưng một số tín đồ khác lại cho rằng, người anh em họ và là con rể của Mohammed, được Mohammed xức dầu thánh mới xứng đáng là caliph. Những người này sau này trở thành người Shia hay Shiite. Hai giáo phái này mâu thuẫn, xung đột, tàn sát đẫm máu để giành quyền bính, để đại diện cho thánh Allah suốt từ năm 632 cho đến tận ngày hôm nay. Sự mâu thuẫn, xung đột giữa hai giáo phái này, dẫn đến nhiều biến thể ở cả cấp độ giữa các quốc gia, giữa các giáo phái trong một quốc gia, giữa các tổ chức hồi giáo trong một quốc gia, giữa chính quyền với một bộ phận tín đồ khác giáo phái, giữa các tín đồ với tín đồ ở khắp Trung Đông, Bắc phi.
Từ thế kỷ thứ bảy, dưới ngọn cờ của đạo Hồi, các thế lực lãnh đạo đã nêu cao ý chí dân tộc và tôn giáo. Người Hồi giáo bị chi phối bởi sức mạnh tinh thần thánh chiến và sự thúc đẩy của lợi ích vật chất nên bắt đầu tiến hành các cuộc chinh phạt khắp khu vực. Trong một thời kỳ dài, nói chung người Arab là quân nhân, khi đi chinh chiến mang theo gia quyến ở trong doanh trại. Chiến tranh đối với họ là nghề nghiệp. Sống bằng cướp đoạt và chia chiến lợi phẩm. Với tinh thần chiến đấu tử vì đạo, chỉ trong một thời gian ngắn, đạo quân đạo Hồi đã đánh bại Đế quốc Byzantine và Đế quốc Ba Tư. Năm 640 đánh chiếm toàn bộ Xyri, Palestine… Biên giới của nhà nước Hồi giáo mở rộng phía đông tới Afganishtan, phía tây giáp Ai Cập, Libi. Và từ đó đạo Hồi gắn liền với sự hưng vong của Đế quốc Arab cho đến thời kỳ cận đại (xem lịch sử Đế quốc Arab từ cổ đại đến cận đại). Mặc dù Đế quốc Arab lúc hưng thịnh và suy vong, nhưng đạo Hồi vẫn phát triển không ngừng, từ tôn giáo dân tộc phát triển thành tôn giáo thế giới…
Nghiên cứu lịch sử của đạo Hồi, người ta nhận thấy ở một số khu vực, trong đó có khu vực Đông Nam Á, đạo hồi thật sự phát triển theo con đường hòa bình, tuy nhiên không thể không đi đến kết luận- quá tình hình thành và phát triển của Hồi giáo nhìn chung gắn liền với bạo lực, in đậm nét bạo lực ở những bước ngoặt. Không thể nói nó không ảnh hưởng tới tư tưởng và hành động của một bộ phận tín đồ Hồi giáo, nhất là các thế lực cầm quyền và các thế lực âm mưu nắm quyền.
Giáo lý Hồi giáo, nguyên tắc cơ bản của pháp lý, nguồn lập pháp nhà nước Hồi giáo
Không như các tôn giáo khác, giáo lý của đạo Hồi do ba bộ phận cấu thành: Tín ngưỡng (niềm tin) tôn giáo, nghĩa vụ tôn giáo và hành thiện. Ba điều trên chi phối toàn bộ cá nhân, gia đình, xã hội của xã hội đạo Hồi từ thời cổ đại đến nay. Trong tín ngưỡng tôn giáo đáng chú ý nhất là Kinh Coran và thánh huấn. Chúng là kinh điển thần thánh của đạo Hồi, là nguồn gốc của tín ngưỡng và tôn giáo Hồi giáo, là nguyên tắc cơ bản pháp lý và là nguồn lập pháp nhà nước Hồi giáo, là chuẩn mực tối cao để chỉ đạo mọi hành vi cá nhân và đời sống xã hội Hồi giáo và cũng là xuất phát điểm của các loại học thuyết và trào lưu tư tưởng cùng với các cơ sở lý luận của thế giới Hồi giáo. Nó có nhiều điểm tiến bộ và nhân văn, những cũng chứa đựng những tư tưởng bạo lực và những phong tục tập quán từ thời kỳ thị tộc, bộ lạc như tranh giành, cướp bóc, chiến tranh, tàn sát, trả thù cho những người cùng máu mủ và cao hơn hết là thánh chiến, tử vì đạo…
Trong giáo lý của Kinh Coran và Thánh huấn có chủ trương phát động chiến tranh để bảo vệ và phát triển tôn giáo. Thậm chí để khích lệ chiến tranh, người ta còn tuyên bố các tín đồ muốn được cứu vớt linh hồn thì phải hăng hái chiến đấu. Người tử trận linh hồn sẽ được lên thiên đàng, vợ con của họ sẽ được cứu giúp. Về mặt này Đạo Hồi khác hẳn với giáo lý đạo Phật và đạo Cơ đốc. Trong giáo lý của đạo Phật, đạo Cơ đốc không hề có tư tưởng bạo lực và chiến tranh. Nó loại bỏ tham, sân, si. Nó chủ trương sống an lành, yêu thương, bình đẳng. Có thể nói những hệ lụy của tín ngưỡng đạo Hồi từ hàng nghìn năm đã thấm đẫm vào các tín đồ trong xã hội hồi giáo.
Cùng với tín ngưỡng, luật Hồi giáo (Shari’ah) cũng do Mohammed tạo ra cả phần nhân văn lẫn mặt trái của nó trở thành hệ thống pháp luật của xã hội Hồi giáo, của các quốc gia lấy Hồi giáo là quốc đạo. Nghĩa là không có sự tách rời giữa nhà thờ và nhà nước, nó kiềm tỏa sự phát triển của con người, cản trở sự phát triển xã hội. Và với một nền văn hóa cứng rắn, không khoan nhượng, một bộ phận người Hồi giáo, bị tác động của hoàn cảnh, trở nên cực đoan trong xã hội hiện đại là điều có thể lý giải được. Những hành động hiện nay như cướp biển, bắt cóc, tống tiền, thủ tiêu đối thủ, tàn sát tập thể những người khác đạo, khác giáo phái, bắt phụ nữ làm nô lệ tình dục và cao nhất là khủng bố đều có căn nguyên của nó.
Sự thống trị của phương Tây và phản ứng của thế giới Arab
Trên thực tế, sự xung đột giữa người Hồi giáo với phương Tây đã có từ thời trung cổ với các cuộc thập tự chinh do giáo hội La Mã phát động chống lại đạo Hồi. Đương nhiên ngay từ đó người Hồi giáo dưới các hình thức đã phát động phong trào thánh chiến chống lại phương Tây. Phong trào này càng được củng cố vào thời cân đại, khi thực dân phương Tây xâm chiếm Trung Đông, biến vùng này thành thuộc địa và nô dịch người Hồi giáo. Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, với chính sách chia để trị, thực dân Phương Tây đã chia Trung Đông, khi đó là Đế quốc Ottoman thành những quốc gia mới luôn luôn kiềm chế nhau, xung đột lẫn nhau. Sau khi thực dân Anh, Pháp rút đi Trung Đông là mảnh đất của sự xung đột, đặc biệt là xung đột giữa bốn quốc gia Thổ Nhĩ kỳ, Iran, Syria và Iraq.
Sự thống trị của thực dân phương Tây đối với Trung Đông đã hình thành nên sự phản kháng trong thế giới Hồi giáo. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, vì vị trí địa-chính trị, vì dầu mỏ, Mỹ đã can thiệp mạnh vào Trung Đông, lập nên nhà nước Do Thái chống lại các nước Arab. Vì vậy tư tưởng thù địch đối với phương Tây và Mỹ càng trở nên sâu đậm, thậm chí đã trở thành mối thù truyền kiếp, đòi phải trả nợ bằng máu theo luật của người Hồi giáo.
Đáng chú ý nhất là trong cuộc chiến tranh ở Afghanistan từ năm 1979 đến năm 1989, cuộc chiến tranh của Liên Xô ủng hộ chính quyền Đảng Dân chủ Nhân dân Afganistan Macxit chống lại lực lượng Mujahideen Afghanistan được sự ủng hộ của Mỹ, Pakistan và các quốc gia Hồi giáo trong bối cảnh của cuộc chiến tranh Lạnh. Cuộc xung đột này đã tạo ra một lực lượng khổng lồ chiến binh thánh chiến “chống chủ nghĩa vô thần” đến từ khắp Trung Đông và thế giới Hồi giáo (ước chừng 250.000 người). Cuối cùng sau gần 10 năm các lực lượng thánh chiến Hồi giáo, đội quân đạo Hồi với tiền của của cả thế giới Hồi giáo và công nghệ vũ khí của Mỹ, sự đào tạo của Mỹ đã đánh đuổi quân đội Xô Viết ra khỏi Afghanistan.
Hậu quả sau cuộc cuộc chiến tranh trên, các chiến binh trở về tất cả các nước ở Trung Đông và thế giới Hồi giáo. Họ thành lập các tổ chức Hồi giáo, là xương sống của các tổ chức Hồi giáo cực đoan bạo lực như nấm độc ở khắp các nước Trung Đông, Bắc phi và thế giới Hồi giáo. Với tâm lý người Hồi giáo đã hạ gục được một siêu cường thế giới mà ngay cả người Mỹ vào thời điểm đó cũng không làm được, sau khi Liên Xô sụp đổ (1991) mục tiêu của các tổ chức Hồi giáo cực đoan là siêu cường còn lại Mỹ, cộng với phương Tây.
Tiêu biểu cho các lực lượng Hồi giáo cực đoan sau chiến tranh Lạnh là lực lượng Taliban, một phong trào Hồi giáo chính thống dòng Sunni Pashtun dân tộc cực đoan. Sau khi đã kiểm soát được thủ đô Afghanistan, chúng lập nên Vương quốc Hồi giáo Afghanistan. Trong thời gian thống trị Afghanistan từ năm 1995-2001, chế độ Taliban đã thi hành Luật Hồi giáo Shari’ah hà khắc nhất thế giới Hồi giáo, vi phạm nghiêm trọng quyền con người, nhất là đàn áp đối với người ngoài đạo, người khác giáo phái, phụ nữ. Chế độ này còn ngang nhiên triệt hạ tất cả các di sản văn hóa của những nên văn hóa khác, chẳng hạn như di sản tượng Phật 1500 năm ở Bamian     
Rồi tiếp theo, trong những năm gần đây, việc Mỹ và phương Tây can thiệp quân sự trực tiếp vào các nước ở Trung Đông, bắt đầu từ cuộc Chiến tranh Iraq lần thứ nhất, rồi cuộc chiến ở Afganistan, Iraq lần thứ hai và việc xuất khẩu các cuộc cách mạng dân chủ bắt đầu từ Mùa Xuân Ai Cập, Lybia đến Syria theo giá trị của phương Tây. Cả Trung Đông và Bắc Phi đang phải trải qua một giai đoạn thay đổi với rất nhiều thách thức, thậm chí một số nước rơi vào hỗn loạn… Tất cả đã tạo ra một khoảng trống quyền lực cho các mâu thuẫn quyền lực giữa các giáo phái trong đạo Hồi, giữa đạo Hồi và phương Tây- một mớ hỗn loạn bạo lực chém giết-  và cơ sở để tạo ra hàng chục tổ chức Hồi giáo cực đoan, cộng thêm cả IS…
Trong khi chưa đạt được mục tiêu đế chế đạo Hồi hay quốc gia Hồi giáo kiểu Taliban, các tổ chức Hồi giáo cực đoan vẫn là những kẻ yếu thế. Phương thức hành đông của chúng vẫn là phương thức của những kẻ khủng bố. Chúng thường tấn công vào các cơ sở dân sự như bắt cóc, ám sát, phá hoại cơ sở vật chất, kinh tế, tấn công trường học, khách sạn, nhà hàng, sân vận động, sân khấu, rạp chiếu phim… Những cuộc tấn công này có thể được tiến hành theo tổ chức nhóm người chặt chẽ, cũng có thể dưới hình thức một vài cá nhân hoặc một cá nhân như đánh bom tự sát. Và cao nhất hiện nay khủng bố hành động dưới hình thức chiến tranh với lực lượng quân đội như nhà nước IS.
Cuộc chiến chống khủng bố chưa có hồi kết
Mọi cuộc chiến tranh từ xưa đến nay đều đi đến hồi kết, nhưng xung đột và chiến tranh ở khu vực Trung Đông kể từ năm 622 đến nay, hòa bình chỉ là thời gian ngưng chiến. Chưa bao giờ có sự đồng thuận, chưa bao giờ có sự thỏa hiêp giữa các phe phái, trong nội bộ các quốc gia, trong thế giới đạo Hồi. Không thỏa hiệp, nhượng bộ, hợp tác đó là những đặc điểm trong lịch sử, văn hóa người Arab, trong lịch sử, văn hóa thế giới Arab và thế giới hồi giáo. Câc lãnh tụ trong thế giới Hồi giáo càng không hề có sự thỏa hiệp, nhượng bộ, hợp tác chia sẻ quyền lực. Tiêu biểu là Bashar Al-Assad, ông ta và các phe phái ở Syria thà để đất nước thành đống tro tàn, hàng triệu người dân trong nước ly tán, chết chóc, chứ nhất quyết không chịu thỏa hiệp, nhượng bộ, và nhất quyết không từ bỏ quyền lực.
Các nhà phân tích nói đúng, muốn giúp khu vực Trung Đông giải quyết được mớ thắt nút và sự bế tắc hiện nay phải củng cố các thể chế quản lý của các quốc gia Trung Đông hiện nay để tất cả hội nhập sâu vào thế giới toàn cầu hóa. Phải đảm bảo tôn trọng hệ thống các quốc gia trong khu vực. Phải phát huy được sự nỗ lực mang tính phối hợp nhằm chấm dứt bạo lực ở mọi cấp độ trong khu vực Trung Đông. Bởi vì đổ máu, chia rẽ, xung đột, bạo lực và chiến tranh là miếng đất màu mỡ gieo rắc những mầm mống của chủ nghĩa cực đoan, của chủ nghĩa khủng bố ở Trung Đông nói riêng và trên thế giới nói chung.
Đúng như vậy, phải xây dựng được sự đồng thuận, sự thỏa hiệp, sự nhượng bộ và sự hợp tác giữa các xã hội Arab ở khu vực Trung Đông và Bắc phi. Ở bình diện quốc tế liệu có sự thỏa hiệp, nhượng bộ, hợp tác giữa Mỹ, phương Tây và Nga? Ở cấp độ khu vực, liệu giữa các nước ở Trung Đông, Bắc Phi, giữa các nước trong vùng vịnh, giữa Arab Xêut và Iran có sự thỏa hiệp, nhượng bộ và hợp tác? Ở cấp độ quốc gia liệu có sự thỏa hiệp, nhượng bộ và hợp tác giữa các phe phái, giữa các giáo phái… Tất cả có vượt qua được sự khác biệt, vượt qua được lợi ích chính trị và kinh tế? Và đối với thế giới Hồi giáo, họ có vượt qua được chính lịch sử, văn hóa của họ để thỏa hiệp, nhượng bộ và hợp tác? Chừng nào chưa làm được điều đó, chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo cực đoan vẫn còn tồn tại và phát triển ở Trung Đông và ở trên thế giới. Vấn đề khủng bố sẽ ngày càng trở thành vấn đề nan giải toàn cầu và chắc chắn vẫn chưa có hồi kết.     




Read More

Mốiquan hệ Mỹ-Trung sẽ đi đến đâu

Leave a Comment
Trong lịch sử quan hệ quốc tế hiện đại, có thể nói quan hệ Mỹ-Trung có tầm quan trọng hết sức đặc biệt. Nhất là từ khi Trung Hoa Dân quốc mất ghế tại Liên Hợp Quốc năm 1971, thay thế vào đó là Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Nếu như ba, bốn thập niên trước đây, Trung Hoa chỉ là một nước đông dân cư nhất thế giới, một nước đói nghèo thuộc thế giới thứ 3, Mỹ vẫn lợi dụng được Trung Hoa trong ván bài làm sụp đổ Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết (gọi tắt là Liên Xô) để tiếp tục duy trì vị thế siêu cường duy nhất còn lại, thì ngày nay Trung Hoa nổi lên thành một cường quốc và có thể là một cường quốc lớn nhất về kinh tế thì Mỹ càng phải cần đến Trung Hoa trên nhiều vấn đề mang tính toàn cầu như chính trị, kinh tế, biến đổi khí hậu, và vấn đề hạt nhân Triều Tiên… Liệu rằng Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ có chịu chia sẻ vị thế siêu cường và quyền lợi quốc gia với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa?
Quan hệ Mỹ-Trung từ năm 1949 đến năm 2010
Quan hệ Mỹ-Trung đã trải qua nhiều thăng trầm. Từ khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời năm 1949 đến năm 1972, hơn hai mươi năm Mỹ-Trung là kẻ thù không đội trời chung. Quan hệ hai nước trong bối cảnh chiến tranh lạnh, luôn bên bở vực chiến tranh, thậm chí Mỹ đã tính đến sử dụng lực lượng hạt nhân chiến thuật sau cuộc chiến tranh Triều Tiên. Nhưng bắt đầu từ cuối những năm 60 của thế kỉ trước, do những khó khăn của cả hai nước, họ đến với nhau và cả hai đều điều chỉnh chính sách của mình. Mỹ phải hi sinh Đài Loan, nhượng bộ Trung Quốc ngồi vào ghế Uỷ viên Thường trực Hội đồng Bảo an. Về phía Trung Quốc, họ chuyển từ chính sách mang nặng ý thức hệ sang chính sách thực dụng, sát cánh với Mỹ để chống Liên Xô, lợi dụng mâu thuẫn giữa hai siêu cường để tìm kiếm lợi ích quốc gia. Nhân tố Mỹ trong chính sách đối ngoại của Trung Hoa chuyển dần từ kẻ thù sang một dạng đồng minh đôi bên cùng có lợi.
Điều quan trọng là cải thiện quan hệ với Mỹ giúp Trung Hoa đặt nền móng và phát triển quan hệ với thế giới phương Tây. Từ chỗ bị cô lập, Trung Hoa có cơ hội vươn rộng ra với cộng đồng quốc tế. Điều này đặt nền móng cho công cuộc cải cách kinh tế thần kì mà Đặng Tiểu Bình khởi xướng ở giai đoạn sau. Mâu thuẫn lớn nhất giữa hai nước là về ý thức hệ tạm  thời được gác lại. Mỹ chính là đột phá khẩu cho chiến lược hướng ra bên ngoài của Trung Hoa. Với tư cách là một thị trường, Mỹ trở thành một đối tác cần thiết có vai trò hết sức quan trọng cho sự phát triển về mọi mặt, cụ thể là Bốn hiện đại hóa (Four Modernization) trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, quốc phòng và khoa học công nghệ nhằm biến Trung Hoa thành một cường quốc hiện đại.
Đến những năm 1980 trở đi, quan hệ Mỹ-Trung vẫn là mối quan hệ lợi dụng lẫn nhau, tập hợp lực lượng để tạo thế so sánh trong quan hệ với Liên Xô. Sau khi quan hệ Mỹ-Xô đi vào thế hòa hoãn cuối những năm 80, đặc biệt là sau năm 1989, sau sự kiện Thiên An Môn, Bắc kinh dùng xe tăng nghiền chết hàng ngàn sinh viên biểu tình, vị trí của Trung Quốc trong chiến lược của Mỹ bị hạ thấp, và sau khi Liên Xô sụp đổ, Mỹ ra sức thực hiện chiến lược diễn biến hòa bình. Trung Hoa lẳng lặng phát triển kinh tế, ổn định nội bộ và đã khôn ngoan không thành lập mặt trận chống Mỹ như giai đoạn đầu. Mặc dù có nhiều sóng gió trong quan hệ hai nước, nhưng Trung Hoa đã thành công thực hiện chính sách “giấu mình chờ thời” của chiến lược gia Đặng Tiểu Bình.
Sự kiện 11 tháng Chín năm 2001, sự kiện khủng bố đánh vào tòa tháp đôi, biểu tượng kinh tế của nước Mỹ, giết hại gần ba nghìn người là cơ hội trời cho đối với Trung Hoa. Mỹ lao vào cuộc chiến chống khủng bố và sa lầy trong hai cuộc chiến ở Afganistan và Iraq, tiêu tốn hàng ngàn tỉ đô la cùng với rất nhiều nguồn lực con người trong mớ bùng nhùng Trung Đông. Lợi dụng tình hình đó, tận dụng xu thế toàn cầu hóa, Trung Hoa đã biến mình trở thành công xưởng của thế giới, có nền kinh tế cạnh tranh nhất thế giới và vươn lên trở thành một cường quốc ở châu Á, đồng thời bước lên sân khấu toàn cầu. Đáng chú ý hơn là dựa vào tiềm lực kinh tế ngày một lớn của mình, Trung hoa không ngừng đầu tư cho quốc phòng và hiện đại hóa quân đội. Mức độ chi tiêu cho quốc phòng liên tục tăng trong nhiều năm, chỉ đứng sau Mỹ.
Bước sang thiên kỉ mới sau mười lăm năm, mặc dầu bắt đầu bộc lộ nhiều mâu thuẫn, quan hệ Mỹ-Trung vẫn phụ thuộc vào nhau về chính trị, kinh tế, ngoại giao. Họ là đối thủ của nhau nhưng đồng thời cũng là đối tác của nhau. Điều này khác hẳn với quan hệ Mỹ-Xô trong thời gian chiến tranh lạnh. Hai siêu cường kéo theo hai phe đối lập nhau trên tất cả các mặt trận chính trị, kinh tế, ngoại giao, quân sự. Quan hệ Mỹ-Trung bây giờ phức tạp hơn nhiều. Mỹ không còn là một siêu cường trong thời hoàng kim. Trung Hoa cũng không chỉ đơn thuần là một cường quốc Cộng sản độc đoán. Chính sách của họ cũng không chỉ là mèo đen hay là mèo trắng. Họ đang tối đa tầm ảnh hưởng ở khu vực Tây Thái Bình Dương; xây dựng các mối quan hệ kinh tế với các nước, phát huy lợi thế với các nước trong khu vực xung quanh, đồng thời tìm kiếm vai trò lớn hơn tại các thể chế đa phương hiện hữu; tìm mọi cách thống nhất hai bờ eo biển Đài Loan và khẳng định yêu sách chủ quyền một Trung Quốc với các nước còn quan hệ chính trị với Đài Loan; tăng cường sức mạnh quốc phòng và phạm vi hoạt động quân sự, đặc biệt là xây dựng phát triển sức mạnh biển; duy trì quan hệ tích cực và có lợi với Mỹ, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng cạnh tranh đối đầu chiến lược Mỹ-Trung ở châu Á-Thái Bình Dương.
Mục tiêu chiến lược của Trung Hoa là hoàn thành việc xây dựng một xã hội thịnh vượng trên mọi lĩnh vực vào năm 2021 khi Đảng Cộng sản Trung Hoa kỉ niệm 100 năm ngày thành lập và xây dựng một đất nước xã hội chủ nghĩa hiện đại, thịnh vượng, vững mạnh, dân chủ, nâng cao đời sống văn hóa và hài hòa vào năm 2049, khi nước Cộng hòa Nhân Dân Trung Hoa đánh dấu chặng đường 100 năm ngày thành lập. Nhiệm vụ nòng cốt để thực hiện mục tiêu họ đề ra là gia tăng sức mạnh quân sự để bảo vệ đất nước, mở rộng quyền lực ra phía đông Thái Bình  Dương, củng cố sức mạnh tiến vào Ấn Độ Dương và tạo ra “con đường tơ lụa mới” trên biển…
Nhìn lại quan hệ Mỹ-Trung từ 1949 đến 2010, các nhà quan sát quốc tế nhận thấy mối quan hệ này chứa đựng đầy đủ hai mặt hợp tác và cạnh tranh. Trong đó cạnh tranh là đặc điểm xuyên suốt qua mọi thời kì. Nhưng trong sự hợp tác lợi dụng, cả hai bên đều thiếu sự tin tưởng lẫn nhau. Trung Hoa luôn cảnh giác với chiến lược diễn biến hòa bình, can thiệp nội bộ, thay đổi chế độ của Mỹ. Và cũng vì sự khác biệt về hệ thống chính trị, Mỹ luôn tấn công Trung Hoa về vấn đề dân chủ, nhân quyền, tự do ngôn luận, tự do tư tưởng, ăn cắp bản quyền, gián điệp mạng, thao túng thị trường… còn Trung Hoa thì không hài lòng với trật tự thế giới do Mỹ và phương Tây lãnh đạo. Trung Hoa chắc chắn sẽ không từ bỏ cạnh tranh với Mỹ và Mỹ cũng là đối thủ mà Trung Hoa muốn vượt qua.
Quan hệ Mỹ-Trung từ năm 2010 đến nay
Từ khi Tập Cận Bình lên nắm chính quyền, Bắc Kinh bắt đầu sốt sắng đẩy mạnh “giấc mơ Trung Hoa”. Bắc kinh tự tin đến tự mãn, quyết đoán đến hung hãn, bất chấp mọi thủ đoạn để thực hiện được các mục tiêu. Chính sách của Bắc kinh dựa trên hai trụ cột chính là: Sức mạnh kinh tế và vị thế quốc tế; vứt bỏ chính sách giấu mình chờ thời, thực thi chính sách cứng rắn ở Hoa Đông, Biển Đông, gây áp lực với Nhật Bản, Việt Nam, Philippines; tăng cường ảnh hưởng ở Mianma, Lào, Campuchia; thiết lập quan hệ kiểu mới với các nước lớn… Mục đích của Bắc Kinh là phát triển kinh tế nhằm vượt Mỹ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới; hiện thực hóa để trở thành cường quốc biển; hiện đại hóa quân đội nòng cốt là hải quân, không quân và tác chiến điện tử, không gian mạng; vươn lên trở thành cường quốc toàn cầu, có vai trò chủ chốt trong quan hệ quốc tế.
Theo quy luật lịch sử giữa một cường quốc đứng đầu và một cường quốc chuẩn bị thay thế, nhiều nhà bình luận và quan sát quốc tế đã đặt ra vấn đề quan hệ Mỹ-Trung theo thời gian sẽ dẫn đến chiến tranh. Ngay ở cả Trung Hoa cũng có nhiều người đặt vấn đề chiến tranh Trung-Mỹ là không thể tránh khỏi. Đúng là Trung Hoa đang nổi lên và trở thành một cường quốc lớn sau nhiều thế kỉ bị ngoại bang xâm chiếm và chia cắt. Giới hoạch định chiến lược Trung Hoa đã chứng minh được cùng với sự phát triển kinh tế, sức mạnh quân sự của họ đang ngày cành gia tăng, Bắc Kinh đã và đang thách thức Mỹ và các cường quốc châu Á và các quốc gia láng giềng về năng lực phòng thủ cũng như tấn công của họ. Tuy nhiên xét kĩ, thực lực quân sự của Trung Hoa so với Mỹ còn một khoảng cách khá xa. Các chuyên gia cho rằng Trung Hoa phải cần hai mươi đến ba mươi năm nữa mới mới có thể lấp được khoảng cách đó.
Cũng có nhiều nhà hoạch định chiến lược Trung Quốc muốn đi theo con đường của Đặng Tiểu Bình, đưa Trung Hoa trở thành cường quốc kinh tế lớn nhất, nhưng sẽ không tranh bá. Lịch sử các cường quốc trong quá khứ như Đế quốc La Mã, Đế quốc Nguyên Mông mà Trung Hoa là một phần, Đế quốc Anh và gần đây nhất là Liên Xô… Tất cả đã cho Bắc Kinh  quá nhiều bài học cay đắng về số phận của những anh cả, anh hai trên trường quốc tế. Những người theo quan điểm này muốn Bắc Kinh thực hiện một chiến lược lâu dài là hợp tác, canh tranh và tránh xung đột với Mỹ. Các nhà hoạch định chính sách trung dung thì khuyến cáo Bắc Kinh phải hết sức thận trọng, tránh đối đầu trực tiếp với Mỹ cho đến khi tiềm lực kinh tế và quân sự của họ thay đổi về chất và ở trong tình trạng đã hoàn toàn sẵn sàng. Họ cho rằng trước mắt Bắc Kinh cần trỗi dậy một cách an toàn ở châu Á mà không gây ra bất kì xung đột nghiêm trọng nào ở khu vực này
Sự thay đổi chiến lược quân sự của Trung Hoa
 Có vẻ như Bắc kinh đang đi chênh vênh giữa hai chính sách diều hâu và ôn hòa. Trước mắt họ đang tìm cách gây áp lực với Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản; tìm cách áp đặt ý chí và đưa Đông Nam Á vào vòng ảnh hưởng. Họ sử dụng các phương tiện phi đối xứng như bồi đắp tôn tạo các rạn đá ở Biển Đông, mở rộng khu vực hải quân và không phận bên cạnh việc tuyên bố chủ quyền lịch sử để khẳng định sức mạnh và lợi ích của mình. Họ có đòn bẩy  kinh tế, có khả năng quân sự. Họ đã phô diễn sức mạnh cơ bắp. Vấn đề là họ sẽ đi xa đến đâu và kết quả cuối cùng trong việc thay đổi cán cân quyền lực sẽ diễn ra như thế nào ở châu Á-Thái Bình Dương.
   Có nhiều dấu hiệu chắc chắn cho thấy Trung Quốc đã, đang và sẽ đi theo con đường phát triển truyền thống của các cường quốc trong lịch sử như Tây Ban Nha, Anh, Nga, Nhật, Mỹ- phát triển sức mạnh biển với lực lượng hải quân làm trung tâm theo tư tưởng của  Alfred Mahan, có điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh Trung Quốc. Họ không chỉ tập trung vào hải quân và thương mại như các cường quốc trước đây mà còn quyết tâm xây dựng một chiến lược biển toàn diện, phối hợp với nhiều lực lượng như hải cảnh, tuần duyên, lực lượng dân sự đánh cá hùng hậu mà họ có ý định phát triển thành cuộc chiến tranh nhân dân trên biển, tôn tạo xây dựng các đảo và bãi đá ngầm thành các căn cứ quân sự trên biển… Tất cả nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp giành lấy lợi thế chiến lược trước các cường quốc trong và ngoài khu vực, đẩy Mỹ và các cường quốc khác ra khỏi Biển Đông, đồng thời ép các nước nhỏ trong khu vực phụ thuộc vào ý chí của Trung Hoa.
Để chống lại một cuộc tấn công giả định của Mỹ và các đồng minh vào các khu vực trọng điểm kinh tế phía đông, Trung Hoa đã xây dựng chiến lược chống tiếp cận (Anti-Access/ Area Denial-A2/AD). Bài học về khủng hoảng eo biển Đài Loan, Mỹ đưa hạm đội tàu sân bay đến bảo vệ Đài Loan, buộc Trung Hoa phải xuống thang, cùng với những nghiên cứu kĩ về cuộc chiến của Mỹ ở Nam Tư, Afganistan, Iraq, Giới quân sự Trung Hoa cho rằng lực lượng không quân và hải quân là át chủ bài để Mỹ và các nước đồng minh tiến hành các cuộc chiến tranh “không tiếp xúc, không giới tuyến, không cân xứng”. Ba nội dung đó là đặc điểm của các cuộc chiến tranh khu vực trong điều kiện thông tin hóa, trong đó sức mạnh không quân, hải quân cùng với khái niệm không gian vũ trụ và không gian mạng là rất cần thiết để giành thắng lợi nếu chiến tranh xảy ra.
Bắc kinh yêu cầu quân đội đẩy mạnh nỗ lực phát triển khả năng A2/AD cả ở trên không,   trên biển nhằm ngăn chặn, đánh bại Mỹ và các đồng minh của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương trong một cuộc chiến trên không, trên biển nhằm vào bờ biển phía đông nước này. Để đạt được mục tiêu này, chiến lược A2/AD của Trung Hoa bao gồm quy mô chiến lược và chiến thuật. Ở quy mô chiến lược, Bắc Kinh triển khai cái gọi là ba cuộc chiến tranh: Pháp lí, dư luận công chúng và chiến tranh tâm lí. Mục đích của nó là phủ nhận tính hợp pháp của các lực lượng Mỹ ở khu vực Tây Thái Bình Dương, đẩy Mỹ ra khỏi khu vực để kiểm soát tất cả các nước ven biển Đông Á. Thực hiện chiến lược này, Trung Hoa không chỉ nhằm vào Mỹ mà còn nhằm vào các đồng minh của Mỹ và các đối thủ ở châu Á-Thái Bình Dương, thuyết phục các nước không cho các lực lượng của Mỹ tác chiến trong không phận và hải phận. Họ cũng đe dọa các nước cho phép Mỹ sử dụng các căn cứ quân sự nhằm ngăn chặn và phá hủy các khả năng triển khai của các lực lượng Mỹ ở khu vực.
Ở quy mô chiến thuật, chiến lược A2/AD liên quan đến các hệ thống vũ khí nhằm tiêu diệt hoặc gây tổn thất cho các lực lượng Mỹ và đồng minh như các hệ thống tên lửa đạn đạo xuyên lục địa cố định (CSS4) có tầm vươn tới bất kì mục tiêu nào trên lãnh thổ Mỹ; tên lửa DF-31A có thể tấn công di động vào các mục tiêu trên Thái Bình Dương; các loại tên lửa chống hạm, chống tàu, hệ thống tàu ngầm các loại, hệ thống tàu tên lửa các loại, thậm chí cả vũ khí tấn công siêu thanh. Đặc biệt chương trình không gian mà Bắc kinh tiến hành không phải vì mục đích hòa bình như họ nói mà nhằm chống lại các đối thủ trong trường hợp xảy ra xung đột. Không quân Mỹ tiết lộ hơn 500 vệ tinh nước này bị đe dọa từ chương trình “công nghệ phản không”, chương trình phản kích trong không gian của Trung Hoa… Có thể nói  A2/AD về quy mô chiến thuật, Trung Hoa quá thành công và thật sự là một thách thức đối với giới quân sự Mỹ.
Chiến lược mới của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương
Trong thập niên đầu của thiên kỉ mới, Mỹ đã nhiều lần cảnh báo về chính sách kinh tế, quốc phòng của Trung Hoa. Nhưng thực tế Trung Hoa vẫn chưa tìm cách thay đổi trật tự thế giới sau Chiến tranh Thế giới thứ 2; không đem quân đi can thiệp ở bất cứ nơi nào; không dùng vũ lực giải quyết vấn đề Đài Loan; không giải quyết xung đột bằng vũ lực và đặc biệt là không thách thức vị thế toàn cầu của Mỹ. Chính vì thế chính sách của Mỹ đối với Trung Hoa nhìn chung vẫn là nhân nhượng, cạnh tranh và hợp tác trên bình diện toàn cầu. Tuy vậy, Mỹ luôn xem Trung Hoa là một đối thủ đe dọa vị thế kính tế, quân sự của Mỹ. Như trên đã nói, ngoài việc tấn công Trung Hoa về dân chủ, nhân quyền, tự do tư tưởng… Mỹ đã bắt đầu hành động vào cuối những năm 2000.
Thể hiện rõ nét nhất bắt đầu từ nhiệm kì đầu của Tổng thống Barack Obama. Phát súng đầu tiên bắt đầu nổ vào ngày 21 tháng 10, 2010 khi Ngoại trưởng Hillary Clinton tuyên bố “Chúng tôi đã trở lại châu Á”. Sau đó bà khẳng định Mỹ có “lợi ích quốc gia” tại Biển Đông và Mỹ ủng hộ Tuyên bố ứng xử về Biển Đông giữa ASEAN và Trung Hoa năm 2002 tại cuộc họp các nước ASEAN với các đối tác tại Hà Nội. Ngoại trưởng Trung Hoa Dương Khiết Trì khi đó đã bỏ cuộc họp để phản đối sự can thiệp của Mỹ vào Biển Đông. Tiếp theo tháng 10, 2011 Mỹ tuyên bố thực hiện chính sách xoay trục, chuyển 60% nguồn lực quốc phòng về khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Ngoại trưởng Mỹ Clinton viết, nước Mỹ “chuyển hướng chiến lược sang khu vực này… nhằm đảm bảo và duy trì vai trò lãnh đạo thế giới của nước Mỹ”.
Trước tham vọng của Trung Hoa với các bên ở Hoa Đông và Biển Đông, Chính quyền Obama công bố bán gói vũ khí trị giá 6,4 tỉ đô la cho Đài Loan, thổi bùng tranh cãi Mỹ-Trung. Với chính quyền Obama, ngoài việc xử lí hậu quả của hai cuộc chiến ở Afganistan và Iraq, Washington phải xử lí mối quan hệ đầy thách thức với Trung Hoa. Nhưng như Ngoại trưởng Mỹ phát biểu “chúng ta không phải gửi đi một thông điệp vô cớ đến Trung Quốc mà để thể hiện sự chắc chắn trong quan điểm của chúng ta”. Nếu Trung Hoa đi quá xa, nước Mỹ sẽ hành động. Đáp trả việc Trung Hoa áp đặt vùng nhận diện phòng không chồng lấn lên các nước đồng minh (Air Defense Identification Zone- ADIZ) ở Hoa Đông tháng 11, 2013, Mỹ đã điều máy bay B52 bay vào ADIZ của Trung Hoa tuyên bố. Tiếp theo tháng 4, 2014 Tướng Tư lệnh Thủy quân Lục chiến John Wissler đóng tại Nhật đã tuyên bố nếu Trung Hoa chiếm Senkaku, Thủy quân Lục chiến sẽ vào cuộc. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel trong chuyến công du châu Á cũng tuyên bố việc bảo vệ Senkaku là điều hiển nhiên vì nó nằm trong Hiệp ước Quốc phòng Mỹ-Nhật. Thông điệp cảnh báo trên được tô đậm thêm bằng thông điệp tương tự của Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel, Trung Hoa không nên làm theo “kiểu Crimea” tại châu Á . Đó là những thông điệp mạnh mẽ kể từ khi Mỹ thực hiện chính sách tái cân bằng.
Sự gia tăng căng thẳng với Việt Nam và Philippine của Trung Hoa nhằm độc chiếm Biển Đông khiến Mỹ và philippines kí Thỏa thuận Hợp tác Quốc phòng, mở đầu việc Mỹ sử dụng 8 căn cứ quân sự ở Philippines, trong đó có Căn cứ Hải quân Subic và Căn cứ Không quân Clark (xin xem bài Phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực về Biển Đông, chiến thắng của công lí và thất bại của chủ nghĩa cường quyền cũng trong blog này); đồng thời khiến Mỹ xóa bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Và chưa đầy một tuần sau Phán quyết của Tòa Trọng tài Quốc tế mà Trung Hoa bác bỏ, Hải quân Mỹ đã đưa chiến đấu cơ và các máy bay tác chiến điện tử tối tân và quân nhân đến Philippines. Đặc biệt gần đây nhất Đô đốc Cecil D. Haney, lãnh đạo Bộ chỉ huy Chến lược thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết Mỹ đã triển khai ba máy bay ném bom tàng hình có khả năng mang bom nguyên tử B-2 đến đảo Guam để thực hiện các nhiệm vụ tấn công “bất cứ lúc nào và bất cứ nơi nào có lệnh”.
Rõ ràng chúng ta thấy quan hệ Mỹ-Trung nóng lên từng năm cùng với sự gia tăng căng thẳng của Trung Hoa ở Hoa Đông và Biển Đông. Nếu như trong thập niên 90 của thế kỉ trước và trong những năm 2000, mâu thuẫn hai nước chủ yếu chỉ là vấn đề kinh tế, dân chủ, nhân quyền, tự do tư tưởng… thì từ năm 2010 trở đi hai bên đã hành động dẫn đến những  mâu thuẫn thêm về chính trị, quân sự, ngoại giao. Cả hai bên đều bắt đầu tập hợp lực lượng, phương tiện và động chạm đến những “lợi ích cốt lõi của nhau”. Chưa thấy có dấu hiệu nào tỏ ra có sự thỏa hiệp và hòa hoãn giữa hai bên.
Những bước đi chiến thuật gần đây của Trung Hoa
Về phía Trung Hoa họ vẫn tiếp tục gây căng thẳng ở Hoa Đông và Biển Đông. Đặc biệt là ở Biển Đông. Họ vẫn tiếp tục hoàn thiện, đưa vào sử dụng các căn cứ tôn tạo ở Biển Đông, đồng thời có dấu hiệu đang tiếp tục mở rộng thêm sau khi bác bỏ Phán quyết của Tòa Trọng tài Quốc tế về Biển Đông. Bắc Kinh muốn tự đặt ra luật chơi. Dựa vào nguyên tắc đồng thuận chết người của ASEAN, Trung Hoa triệt để thực hiện chính sách chia để trị. Họ dùng đòn bẩy kinh tế để “mua” Campuchia ngăn ASEAN ra tuyên bố về Biển Đông và tuyên bố về Phán quyết của Tòa Trọng tài về Biển Đông. Kết quả của chính sách chia để trị đã làm vừa lòng Bắc Kinh khi các nước nhỏ có ý kiến “cần tránh xa ngọn lửa hung dữ từ miệng con rồng nên không thể ra tuyên bố chống lại họ. Trung Hoa không chỉ sử dụng đòn bẩy kinh tế, lực lượng tên lửa chiến lược, chiến thuật, lực lượng hải quân, không quân để ngăn chặn và ép buộc các quốc gia trong khu vực trong cuộc chiến tranh ba mặt trận như phần trên đã đề cập. Cuộc chiến tranh pháp lí, cuộc chiến tranh truyền thông dư luận, cuộc chiến tranh tâm lí cộng với hành động quân sự, bán quân sự, lực lương tầu đánh cá dân sự với mục đích làm đối phương phải nản lòng, hoặc thuyết phục các quốc gia láng giềng hiểu, nếu đi ngược ý chí của Trung Hoa thì cái giá phải trả sẽ không thể chịu đựng nổi. Liệu Trung Hoa có thắng được cuộc chiến với các nước xung quanh trước khi bước vào cuộc chiến quyết định với Mỹ trong tương lai?
Cuộc chiến của Trung Hoa áp đặt luật chơi của mình với các nước đồng minh của Mỹ ở Đông Bắc Á (Hàn Quốc, Nhật Bản), kể cả Bắc Triểu Tiên và thống trị các nước Đông Nam Á, độc chiếm Biển Đông có lẽ là một ý tưởng ngông cuồng trong giấc mơ Trung Hoa. Liệu Bắc Kinh có thực hiện được trên con đường trỗi dậy an toàn ở châuÁ? Còn việc triển khai chiến lược và phát triển sức mạnh biển, Trung Quốc phải căng mỏng lực lượng trên rất nhiều hướng. Trong khi đó tốc độ phát triển kinh tế bắt đầu chững lại, tiềm lực công nghệ và năng lực viễn hải hạn chế, uy tín chính trị và tầm ảnh hưởng khu vực cũng như quốc tế thấp. Hơn nữa tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải cùng với việc củng cố các yêu sách, tuyên bố chủ quyền phi lí, Trung Hoa còn phải đương đầu với sự phản ứng của hầu hết các quốc gia có vùng biển liên quan tới Trung Hoa từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Philippines, Việt Nam, Malaisia… Chỉ một Philippines với vụ kiện lên Tòa án Trọng tài Thường trực Liên Hợp Quốc cũng đã đủ làm khuynh đảo giới lãnh đạo Trung Hoa rồi.
Trước mắt Trung Hoa chưa đối đầu với Mỹ. Nhưng chắc chắn Bắc Kinh không bao giờ từ bỏ mục tiêu địa chính trị Đài Loan, Quần đảo Senkaku, gây áp lực với các đồng minh của Mỹ hoặc từ bỏ tuyên bố chủ quyền phi pháp (đã bị Tòa Trong tài Quốc tế bác bỏ) gần như chiếm trọn vùng biển, vùng trời ở Biển Đông. Với việc củng cố mở rộng các đảo tôn tạo thành các căn cứ quân sự, Bắc Kinh sẽ không bao giờ từ bỏ chiến lược pháo hạm của lực lượng hải quân với hệ thống tên lửa chống tàu các loại. Họ sẽ chia rẽ đến cùng mục tiêu chung của các ASEAN nếu đi ngược lại lợi ích của Trung Hoa, vì không có Biển Đông, không thâu tóm được các nước Đông Nam Á Trung Hoa rất khó khăn để có thể phát triển  sức mạnh hải quân, khó có thể trở thành cường quốc biển, và do vậy họ không thể đẩy Mỹ ra khỏi Tây Thái Bình Dương, không khống chế được một trong tuyến đường vận chuyển huyết mạch của thế giới và của chính họ.
Những bước đi chiến thuật gần đây của Mỹ
Không may cho Trung Hoa, cho đến nay Mỹ không có ý định từ bỏ vai trò lãnh đạo thế giới của mình và cũng không chấp nhận đề nghị của Tập Cận Bình xây dựng mối quan hệ nước lớn kiểu mới Mỹ-Trung. Có nghĩa là Wasinhton không chấp nhận cùng chiếu với Bắc Kinh. Mỹ đã phản ứng với Bắc Kinh trên cả ba mặt trận chính trị, quân sự, ngoại giao, phản ứng Bắc Kinh trong quan hệ song phương, ở các diễn đàn đa phương, các tổ chức quốc tế, kể cả ở G7, G 20 về vấn đề Biển Đông, yêu cầu Bắc Kinh phải chấp hành Phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực Quốc tế về Biển Đông và quyền tự do hàng hải ở Biển Đông… Có nghĩa là Mỹ không cho phép Trung Hoa được đặt ra luật chơi, mà phải tuân theo luật quốc tế hiện hành.
Đối phó với sự thay đổi về chiến lược quân sự mới, với tình trạng vừa ổn định vừa bất ổn định do Bắc Kinh gây ra ở Hoa Đông và Biển Đông, đặc biệt là đối với A2/AD, giới quân sự Mỹ đã xây dựng Chiến lược Tác chiến trên Không trên Biển (Air Sea Battle Operational Concept- ASB). Chiến lược Tác chiến Không-Biển có mục tiêu: “phá hủy, tiêu diệt và đánh bại mọi lực lượng quân sự thù địch của đối phương trên toàn bộ chiều sâu chiến trường, thống trị bầu trời và mặt biển, phong tỏa lục địa của đối phương. Lực lượng quân sự thù địch bao gồm cả đối tượng tác chiến có tiềm lực quân sự hùng mạnh để phong tỏa toàn bộ khu vực Tây Thái Bình Dương”.
Nội dung chủ yếu của Chiến lược Tác chiến Không-Biển là sử dụng tất cả sức mạnh các lực lượng hải quân bao gồm tất cả các cụm tàu sân bay, chiến hạm tác chiến, tàu ngầm, không quân hải quân, lực lượng không quân và các lực lượng khác bao gồm bộ binh, lực lượng đặc nhiệm, lực lượng các nước đồng minh, tác chiến điện tử… với mục đích tấn công, tiêu diệt, bao vây và phong tỏa đất liền trên một không gian chiến trường rộng lớn, nhằm bóp nghẹt và phá hủy, tiêu diệt hoặc vô hiệu hóa sức mạnh quân sự, vũ khí trang bị chiến tranh của đối phương trên toàn bộ chiều sâu chiến trường trong cuộc chiến tranh phi tiếp xúc, hỏa lực quy mô lớn, độ chính xác cao. Trọng tâm của nó là hệ thống tên lửa phòng thủ, tấn công chống các loại tên lửa, tên lửa đạn đạo, phá vỡ hệ thống chỉ huy và kiểm soát, hệ thống tình báo, giám sát, do thám làm mù, làm câm, làm điếc đối phương.
Xem ra mục tiêu qua lớn, còn phải xem lại nguồn lực của Mỹ để có thể thực hiện được chiến lược Tác chiến Không- Biển hay không. Khi mà Chính quyền Obama đang hướng tới việc cắt giảm 487 tỷ đô la ngân sách dành cho quốc phòng trong vòng một thập kỷ tới. Mỹ giảm nhiều chi phí dành bộ binh, rút khỏi các cuộc chiến tranh ở Afgamistan và Iraq, nhưng lại tăng cường sức mạnh hải quân, không quân và hướng tới châu Á. Mặc dầu ông Obama nói việc “cắt giảm chi tiêu ngân sách quốc phòng sẽ không ảnh hưởng gì đến chính sách của chúng tôi ở khu vực này”. Nói vậy, nhưng nước Mỹ ngoài việc phải tập trung đối phó với Trung Hoa, Mỹ còn phải đối phó với những thách thức ở châu Âu và Trung Đông. Liệu Mỹ có đủ nguồn lực dành cho quốc phòng trong khi phải cắt giảm ngân sách?
Cho đến thời điểm hiện tại, trên lĩnh vực chính trị, việc tập hợp lực lượng xung quanh khu vực châu Á-Thái Bình Dương rõ ràng Mỹ đã gặt hái được rất nhiều thành công. Kể từ sau Chiến tranh Lạnh, Mỹ đã củng cố liên minh Mỹ-Hàn, Mỹ-Nhật, Mỹ-Australia và Mỹ-Philippines chặt chẽ hơn bao giờ hết. Quan hệ Mỹ-ASEAN đã định hình được khuôn khổ chiến lược kinh tế, chính trị, an ninh tốt đẹp trong tương lai sau Hội nghị Sunderland giữa Mỹ với mười nước trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. Hơn nữa quan hệ Mỹ-Ấn Độ cũng tốt đẹp hơn bao giờ hết, đặc biệt là quan hệ quốc phòng chia sẻ, sử dụng các căn cứ quân sự hậu cần giữa Mỹ và Ấn Độ.
Ngoài ra, trong Hội nghị Thượng đỉnh An ninh châu Á hay còn gọi là Hội nghị Shangri-la 15 (xin xem bài Đằng sau Shangri-la cũng trong blog này) ngày 14 tháng 6, 2016 tại Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ kêu gọi xây dựng một mạng lưới an ninh tập thể mới (collective security network), dựa trên những nguyên tắc và chuẩn mực chung. Đây là một xu thế mới mà bản chất là an ninh tập thể do Mỹ lãnh đạo nhằm đối phó với Trung Hoa. Chắc chắn điều này đang và sẽ được nhiều quốc gia ủng hộ. Có nhiều dấu hiệu cho thấy nó đang và sẽ tạo ra một cục diện mới ở châu Á-Thái Bình Dương. Mỹ làm được điều này không chỉ có nhờ vào khả năng của Mỹ mà còn là nhờ vào tham vọng bành trướng và biểu hiện sức mạnh cơ bắp của Trung Hoa, khiến các nước đều ngả về phía Mỹ để cân bằng trước một Trung Hoa trỗi dậy không phải là hòa bình như họ nói. Bắc Kinh đang coi mình, đang biến mình trở thành một Thiên triều như hàng ngàn năm lịch sử phong kiến trước đây.
Kết luận
Tựu chung lại, chính quyền hai nước Mỹ-Trung vẫn đang thực hiện những bước đi nằm trong tính toán chiến lược của họ. Hai năm qua, năm 2015-2016, cả hai nước đã đẩy xung đột lên đến cao độ. Trước mắt, trận tuyến ưu tiên hàng đầu của Trung Hoa là Hoa Đông và Biển Đông (theo người viết Biển Đông là mặt trận chính). Trung Hoa đã huy động sức mạnh tổng hợp quốc gia, đặc biệt là sức mạnh quân sự cho hướng đông và đông nam. Mỹ cũng bước vào giai đoan ba, giai đoạn hoàn thành việc cơ cấu lại lực lượng quân sự, chuyển 60 sức mạnh quân sự sang châu Á-Thái Bình Dương, tập hợp và củng lực lượng đồng minh cùng với các đối tác nhằm đối phó với Trung Hoa. Về mặt quân sự có thể nói Thái Bình Dương nói chung và Biển Đông nói riêng đang diễn ra một cuộc so găng quân sự lớn nhất trong lịch sử nhân loại. Cả hai phía đều thúc đẩy xung đột, hay nói đúng hơn tiến hành leo thang một cách có chủ ý. Chưa đến mức chiến tranh nhưng có thể nói là hoàn toàn không bình thường. Tình trạng này sẽ kéo dài trong bao nhiêu lâu còn tùy thuộc vào việc quản lý leo thang xung đột của cả hai bên. Nhưng chắc chắn cả hai bên đều không từ bỏ mục tiêu của mình.
Quan hệ Mỹ-Trung có thể nói từ nay trở đi sẽ là một giai đoạn đầy thách  thức khó khăn đối với cả hai bên. Họ vẫn là đối thủ hợp tác và cạnh tranh, nhưng họ là đối thủ nguy hiểm của nhau, việc canh tranh cũng ngày càng nguy hiểm hơn, nhất là việc cạnh tranh chạy đua về mặt quân sự. Với Trung Hoa, bài học về sự sụp đổ của Liên Xô vẫn còn mang tính thời sự. Với Mỹ, cuộc chiến tranh lạnh như thời kỳ 1950 đến 1991 vẫn còn để lại quá nhiều di chứng. Tuy nhiên, cuộc chiến thầm lặng giữa hai nước thực sự đã bắt đầu. Xét về mặt địa chính trị, Trung hoa chưa được gì ngoài mấy hòn đảo chơ vơ ở Biển Đông. Còn Mỹ thì đang hoàn thành giai đoạn cuối của chiến lược xoay trục (dự kiến đến năm 2020 thì hoàn thành). Thực tế họ có nhiều bài hơn so với Trung Hoa. Và hình như người Mỹ vẫn chưa có ý định đối đầu trực tiếp với Trung Hoa.
So với Mỹ, Trung Hoa ở thế bất lợi hơn.  Trung Hoa đang bị bao vây bởi các nước có quan hệ đồng minh, quan hệ đối tác với Mỹ. Từ Đông Bắc Á đến Đông Nam Á, từ Hàn Quốc, Đài Loan đến Nhật Bản, Phillipines, Úc, và Ấn Độ … Tất cả đang hình thành một thế trận làm phức tạp hơn rất nhiều cho những toan tính của Bắc Kinh. Tại sao Mỹ lại tập hợp được các nước đồng minh và các đối tác như vậy? Vì Mỹ đã đồng nhất được lợi ích của mình với lợi ích của các đồng minh và các nước đối tác- đó là tự do hàng hải phù hợp với luật quốc tế cũng như quyền, quyền chủ quyền và những lợi ích biển hợp pháp của các nước Đông Á.
Để trỗi dậy trở thành cường quốc đứng đầu châu Á như mục tiêu của Trung Hoa, trước khi đối đầu với Mỹ, họ phải khuất phục được Nhật Bản. Hai nước Nhật-Trung đã không thể chung sống hòa bình trong suốt hàng nghìn năm qua. Trong lịch sử cận đại, hiện đại, quan hệ giữa hai nước này có không ít thù hận. Trung Hoa đã từng bị Nhật Bản thống trị. Và giờ đây liệu một Trung Hoa đầy tham vọng muốn chi phối trật tự châu Á và một Nhật Bản hùng cường, với sự lãnh đạo của Chính quyền Shinzo Abe đã và đang thay đổi hiến pháp hòa bình có thể cùng tồn tại mà không xảy ra chiến tranh? Và đứng đằng sau Nhật Bản chắc chắn là Mỹ, liệu hai nước có thể đưa giấc mộng của người Trung Hoa thành giấc mộng hồ điệp?
Cũng như vậy với Ấn Độ, liệu có thể xảy ra một cuộc chiến tranh Trung-Ấn như năm 1962? Đến bây giờ Trung Hoa vẫn còn chiếm đến 20.000 km vuông của Ấn Độ, chắc người Ấn vẫn chưa quên chuyện cũ và hiện tại họ đã chuẩn bị rất kĩ càng cả về mặt lục quân, không quân và hải quân. Đầu tư cho quân sự của Ấn Độ ngày càng ấn tượng cùng với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế. Nếu Trung Hoa là một con rồng thì Ấn Độ là một con voi. Sự thay đổi chính sách chính trị, kinh tế và quân sự của Thủ tướng Narenda Modi thực sự đang cản trở giấc mơ Trung Hoa. Chưa bao giờ quan hệ Mỹ-Ấn gần gụi nhau như ngày hôm nay. Họ cùng chia sẻ cơ sở vật chất quân sự, chia sẻ công nghệ sản xuất máy bay và một số loại vũ khí. Nếu chiến tranh xảy ra, một liên minh Ấn-Mỹ chắc rằng Trung Hoa sẽ không thể chịu đựng nổi.
Trung Hoa có một chính sách có thể chiếm trọn Biển Đông như mong muốn của Bắc Kinh, cách duy nhất sử dụng vũ khí kinh tế và quân sự- thực hiện phương thức xâm lược của chủ nghĩa thực dân cũ (cách thức này họ có gien rồi), cộng với cách thức của chủ nghĩa thực dân mới và chủ nghĩa phát xít (cách thức này họ đã và đang học), khống chế toàn bộ các nước ASEAN như ý định sinh thời của Mao Trạch Đông. Bởi vì có đến sáu quốc gia ven biển có vị trí chiến lược trên tuyến hàng hải quốc tế án ngữ Biển Đông, tất cả các nước đó lại có xu hướng kết bạn với Mỹ để cân bằng trước một con rồng đang hét ra lửa. Nhưng Mỹ cũng đang kéo họ vào một liên minh, tăng cường năng lực quân sự cho các nước. Lực lượng quân sự của Mỹ ở Guam, ở Philippines, ở Darwin… Và từ những địa điểm đáng tin cậy Mỹ sẵn sàng triển khai lực lượng hành động. E rằng con mồi ASEAN quá lớn, nếu Trung Hoa cố nuốt thì vỡ bụng mất.    
Ngay cả Bắc Triều Tiên và Việt Nam, hai nước cùng chung ý thức hệ với Trung Hoa, nhưng chắc chắn hai nước không chấp nhận làm vùng đệm cho Trung Hoa nếu có chiến tranh với Mỹ. Bắc Kinh không thể áp đặt ý chí của mình với Bắc Triều Tiên đang bị cộng đồng quốc tế cô lập, thì Bắc Kinh càng không thể áp đặt ý chí của mình đối với Việt Nam. Nếu Trung Hoa mở rộng sức mạnh biển bằng con đường bành trướng cường quyền thì họ không chỉ vấp phải chiến lược A2/AD ở tất cả các nước láng giềng áp dụng chống lại họ mà còn vấp phải chiến lược ASB gần như vô đối của Mỹ.
Trong các cuộc chiến tranh lớn ở bên ngoài, gần như người Mỹ không khai chiến từ ban đầu, họ thường để cho các đối thủ giao chiến đến một mức độ nào đó rồi mới tham gia. Phải chăng Mỹ đang áp dụng chiêu thức này trước một Trung Hoa đang khoe cơ bắp với các nước láng giềng. Theo Reuter chi tiêu quốc phòng Trung Hoa năm 2016 là 146,67 tỉ đô la, mức tăng liên tục trong hàng chục năm qua. Ngoài Trung Hoa, các nước Đông Á cũng có mức chi tiêu quốc phòng vào loại cao nhất thế giới. Chuyện gì sẽ xảy ra khi mà các bên đều tăng cường tiềm lực quốc phòng? Người Trung Hoa có truyền thống “quan sơn tọa hổ đấu” và đúng là họ đã đứng ngoài xem Mỹ-Liên Xô đấu nhau gần nửa thể kỉ trước, đứng ngoài xem Mỹ-Khủng bố đấu nhau từ năm 2001 đến nay để hưởng lợi. Bây giờ đã đến lúc họ đấu với Mỹ chưa? Cuộc chiến tranh lạnh Mỹ-Xô đã chấm dứt. Cuộc chiến chống Khủng bố của Mỹ vẫn đang tiếp diễn. Liệu một cuộc chiến Mỹ-Trung hay một cuộc chiến ở châu Á-Thái Bình Dương có xảy ra trong thời gian tới?



Read More

Phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực về Biển Đông, chiến thắng của công lí và thất bại của chủ nghĩa cường quyền

Leave a Comment

Ngày 12 tháng 7 năm 2016 Tòa Trọng tài Thường trực tại La Hay Hà Lan (Permanent Court of Arbitration-PCA) đã ra phán quyết về Đường chín đoạn và yêu sách Quyền lịch sử của Trung Quốc trên các vùng biển thuộc Biển Đông (a), Tòa kết luận không có căn cứ pháp lí nào để Trung Quốc yêu sách các quyền lịch sử đối với tài nguyên, bên ngoài những quyền quy định trong Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), tại các vùng biển nằm bên trong đường chín đoạn. Về Qui chế của các cấu trúc tại Biển Đông (b), Tòa  kết luận rằng Công ước không quy định việc một nhóm các đảo như quần đảo Trường Sa có các vùng biển với tư cách là một thực thể thống nhất và Trung Quốc vi phạm quyền chủ quyền của Philippines đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Philippines. Về các hành vi của Trung Quốc tại Biển Đông (c), Tòa kết luận Trung Quốc đã vi phạm nghĩa vụ theo Công ước liên quan đến an toàn hàng hải. Và cuối cùng (d), Tòa kết luận Trung quốc đã làm trầm trọng thêm tranh chấp giữa các bên bằng các hoạt động cải tạo đất qui mô lớn và xây dựng các đảo nhân tạo tại 7 cấu trúc tại Trường sa, phá hủy môi trường và hệ sinh thái của vùng biển...
Có thể nói Phán quyết bác bỏ Đường chín đoạn (Đường lưỡi bò) của Tòa là chiến thắng vang dội của Philippines trước một Trung Quốc bành trướng đầy tham vọng. Đó cũng là chiến thắng của công lí và thất bại của chủ nghĩa cường quyền. Nó giáng một đòn chí mạng vào yêu sách biển, các quyền đối với vùng biển và thẩm quyền trong việc tiến hành các hoạt động ở vùng biển này. Mặc dầu Trung Quốc ra sức lôi kéo một số các quốc gia ủng hộ lập trường của mình, ra sức phản đối phán quyết của Tòa, nhưng phán quyết chung thẩm của Tòa mang tính chất ràng buộc với một thành viên tham gia kí kết Công ước như Trung Quốc, nó có ảnh hưởng sâu sắc tới tình hình khu vực Đông Nam Á và cục diện trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Lần lại hồ sơ các cường quốc chống lại các phán quyết của tòa, gần đây nhất, thế giới có hai vụ kiện mà chính phủ hai nước không tham gia và chống đối phán quyết của tòa án quốc tế. Đó là vụ Chính phủ Nicaragua kiện Mỹ tài trợ cho một tổ chức chống Nicaragua và vụ Chính phủ Hà Lan kiện Nga bắt và phạt tù 30 thành viên Greenpeace phản đối Nga khai thác dầu tại Bắc Cực. Cuối cùng dưới sức ép của công luận, Chính phủ Mỹ và Chính phủ Nga đều phải tuân theo phán quyết của tòa. không lẽ Trung Quốc muốn trở thành một quốc gia duy nhất chà đạp lên luật pháp quốc tế? Nếu làm vậy các nước trên thế giới sẽ bất mãn, cảnh giác và xa lánh, đặc biệt là các nước trong khối ASEAN sẽ thúc đẩy việc tăng cường sức mạnh quân sự, liên kết với Mỹ, Nhật Bản, Ấn độ thành một mặt trận để đối trọng với Bắc kinh.
Thế giới hiện nay rất cần đến luật pháp, dù là luật pháp quốc tế hay là luật pháp trong nước. Các cường quốc càng cần đến luật pháp để tồn tại trong hòa bình, trật tự. Bắc kinh không thể nằm ngoài vòng pháp luật. Thật nguy hiểm cho Bắc Kinh, nếu họ không tuân thủ luật pháp thì người dân của họ cũng sẵn sàng dẫm lên luật do chính họ ban hành. Hậu quả về đối nội đối ngoại sẽ không thể nào lường hết được.
Với tư cách cá nhân, tôi vô cùng cảm ơn người Philippines. Họ đã làm được một điều phi thường mà các nước có tranh chấp với Trung Quốc chưa làm được. Cảm ơn Tổng thống Philippines Benigno Aquino, người quyết định kiện Trung Quốc lên một tòa án quốc tế vì những yêu sách tham lam, phi lí của Trung Quốc trên Biển Đông. Có thể nói, việc đưa gã khổng lồ hung hăng cơ bắp ra tòa án quốc tế là một việc làm hết sức can đảm và khôn ngoan. Trong mười lăm điểm, Tòa chọn xét bảy điểm và phán xét của Tòa hoàn toàn ủng hộ lập trường của Philippines. Người Philippines có quyền tự hào vì những gì mình đã làm trong suốt ba năm qua.
Chiến thắng trong vụ kiện vượt ngoài mong đợi của tất cả những người yêu chuộng hòa bình. Trước hết nó làm sáng tỏ nhiều điều khoản của UNCLOS mà một số quốc gia còn mơ hồ và ngay ở cả Việt Nam, không ít người còn bán tín bán nghi về cái quyền của Trung Quốc ở trên Biển Đông. Tòa đã kết luận trên cơ sở pháp lí khách quan, khoa học, chính xác, chặt chẽ về việc Trung Quốc áp dụng sai, giải thích sai UNCLOS, bác bỏ đòi hỏi chủ quyền lịch sử và đường chín đoạn chiếm gần hết Biển Đông của Trung Quốc; chỉ ra những hành vi xâm phạm chủ quyền, làm căng thẳng thêm xung đột và phá hủy môi trường sinh vật biển của Trung Quốc.
Tôi cho rằng mưu đồ và hành động sai trái của Bắc Kinh trong suốt bao nhiêu năm qua là nguyên nhân của những căng thẳng, gây xung đột trên biển đông không chỉ giữa Trung Quốc với Philippines mà còn gây căng thẳng và xung đột với Việt Nam, Malaisia, Brunei và Inđônêsia. Phán quyết của Tòa Trong tài Quốc tế như câu thành ngữ người viêt thường nói: “Cháy nhà ra mặt chuột”. Dù họ có trăm phương ngàn kế biện hộ, phủ nhận, lôi kéo các nước ủng hộ, đe dọa các nước có liên quan, cả vú lấp miệng em trong các hội nghị quốc tế thì mặt chuột vẫn là mặt chuột.
Đối với khu vực ASEAN, với phán quyết của Tòa về điểm a, cùng với phán quyết về điểm b, xác định các thực thể (Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp) không có qui chế lãnh hải quá 12 hải lí, thậm chí có thực thể không quá 500m, phán quyết đó đã thu hẹp phạm vi tranh chấp giữa các bên liên quan với Trung Quốc rất nhiều, có thể nói gần như không còn cái gọi là vùng chồng lấn mà Trung Quốc cố tình tạo ra để vơ về mình, để đòi thương lượng chia chác tài nguyên với các nước trong phạm vi 200 hải lí vùng đặc quyền kinh tế của họ. Nó tạo ra cơ sở pháp lí vững chắc để Philippines và các nước tiếp tục đấu tranh hòa bình với Trung Quốc để bào vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và những lợi ích hợp pháp.
 Vì Phán quyết có thể áp dụng tương ứng cho các yêu sách vùng đặc quyền kinh tế của các nước có tranh chấp nên nó sẽ thu hút được sự ủng hộ của tất cả các nước có tranh chấp, thống nhất được lập trường, đoàn kết phản đối bất cứ hành động nào dựa trên quyền lịch sử đường chín đoạn đối với các nguồn tài nguyên của họ. Nó khiến một số nước trong khối ASEAN không thể vì đồng tiền viện trợ của Trung Quốc mà xa rời mục tiêu đấu tranh vì hòa bình và vì vai trò vị thế của ASEAN trong cấu trúc của khu vực.
Đối với thế giới, phán quyết của Tòa không chỉ thay đổi cuộc chơi của các bên tranh chấp ở Biển Đông mà còn khẳng định, quyền tự do hàng hải trên tuyến Biển Đông không thể bị Trung Quốc vin vào đòi hỏi quyền lịch sử và đường chín đoạn tự vẽ ra để cản trở, kể cả việc đi qua bảy thực thể Trung quốc đã và đang tiến hành cải tạo thành các căn cứ quân sự. Phán quyết chỉ ra và đảm bảo rằng các vùng nước bên trong Biển Đông, nằm ngoài 12 hải lí từ các thực thể là khu vực biển mở cho tất cả các quốc gia thực hiện tự do hàng hải, hàng không và các hoạt đông quân sự. Nó được Mỹ và các nước phương Tây ủng hộ. Nó khẳng định cơ sở pháp lí cho việc Mỹ tiếp tục đưa tàu hải quân và máy bay đi qua vùng biển. Nó cũng khuyến khích Nhật Bản, Australia, Ấn Độ, Pháp cùng với các thành viên Liên minh châu Âu tuần tra qua vùng biển mà luật pháp quốc tế cho phép để bảo vệ quyền tự do hàng hải.
Phán quyết của Tòa cũng giúp Mỹ duy trì và mở rộng sáng kiến an ninh tập thể đã được Bộ Trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đưa ra tại Đối thoại Shangri-la trước đó ít ngày. Mỹ sẽ là người kiến tạo, dẫn dắt một khối an ninh tập thể mới (tôi đã có bài viết riêng cũng trong blog này- Hội nghị Thượng đỉnh An ninh Châu Á năm 2016) dựa trên những nguyên tắc và chuẩn mực chung, tạo điều kiện cho những hành động tập thể nhằm tiết chế thái độ quyết đoán của Trung Quốc, tăng cường nhận thức lĩnh vực biển trong khu vực và hướng tới một  hoạt động chung của các nước ở Biển Đông. Phán quyết càng thúc đẩy Mỹ làm việc với các quốc gia ĐNA, đặc biệt là các nước có tranh chấp với Trung Quốc nhằm cải thiện khả năng của họ trong việc hiểu biết, phát hiện, ứng phó và chia sẻ thông tin về hoạt động trên không, trên biển ở khu vực Biển Đông.
Tôi tự hỏi mình vì sao người Philippines lại làm được cho đất nước và cho cả khu vực cũng như quốc tế một điều kì diệu và có ý nghĩa lớn lao đến như vậy.
Sau những năm 1970, Mỹ dần rút khỏi các lực lượng quân sự ra khỏi Việt Nam và ĐNA, Mỹ đã để lại một khoảng trống quyền lực và Trung Quốc đã tận dụng cơ hội nhanh chóng lấp dần cái khoảng trống đó, bắt đầu từng bước mở rộng bành trướng lãnh thổ trên biển, từng bước thực hiện âm mưu độc chiếm Biển Đông và tăng cường quyền lực của mình ở Đông Nam Á (ĐNA).
Năm 1974 Trung Quốc chiếm đóng Quần đảo Hoàng Sa từ Chính quyền Sài Gòn thuộc Việt Nam mở đầu cho âm mưu bành trướng trên Biển Đông. Năm 1979 Trung Quốc phát đông cuộc chiến tranh xâm lược trên toàn tuyến biên giới phía bắc Việt Nam. Năm 1988 Trung Quốc lợi dụng Việt Nam đang trong cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng đánh chiếm 5 đảo trong Quần đảo Hoàng sa của Việt Nam. Và từ đó đến nay Trung Quốc không ngừng tiến hành những hành động xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam. Các cuộc đàm phán giữa hai bên đều rơi vào bế tắc vì những đòi hỏi phi lí về chủ quyền của Trung Quốc.
Với Philippine Trung quốc cũng có những hành động bành trướng như đối với Việt Nam. Lợi dụng Mỹ rút khỏi căn cứ hải quân Subic năm 1992, chấm dứt sự hiện diện của hải quân Mỹ từ khi Mỹ giành được Philippines từ Tây Ban Nha năm 1898, Trung Quốc bắt đầu thực hiện chiến lược lát cắt salami, xâm chiếm các đảo tranh chấp với Philippines. Tháng 2 năm 1995 Trung Quốc chiếm rạn san hô đá Vành khăn, sau đó vây ép bãi Cỏ Rong. Năm 2012 Trung Quốc tiếp tục gây hấn ở Bãi cạn Scarborough. Sau mấy tháng trời dùng mọi thủ đoạn, Trung Quốc đã chiếm Bãi cạn, cấm người Philippine đánh cá tại các ngư trường truyền thống xung quanh Bãi cạn Scarborough, nằm trong thềm lục địa Philippines.
Các cuộc đàm phán thương lượng từ năm 1995 đến năm 2013 giữa Trung Quốc và Philippines cũng đều rơi vào ngõ cụt, lí do cũng tương tự như đối với Việt Nam- độc chiếm Biển Đông. Trong bối cảnh Trung Quốc xé bỏ Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông mà Trung Quốc đã kí với ASEAN NĂM 2002, ngạo mạn thông báo với Liên hợp quốc chủ quyền không tranh cãi của họ với các đảo trên Biển Đông; rồi ngông cuồng áp đặt vùng nhận diện phòng không (ADIZ) tại Biển Hoa Đông chồng lấn lên ADIZ của Hàn Quốc và Nhật Bản, Tổng thống Benigno Aquino biết ông cần ai và ai cần đến Philippines; ông buộc phải lựa chọn hoặc tiếp tục đi với Trung Quốc hoặc làm sống lại mối quan hệ quân sự với Mỹ vì quyền lợi của dân tộc. Ông đã không do dự kí Thỏa thuận Hợp tác Quốc phòng Tăng cường với Mỹ (Enhenced Defense Cooperation  Agreement) ngày 28 tháng 4 năm 2014. Ông Aquino hiểu rất rõ đi trên dây với Trung Quốc sẽ còn mất đất, mất chủ quyền và ông bắt đầu cuộc chiến pháp lí với Trung Quốc, đồng thời xây dựng một mối quan hệ chiến lược mới với Mỹ, đất nước ông tin sẽ không bao giờ cướp đất và đoạt chủ quyền của Philippines.
Ông Aquino đã nhận nhiều tầu tra, các tàu chiến của Mỹ-Nhật, tham gia mạng lưới an ninh cùng với Mỹ-Nhật. Tháng 4 năm 2015, Mỹ đã yêu cầu Philippines được tiếp cận và sử dụng 8 căn cứ quân sự, trong đó có căn cứ hải quân Subic và căn cứ không quân Clark, một lưỡi kéo nhằm cắt đứt đường lưỡi bò. Tháng tư năm 2016, Mỹ và Philippines tổ chức diễn tập quân sự 10 ngày. Sau thời gian diễn tập, nhiều chiến đấu cơ và trực thăng cùng với 200 lính Mỹ đã lưu trú tại căn cứ Clark. Và khi Tòa trọng tài Thường trực Liên hợp quốc ra phán quyết, hải quân Mỹ đưa tàu chiến, tàu sân bay đến Biển Đông, đưa thêm chiến đấu cơ và máy bay tác chiến điện tử tối tân E/A-18 G Growler và 120 nhân viên quân sự để trinh sát Biển Đông và giúp đỡ Philippines huấn luyện quân đội.
Không biết việc làm của cựu Tổng thống Philippines Aquino sẽ còn giúp Philippines trong tương lai đi đến đâu trong mối quan hệ với Trung Quốc để bảo vệ chủ quyền, nhưng chắc chắn việc ông đưa Trung Quốc ra tòa và xây dựng mối liên minh mới với Mỹ-Nhật sẽ còn có tác động đến đất nước ông, đến ĐNA và đến khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Và với những việc mà Philippines đã làm, Trung Quốc sẽ được gì và mất gì mang tính chất chiến lược. Về vấn đề này tôi sẽ đề cấp đến trong một bài viết khác.
Riêng đối với Việt Nam, Phán quyết của Tòa hoàn toàn có lợi trong cuộc đấu tranh với Trung Quốc để đảm bảo chủ quyền, quyền chủ quyền và những lợi ích hợp pháp mà bao nhiêu năm qua Trung Quốc đã xâm phạm. Nó làm cho các nước trên thế giới hiểu hơn về Việt Nam. Người Việt Nam sẽ vững tin hơn vào công lí và vào UNCLOS, tiếp tục kiên trì các hình thức đấu tranh để bảo vệ quyền lợi của mình, trong đó có hình thức đấu tranh bằng pháp lí, đưa Trung Quốc ra tòa án quốc tế khi cần.
Có một điều cần lưu ý vì Tòa không phán quyết về yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với các thực thể trên Biển Đông, vì điều đó nằm ngoài phạm vi của UNCLOS nên chắc chắn Bắc Kinh còn trơ trẽn đòi hỏi “chủ quyền không thể tranh cãi” đối các thực thể ở Trường Sa. Việt Nam sẽ còn gặp rất nhiều khó khăn trước âm mưu cường quyền của chủ nghĩa Đại Hán.
Mặc dầu vậy, Việt nam có thể nghiên cứu kĩ hồ sơ vụ kiện của Philippines, áp dụng kiện Trung Quốc ra Tòa Trọng tài Thường trực Liên hợp Quốc hoặc một tòa án quốc tế nào đó thích hợp để giành lại chủ quyền, quyền chủ quyền và những lợi ích hợp pháp tại Quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc đã dùng vũ lực xâm chiếm trái phép từ năm 1956 và năm 1974. Bởi vì những đòi hỏi về quyền lịch sử và cái đường chín đoạn đã bị Tòa ra phán quyết bác bỏ, Trung Quốc không có căn cứ pháp lí nào để biện hộ cho hành động xâm lược của họ trong qua khứ. Tất nhiên sau phán quyết của Tòa, chúng ta cũng phải rà soát điều chỉnh một số tiểu tiết về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa về mặt pháp lí sao cho phù hợp với UNCLOS. Phải xác định rõ phạm vi các thực thể, các bãi nổi bãi chìm, xác định quyền và lợi ích của chúng ta một cách cụ thể, rõ ràng.
Tôi biết rằng việc kiện Trung Quốc ra một tòa án quốc tế như thế nào và khi nào còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, nhưng chúng ta không thể không chuẩn bị kĩ càng cho một cuộc chiến pháp lí, vì chúng ta không thể giành lại Quần đảo Hoàng Sa bằng sức mạnh chính trị và quân sự. Trong khi đó nguy cơ bị chèn ép, bị xâm hại chủ quyền, quyền chủ quyền và những lợi ích hợp pháp đã, đang và sẽ còn diễn ra trong thời gian sắp tới. Đó là điều ai cũng có thể dự đoán trước.
Sẽ có người đặt câu hỏi tại sao philippines làm được mà chúng ta lại không làm được? Phải chăng chúng ta không có đủ cơ sở pháp lí, không có đủ trí tuệ và bản lĩnh hay chưa có thời cơ? Phải chăng chúng ta sợ chọc giận Trung Quốc thì họ sẽ xâm lược trên quy mô lớn hoặc bao vây cấm vận làm suy sụp kinh tế đất nước? Phải chăng vì Việt Nam cùng chế độ chính trị với Trung Quốc và vì cái 4 tốt và 16 chữ vàng đầu lưỡi? Và còn những lí do không thể nói thẳng ra được nữa... Tôi biết việc kiện Trung Quốc như thế nào và khi nào là rất khó, và sẽ có người cho rằng kể cả kiện thắng như Philippines thì có chắc giải quyết được vấn đề hay không? Cứ chờ xem philippines được cái gì sau khi thắng kiện…
Quyền lịch sử và đường chín đoạn tưởng tương giống như cái phép thắng lợi tinh thần của  người Trung Quốc mà Lỗ Tấn viết trong AQ chính truyện. Tòa Trọng tài đã bác bỏ cơ sở pháp lí hoang tưởng của nó. Người Trung Quốc sẽ phản ứng quyết liệt, thậm chí sẽ làm càn, bất chấp thể diện của một nước thường trực trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, một cường quốc đang “trỗi dậy hòa bình”. Các nước đang cảnh giác giữa lời nói và việc làm của Bắc Kinh.
Nhưng dù sao đi nữa cá nhân tôi vẫn tin vào công lí, tin vào UNCLOS, tin vào lãnh đạo và người dân Trung Quốc chính trực. Tôi  tin rằng Đảng và Nhà nước ta đã, đang chuẩn bị những phương án cần thiết để bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và những lợi ích hợp pháp của dân tộc như tổ tiên chúng ta từ hàng nghìn năm nay vẫn giữ vững được chủ quyền đất nước. Và tôi cũng tin rằng bài học về vụ kiện của Philippines sẽ được các cơ quan chức năng Nhà nước nghiên cứu tường tận. Bài học này có thể góp phần về mặt thực tiễn giúp cho công cuộc đấu tranh trên mặt trận pháp lí của Việt Nam trong thời gian sắp tới. 

Read More

Blog Archive

About this blog

Được tạo bởi Blogger.