Những tín hiệu mới trên bán đảo Triều Tiên trong viễn cảnh còn mù mịt

Leave a Comment
Bất ngờ Triều Tiên đề nghị đàm phán với Hàn Quốc sau hơn hai năm đóng băng các cuộc tiếp xúc. Cả hai miền đều nhất trí đàm phán về quân sự để giảm mức độ căng thẳng trong tình hình hiện tại. Phía Triều Tiên nhất trí cử đoàn thể thao, đoàn cổ vũ và đội văn nghệ tham dự Thế vận hội mùa Đông ở Seoul. Họ cũng thể hiện mong muốn hòa bình, hợp tác tiến tới thống nhất đất nước. Phía Hàn Quốc ngay lập tức phản hồi tích cực, cho biết sẽ cân nhắc tạm dỡ bỏ một số lệnh trừng phạt đơn phương. Các động thái trên đã nhận được sự hoan nghênh của cộng đồng quốc tế, trong đó có Nga và Trung Quốc. Tuy nhiên nhiều chuyên gia về Triều Tiên nghi ngờ về tính hiệu quả thực sự của cuộc đàm phán sắp tới.
Tại sao Triều Tiên lại đề nghị Hàn Quốc đàm phán vào thời điểm này? Sau một vài lần lên tiếng nhưng không được các đối thủ phản hồi, Triều Tiên nhận thấy thời cơ Hàn Quốc muốn tổ chức thành công Thế vận hội mùa Đông ở Seoul trong hòa bình cho nên họ đã thực hiện động thái chiến thuật với Hàn Quốc để làm giảm áp lực cấm vận của cộng đồng quốc tế, để tránh khả năng một cuộc tấn công phủ đầu từ Mỹ cũng như sự trừng phạt tiếp theo của Mỹ. Hơn nữa Hiệp ước Tương trợ và hợp tác Trung-Triều sắp mãn hạn. Trong điều 2 của Hiệp ước có quy định Trung-triều sẽ cùng áp dụng mọi biện pháp cần thiết để ngăn chặn hành động xâm lược chống lại bất cứ bên nào, bởi bất kỳ quốc gia nào. Mặc dàu vậy, thời gian gần đây, Tiều Tiên nhận thấy Trung Quốc, chỗ dựa bao nhiêu năm nay có biểu hiện không tuân thủ quy định chung trong trường hợp họ bị tấn công và họ cũng nhận thấy Trung Quốc không có ý định gia hạn thêm Hiệp ước vào năm 2021. Thời gian với họ không còn nhiều, nhân cơ hội này Triều Tiên muốn tạo ra một khoảng cách giữa Mỹ và Hàn Quốc, đồng thời phát đi một thông điệp với Trung Quốc là công việc của hai miền Triều Tiên có thể sẽ do hai miền Triều Tiên tự giải quyết không cần đến người láng giềng khổng lồ theo đuôi Mỹ trừng phạt họ.
Liệu Bình Nhưỡng chấp nhận xuống thang đàm phán có thể đạt được những mục tiêu nói trên trong bước khởi động “chín chắn” lần này sau khi đã thử hạt nhân và tên lửa đến giới hạn chịu đựng của cộng đồng quốc tế? Và liệu Seoul chấp nhận đàm phán có giảm được căng thẳng, tiến tới phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên trong khi phái đoàn Triều Tiên không bàn đến vấn đề tên lửa và hạt nhân (Bình Nhưỡng lập luận với Hàn Quốc tên lửa và hạt nhân là để đối phó với Mỹ, chứ không phải để đối phó với người anh em). Các chuyên gia quốc tế nghi ngờ về kết quả các cuộc hội đàm sắp tới là có cơ sở. Mặc dù mọi người đều biết chắc chắn cả hai bên sẽ tìm kiếm thêm các cách thức để giảm nhiệt như tổ chức các cuộc gặp xuyên biên giới giữa các thành viên ly tán sau cuộc chiến năm 1950, nối lại các hoạt động ở khu du lịch và kinh tế, tiến hành việc hỗ trợ nhân đạo, giảm các cuộc tập trận với Mỹ ở một mức độ nào đó…
Người Triều Tiên và người Hàn Quốc một lần nữa lại hy vọng về chính sách Ánh dương vào những năm 2000. Chính sách này dựa trên ba nguyên tắc: 1, Triều Tiên và Hàn Quốc không khiêu khích quân sự; 2, Hàn Quốc sẽ không tìm cách thu hút, hấp dẫn hay thôn tính Triều Tiên bằng bất cứ cách nào; 3, Hàn Quốc chủ động tìm kiếm sự hợp tác. Mục tiêu của chính sách Ánh dương là cùng chung sống hòa bình, thúc đẩy hợp tác đối thoại tiến tới hòa giải và thống nhất hai miền Triều Tiên. Lộ trình con đường tươi đẹp này sẽ qua ba giai đoạn: 1, Hai miền thành lập một nhà nước liên bang; 2, Nhà nước liên bang bao gồm chính quyền tự trị của hai miền; 3, Hai miền có thể chọn hai phương thức thành lập chính quyền trung ương và chính quyền tự trị.
Tôi còn nhớ một câu nói trong cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều giữa Chủ tịch nước, Tổng Bí thư Đảng Lao động Triều Tiên Kim Jong-il với Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae-jung năm 2007. Đại loại là nếu Bắc Triều Tiên có được bom nguyên tử thì đó là tài sản vô giá chung của cả dân tộc Triều Tiên. Ước mơ của ông đã được con của ông biến thành hiện thực và còn vượt lên trên cả mong ước của ông sau 10 năm. Liệu rằng lần này, Chủ tịch nước, Tổng Bí thư Đảng Lao động Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in có thể đặt viên gạch đầu tiên trên con đường đầy chông gai để thống nhất hai miền Triều Tiên?
Liệu Triều Tiên và Hàn Quốc có thể xây dựng được lòng tin sau các cuộc đàm phán lần này? Liệu họ có thể đối thoại để vượt qua được những vấn đề vô cùng nan giải, những vấn đề không chỉ phụ thuộc vào ý chí của mỗi bên mà còn phụ thuộc vào các cường quốc bên ngoài. Nghĩa là người Triều Tiên giờ đây rất khó có thể quyết định được vận mệnh của dân tộc mình cho dù họ có muốn đi chung một con đường (xin xem 6 bài viết của tôi về Triều Tiên và Hàn Quốc trong blogchiasett.com). Xây dựng lòng tin giữa hai miền là điều cần thiết và rất tốt. Đối thoại giữa hai miền cũng là điều cần thiết và rất tốt. Nguyên tắc là phải có đi có lại, nhượng bộ lẫn nhau. Cho dù hai miền có làm được điều đó thì vẫn không ổn nếu Triều Tiên cứ tự do hoặc hợp pháp hóa chương trình tên lửa và hạt nhân. Cả Mỹ, cả Nga, Trung Quốc và Nhật Bản đều thống nhất mục tiêu phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Và đằng sau các cường quốc là cả cộng đồng quốc tế. Triều Tiên chỉ còn có con đường dừng thử nghiệm hạt nhân và tên lửa, tái cam kết giải giáp hạt nhân theo các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và các thỏa thuận đa phương đã đạt được trước đây.
Tôi rất mong muốn hy vọng Triều Tiên được các cường quốc công nhận nằm trong danh sách các quốc gia sở hữu hạt nhân vì điều đó sẽ làm thay đổi hoàn toàn cục diện ở Đông Bắc Á. Nếu điều đó xảy ra nó sẽ chấm dứt cái cảnh cá lớn nuốt cá bé trong quan hệ quốc tế. Nhưng hy vọng của tôi giống như việc mò kim đáy biển. Tôi cho rằng ông Kim Jong-il, Kim Jong-un và chính quyền của hai ông đã nhầm tưởng. Chúng ta hãy nghe cựu ngoại trưởng Mỹ Collin Powell phát biểu trong cuộc gặp gỡ báo chí của đài NBC ngày 6 tháng 9, 2015: “Tôi đã nói với người Triều Tiên cũng như Iran trong nhiều dịp tiếp xúc rằng: Các anh biết rõ bất kì khi nào các anh sử dụng chúng (vũ khí hạt nhân), các anh sẽ tự sát bởi đất nước và xã hội các anh sẽ sụp đổ vào ngày hôm sau”. Ông Powell nói tiếp: “Các anh có thể giết chết hàng chục ngàn người, phá hủy một phần của một thành phố và ngày hôm sau các anh sẽ thấy hậu quả về những gì mình đã làm”. Ông Powell cho rằng việc cố gắng phát triển vũ khí hủy diệt hàng loạt “sẽ là một sự lãng phí tiền của, thời gian. Thay thế vào đó, tôi nghĩ những gì cần làm là nên hợp tác toàn diện”.
Tôi tin phát biểu của Collin Powell sẽ là hành động đáp trả của Mỹ đối với Triều Tiên nếu họ cứ liều lĩnh. Hai quả bom nguyên tử ném xuống Nhật Bản tháng Tám năm 1945 là một minh chứng. Các cuộc chiến của Mỹ tiến hành trong Chiến tranh Lạnh là một minh chứng nữa. Tiếp theo, cuộc chiến tranh do Mỹ và NATO phát động tấn công Cộng hòa Liên bang Nam Tư, cuộc chiến tranh nhân danh liên minh chống khủng bố vào các nước như Afgasnistan, Irac, Libia, hiện tại Syria là một minh chứng thuyết phục nữa. Và gần đây nhất, Bộ tưởng Ngoại giao Mỹ John Kery thay mặt cho nước Mỹ đến dự Lễ kỉ niệm về thảm họa bom nguyên tử mà Mỹ ném xuống Hirosima và Nagaraki, mặc dù người Nhật đã nhắc khéo về cái chết của hàng trăm nghìn người dân vô tội Nhật, nhưng ông Kery cũng như các tổng thống Mỹ từ Tổng thống Rooservelt đến Tổng thống Obama không hề cậy răng xin lỗi hay lấy làm tiếc về hành động trong quá khứ của nước Mỹ. Tại sao? Vì có thể là ngày mai hay ngày kia đầu đạn hạt nhân của Mỹ có thể sẽ phóng đến một nước nào đó, chẳng hạn như là Triều Tiên.
Read More

Blog Archive

About this blog

Được tạo bởi Blogger.