Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đã chính thức bắt đầu

Leave a Comment
Không còn là những lời dọa dẫm, Tổng thống Donald Trump đã quyết định áp dụng tăng mức thuế 25% đối với 36 tỷ USD hàng hóa của Trung Quốc (TQ) vào Mỹ bắt đầu ngày 6 tháng 7. Hai tuần sau thời điểm này, Mỹ sẽ tiếp tục áp dụng mức thuế trên với 14 tỷ USD hàng hóa TQ vào Mỹ nhằm trừng phạt TQ gian lận thương mại, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, dẫn tới thâm hụt thương mại hai nước cực kỳ lớn (Mỹ xuất khẩu sang Trung Quốc 130 tỷ USD, Trung quốc xuất khẩu sang Mỹ 506 tỷ USD).
Ngay lập tức Bộ ngoại giao Trung Quốc tuyên bố sẽ đáp trả tương xứng và lên án Mỹ vi phạm nguyên tắc của WTO, làm tổn hại đến sự phục hồi nền kinh tế toàn cầu, và lên án hành động chèn ép thương mại của Mỹ không khác gì tự bắn vào chân mình, làm tổn hại đến đà phục hồi kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, ông Trump ra lệnh nếu TQ áp thuế đáp trả, Bộ Thương mại Mỹ sẽ trình danh sách 200 tỷ USD hàng hóa tiếp tục bị áp thuế 10%. Tiếp nữ đó là 300USD bị áp thuế theo công thức 50 + 200 + 300, vượt số lượng tiền toàn bộ hàng hóa xuất khẩu của TQ sang Mỹ. 
Như vậy là cuộc chiến thương mại đã chính thức khai hỏa.
Theo quan điểm của tôi, chiến tranh, dù chỉ là chiến tranh thương mại, cũng không bên nào có lợi ích cả. Nó không chỉ ảnh hưởng đến hai quốc gia mà còn ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu, khuyến khích chủ nghĩa bảo hộ, có thể gây ra khủng hoảng. Tốt nhất là TQ và Mỹ nên ngồi lại với nhau để tìm ra phướng án nhằm giảm thâm hụt thương mại nghiêm trọng. 
Tôi không bênh vực Mỹ, nhưng chắc chắn TQ phải có bước đi thích hợp đáp ứng yêu cầu của Mỹ nếu không muốn mất đi dòng vốn xuất khẩu trên 500 tỷ USD vào Mỹ. Với cuộc chiến này, TQ mất rất nhiều, được rất ít, nếu không muốn nói là được con số âm. Trước mắt, TQ chỉ có 3 phương án. Một là tự giới hạn xuất khẩu vào Mỹ và tẩy chay hàng hóa của Mỹ. Hai là kiên quyết đảm bảo quyền sở hữ trí tuệ, chống hàng nhái hàng giả trong nước, mở tung thị trường để tiêu thụ thêm một lượng hàng hóa dịch vụ Mỹ gần 400 tỷ USD. Ba là thương lượng theo những điều kiện của Mỹ. Cả 3 phương án này đều là những trái đắng mà người TQ phải nuốt.
Đây là một dịp để TQ nhìn lại mình. Hàng chục nước có thâm hụt thương mại với TQ từ 20 tỷ đến 30 tỷ USD trong nhiều năm nay như Việt Nam đã nhiều lần kêu gọi TQ tìm biện pháp giảm thâm hụt thương mại, nhưng Chính quyền TQ đều lờ đi. Hoặc có miễn cưỡng ngồi váo bàn đàm phán, thì phía TQ trả lời ráo hoảnh “TQ không tìm kiếm thặng dư thương mại. Sở dĩ thâm hụt thương mại là do trình độ kinh tế giữa hai quốc gia gây ra”.
Đã gieo gió thì phải gặp bão, Chính quyền TQ nên nhớ rằng, người ta có thể ăn được của một người hoặc của nhiều người, nhưng người ta không thể ăn được của tất cả mọi người. Cũng như trong vấn đề bành trướng lãnh thổ, người ta có thể áp chế được một quốc gia hoặc một số quốc gia để chiếm lấy đất, lấy biển, nhưng người ta không thể áp chế được tất cả thế giới, chống lại cả thế giới để chiếm lấy đất, lấy biển. Bài học chống lại cả thế giới trong quá khứ như phát xít Đức và phát xít Nhật đều phải nhận hậu quả vô cùng nặng nề. Ây vậy mà TQ không tự nhìn nhận lại mình. Thật nực cười, họ đang la làng, phản ứng như là một nạn nhân bảo vệ cho nền kinh tế toàn cầu.
Read More

Blog Archive

About this blog

Được tạo bởi Blogger.