Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo Hwasong 15

Leave a Comment
Sau hơn hai tháng Triều tiên không thử hạt nhân và tên lửa, một số người đã nghĩ đến kịch bản Bình Nhưỡng có dấu hiệu xuống thang, nếu không thì họ gặp trục trặc gì đó về mặt kỹ thuật. Có những lý do tin cậy để người ta nghĩ như vậy. Và rồi vẫn bất ngờ như các lần trước, họ lại tiến hành thử tên lửa xuyên lục địa Hwasong 15. 
Giới quan sát cho rằng từ năm 2003 đến nay, Triều Tiên đã thử 6 lần bom nguyên tử và hơn 20 lần phóng thử tên lửa các loại. Không còn ai nghi ngờ về năng lực hạt nhân và tên lửa của Bình Nhưỡng nữa. Lần thử này họ đã đưa ra một thông điệp mạnh mẽ: Nước Mỹ đã bị đặt trong tầm ngắm tên lửa mang đầu đạn hạt nhân, kể cả thủ đô Wasington.
Ngay lập tức chính giới Mỹ đã có phản ứng quyết liệt. Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ “xử lý vấn đề Triều Tiên”. Thượng nghị sỹ Graham cho rằng “phải chuẩn bị bất cứ hành động gì để bảo vệ nước Mỹ”. Ông ta cho rằng nếu cần thiết thì “hủy diệt chính thể” họ Kim, hy vọng Trung Quốc “sẽ hiểu điều này”. Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quôc Nikki Halley kêu gọi tất cả các nước cắt toàn bộ quan hệ với Triều Tiên, hối thúc Hội đồng Bảo an LHQ rút quyền bỏ phiếu của Triều Tiên tại LHQ và cắt toàn bộ nguồn cung cấp dầu cho Triều Tiên…
Anh, Đức, Pháp, Nga, Trung Quốc và hầu hết các nước trên thế gới đều lên án hành động khiêu khích, vi phạm nghị quyết của Hội đồng Bảo an LHQ, gây tổn hại hòa bình cho khu vực cũng như trên thế giới. Chắc chắn các biện pháp trừng phạt cao nhất sẽ được áp đặt. Sẽ có thêm nhiều nước hạn chế quan hệ ngoại giao và ngừng giao dịch kinh tế với Bình Nhưỡng. Triều Tiên sẽ càng bị cô lập. 
Bình Nhưỡng vốn biết thử tên lửa là vi phạm nghị quyết của Liên Hợp Quốc. Họ biết sẽ tiếp tục hứng chịu sự chỉ trích gay gắt từ cộng đồng quốc tế, kể cả bị cắt quan hệ kinh tế và ngoại giao, nhưng họ vẫn hành động. Vì sao vậy? Tôi đã viết một số chuyên luận về vấn đề này (xin xem trong Blogchiasett). Có hai nguyên nhân dẫn đến hành động của Bình Nhưỡng. Một là quyết tâm sở hữu năng lực hạt nhân và tên lửa bằng mọi giá của Bình Nhưỡng. Hai là phản ứng của Bình Nhưỡng trước sức ép tập trận, tập trung vũ khí, khí tài của Mỹ và đồng minh. 
Phía Triều Tiên tuyên bố vụ thử tên lửa không đe dọa hòa bình khu vực và thế giới mà là để bảo vệ độc lập, chủ quyền của Triều Tiên trước sự đe dọa của Mỹ và đồng minh. Họ tuyên bố vụ thử lần này đã hoàn thành sứ mạng lịch sử của mình. Họ cam đoan sẽ là một cường quốc hạt nhân có trách nhiệm của cộng đồng thế giới. 
Suy cho cùng mục đích của Bình Nhưỡng là đàm phán với Mỹ và các nước trên thế mạnh theo quan điểm của họ. Nhưng vấn đề lại nằm ở chỗ cả Mỹ, Nga, Trung Quốc và các nước đều không chấp nhận Triều Tiên là quốc gia hạt nhân. Quan điểm chung về bán đảo Triều tiên là phải phi hạt nhân hóa. Nếu không sẽ kéo theo Nhật Bản và Hàn Quốc cũng theo đuổi chương trình hạt nhân của mình. Kịch bản này xảy ra sẽ vô cùng nguy hiểm cho khu vực và thế giới cũng như cho chính Mỹ lẫn Nga và Trung Quốc.
Hành động và lời nói của hai bên trong thời gian qua đã chạm đến giới hạn đỏ. Sự kiên nhẫn của hai bên cũng đã cạn kiệt. Ba khả năng có thể xảy ra: Chiến tranh, hòa bình hoặc nửa chiến tranh nửa hòa bình. Chiến tranh đương nhiên là thảm họa không bên nào mong muốn. Hòa bình thì hết sức khó khăn vì lập trường cứng rắn của cả hai phía. Còn kéo dài tình trạng nửa chiến tranh nửa hòa bình thì mọi khó khăn, đau khổ hoàn toàn nghiêng về người dân Bắc Triều Tiên. Nạn đói trong thập niên 90 của thế kỷ trước cướp đi sinh mệnh của gần một triệu người có thể lặp lại trong thời gian sắp tới. Tất cả mọi khả năng không chỉ phụ thuộc vào Chính quyền Kim Jong-ul mà còn tùy thuộc vào ba ông lớn Mỹ, Nga và Trung Quốc.
Read More

Liệu ASEAN và Trung Quốc sớm có thể thông qua Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông

Leave a Comment
Cuối cùng thì các bộ trưởng ngoại giao ASEAN và Trung Quốc cũng đã thông qua Dự thảo khung Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông trong Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao lần thứ 50 tại Manila, Philippines (The code of conduct for the South China Sea- viết tắt theo tiếng Việt là COC). Sự kiện này được xem là việc khởi đầu tích cực của tiến trình thương lượng COC thực chất và hiệu quả trong tương lại giữa ASEAN và TQ. 
Bộ Quy tắc ứng xử ở BĐ hy vọng sẽ giúp làm giảm căng thẳng và tránh xảy ra xung đột giữa các bên. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao TQ Vương Nghị phát biểu trước báo giới: “Thỏa thuận giữa ASEAN và TQ thể hiện cam kết mạnh mẽ giữa hai bên để duy trì hòa bình tại khu vực Biển Đông”. Ông Nghị cũng cho biết các cuộc đàm phán giữa hai bên sẽ bắt đầu vào năm nay và các nước sẽ phải tuân thủ khi COC được hoàn thành. Ông Nghị cũng khẳng định đang có những bước tiến thực sự trong việc giải quyết những bất đồng ở BĐ.
Tôi không mấy lạc quan vào những lời nói của ông Nghị, bởi vì TQ luôn nói một đằng làm một nẻo. Và vì vào đầu những năm 70 đến cuối những năm 80 của thế kỷ trước, TQ đã chiếm các đảo Hoàng Sa từ Chính quyền Việt Nam Cộng hòa, cũng như một số đảo trong Quần đảo Trường Sa của Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Giao tranh ác liệt đã xảy ra khiến cho tình hình BĐ trở nên căng thẳng, đe dọa hòa bình và ổn định ở khu vực Đông Nam Á.
Từ tháng 3 năm 2000 ASEAN và TQ đã khởi động thương lượng về Dự thảo COC. Hai bên đã tiến hành nhiều cuộc họp nhưng không có kết quả. TQ khăng khăng không bàn về Hoàng Sa (TQ đã chiếm 130 thực thể thuộc Quần đảo Hoàng Sa từ năm 1956 đến 1974), không chịu ràng buộc về mặt pháp lý nhằm độc chiếm BĐ, không giải quyết đa phương các vấn đề tranh chấp. Để thúc đẩy môi trường hòa bình, thân thiện và hòa hợp giữa các bên, thay thế cho COC, ngày 4/11/2002 tại Phom Penh, Campuchia, ASEAN và TQ ra Tuyên bố về việc ứng xử của các bên ở BĐ (Declaration on Conduct of the Parties in the South Chia Sea- viết tắt là DOC). Có thể nói mặc dù DOC ra đời, nhưng nó là kết quả không như mong muốn của ASEAN trước TQ.
Hệ quả sau đó là TQ chiếm bãi Cỏ Dong của Philippines năm 2012, đặt giàn khoan Hải Dương 981 vào lãnh hải VN, cải tạo 6 thực thể thành các đảo và xây dựng các cơ sở quân sự trên các đảo như cầu cảng, sân bay, trận địa tên lửa… ASEAN và nhiều nước trên thế giới thực sự lo ngại. Philippine đã kiện TQ ra Tòa Trọng tài Quốc tế. Kết quả Tòa Trọng tài đã bác bỏ Đường lưỡi bò phi lý, bác bỏ quy chế đảo mà TQ chiếm đóng (đó chỉ là những bãi đá, rặng san hô nửa chìm nửa nổi, không được hưởng quy chế lãnh hải). Quan trọng hơn là Mỹ và phương Tây bắt đầu can thiệp vào khu vực vì những toan tính của TQ.
Để xoa dịu, TQ buộc phải cùng ASEAN thông qua Dự thảo COC. Con đường chông gai của ASEAN trong đàm phán với TQ thật quá gập ghềnh. Khó khăn lớn nhất là phạm vi điều chỉnh của COC có bao gồm Quần đảo Hoàng Sa không? Khó khăn tiếp theo là TQ có từ bỏ Đường lưỡi bò sau khi Chính quyền Bắc Kinh phủ nhận Phán quyết của Tòa Trọng tài Quốc tế? Và cuối cùng là Bắc Kinh có chấp nhận những điều khoản ràng buộc về mặt pháp lý mà họ cho rằng sẽ trói tay trói chân họ hành động trong tương lai?
TQ không thể không ngồi vào bàn đàm phán nếu họ muốn triển khai Sáng kiến “Một vành đai, Một con đường”, một sáng kiến hội nhập, thể hiện sức mạnh của TQ, đưa TQ trở thành trung tâm của thế giới. Vành đai và con đường này sẽ vận chuyển nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ, thương mại của TQ với thế giới bên ngoài và ngược lại. TQ muốn mở tuyến đường trên bộ và trên biển nhằm làm sống lại quá khứ Con đường tơ lụa thời oanh liệt xa xưa. Họ không thể không cần đến các nước láng giềng.
Ở cấp khu vực, con đường sẽ đi qua Singapore, Jacarta, Kualalumpur quay về Hà Nội rồi kết nối các khu vực phía nam TQ với điểm cuối cùng là Thượng Hải. Lãnh đạo TQ còn gọi nó với cái tên mỹ miều là “Một trục hai cánh”. Một trục là hành lang kinh tế Nam Ninh đi đến Singapore. Hiện TQ đang xây dựng cơ sở hạ tầng, đường cao tốc cùng tuyến đường sắt cao tốc xuyên Đông Nam Á. Còn hai cánh là cánh phải và cánh trái. Cánh phải là hợp tác kinh tế Vịnh Bắc Bộ mở rộng nối hầu hết các nước Đông Nam Á với các tỉnh Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông, Hải Nam, Hồng Kông... Cánh trái là là hợp tác Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng với các nước Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Mianma với các tỉnh Vân Nam, Quảng Tây TQ mà nó đã được bắt đầu xây dưng từ năm 2004.
Nếu ASEAN không ủng hộ và tham gia thì Sáng kiến “Một vành đai, Một con đường”, kế hoạch đầy tham vọng của TQ sẽ hoàn toàn thất bại. Giấc mộng Trung Hoa theo đó cũng tiêu tan. Nhưng với nhiều nước trong ASEAN, nếu TQ thâu tóm BĐ, thâu tóm con đường trên bộ, trên biển thì Bắc kinh sẽ có lợi thế rất lớn về chiến lược trong tương lai. Bắc Kinh sẽ hoàn toàn giữ vai trò chi phối chính trị, kinh tế, an ninh trong khu vực. Chắc không nước nào muốn cam chịu lệ thuộc vào TQ với chế độ Thiên triều hà khắc thủa nào. Về phía TQ, có lẽ vì đại cục, họ có thể tạm thời thỏa hiệp ASEAN mà bàn đến COC. Ít nhất họ cũng đã có được những điều họ muốn ở BĐ như đã trình bày ở phần trên.
Tôi nghĩ VN không thể không ủng hộ TQ, càng không thể không ngả theo ASEAN. Con đường phía trước có nhiều thuận lợi nhưng cũng có rất nhiều thách thức. Thuận lợi là sẽ hội nhập sâu vào khu vực và thế giới để mà vươn lên không lệ thuộc vào TQ. Thách thức có thể sẽ bị lệ thuộc, thậm chí mất một phần chủ quyền nếu không biết cân bằng lợi ích giữa các cường quốc. Hy vọng với bản lĩnh của ĐCSVN, bản lĩnh của dân tộc, trong tương lai, VN sẽ bước lên “đài vinh quang sánh vai cùng với các cường quốc năm châu” như Bác Hồ hằng mong đợi.
Read More

Tuyên bố chung Việt-Trung và tuyên bố chung Việt-Mỹ

Leave a Comment
   Một số bạn hỏi tôi quan hệ Việt-Trung quan trọng hay quan hệ Việt-Mỹ quan trọng hơn. Câu hỏi thật khó trả lời. Tôi luôn tin trong quan hệ quốc tế không có bạn bè vĩnh viễn, cũng không có kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích dân tộc là vĩnh viễn. Vì thế, tôi chưa bao giờ cân đong nặng nhẹ, cao thấp hai mối quan hệ đặc biệt quan trọng đối với Việt Nam. Mối quan hệ với hai ông lớn này còn tùy thuộc vào diễn biến của nó trong thực tế đang diễn biến và trong viễn cảnh sắp tới.
   Hai cuộc họp với hai nguyên thủ quốc gia kết thúc bằng hai tuyên bố chung. Giới phân tích có thể qua đó mà đưa ra những nhận xét riêng của mình. Tôi muốn chia sẻ với các bạn đôi điều tổng thể, không đi sâu vào chi tiết.
   Trong cuộc họp ngày 12/11, hai nhà lãnh đạo cao nhất của VN và TQ có đề cập đến việc tránh gây hấn vì Biển Đông chỉ vài giờ sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump ngỏ lời sẵn sàng làm trung gian hòa giải các tranh chấp hàng hải. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao TQ khi trả lời phỏng vấn báo chí đã trả lời quan hệ giữa hai bên sẽ do hai bên giải quyết không qua bên thứ ba. Như vậy là quan hệ giữa Hà Nội và Bắc Kinh khá căng thẳng khi hai bên có va chạm trên bãi Tư Chính. Đặc biệt từ tháng 7, Trung Quốc gây áp lực lên Việt Nam ngừng thăm dò dầu khí với tập đoàn Repsol của Tây Ban Nha tại vùng biển thuộc thềm lục địa của Việt Nam. Tiếp đó, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương TQ Phạm Trường Long bỏ dở chuyến thăm tới Hà nội, một dấu hiệu cơm chẳng ngọt, canh chẳng lành nữa… Tuy nhiên, hai bên đã quản lý, kiểm soát một cách chin chắn. Tranh chấp và bất đồng cũng dần được hạ nhiệt trước Đại hội ĐCS TQ.
   Tập Cận Bình sang Việt Nam lần này muốn làm sâu sắc thêm mối quạn hệ đối tác chiến lược toàn diện, đặc biệt là mối quan hệ về chính trị và kinh tế để phục vụ cho chiến lược của TQ. Qua Tuyên bố chung, người ta thấy quan điểm của TQ vẫn muốn cùng VN gác lại tranh chấp, cùng nhau khai thác, cố tình lờ đi vấn đề chủ quyền, chỉ nhất trí chung chung về việc đảm bảo hòa bình trong vùng biển có tranh chấp. Xem xét thật kỹ, tôi không thấy có bước đột phá nào trong quan hệ giữa hai nước. Tuyên bố chung giữa hai nước bao gồm 10 điểm, vẫn na ná như các tuyên bố chung trước đó. Nặng về hình thức, không thực sự có điểm gì biến chuyển.
   Tuyên bố chung Việt-Trung lần này, kể cả những tuyên bố chung trước đó, trừ Tuyên bố chung năm 1991, người ta còn thấy một điều lạ là quan hệ giữa hai nước cũng như việc giải quyết bất đồng trên biển, hai bên chỉ dựa vào nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước, chứ không dựa vào luật pháp quốc tế, nếu có đề cập đến luật pháp quốc tế chỉ là chung chung, mập mờ. Vì vậy, sau những sóng gió trong quan hệ hai nước, người ta lại thấy một quan chức cấp cao của đảng thuộc hai bên sang nhau để dàn xếp.
   Donald Trump sang Việt Nam cũng muốn làm sâu sắc quan hệ đối tác toàn diện với mục tiêu nước Mỹ là trên hết. Tuy vậy, trong Tuyên bố chung Việt-Mỹ, cũng như tuyên bố chung Việt-Mỹ trước đó, hai nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và thể chế chính trị của nhau. Như vậy là so với quan hệ Việt-Mỹ, quan hệ Việt-Trung có vấn đề, mà là vấn đề còn rất nghiêm trọng, cho nên cả hai bên đều không đưa ra cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, sự toàn vẹn lãnh thổ của nhau (TQ đã thể hiện thái độ không tôn trọng đó từ năm 1979 đến nay). Theo tôi, những nhận thức chung của lãnh đạo hai nước dù là Đảng hay Nhà nước là quan trọng, nhưng không thể thay thế luật pháp quốc tế. Dù cùng một hệ thống chính trị, dù cùng đi theo một con đường chung do Đảng Cộng sản lãnh đạo nhưng một khi vì lợi ích dân tộc, người ta có thể sẵn sàng hủy bỏ nó bất cứ lúc nào. Vậy thì cái lâu đài hữu nghị truyền thống, lâu dài với 4 tốt và 16 chữ vàng hai bên xây dựng trên cái nền móng gì?
   Về vấn đề thương mại, hai nước Việt-Trung là bạn hàng lớn của nhau. Kim ngạch hai chiều lên tới gần 100 tỷ đô la. Nhưng kim ngạch buôn bán càng tăng thì thâm hụt thương mại của Việt Nam càng lớn. Điều này diễn ra từ năm 1995 đến nay. Thâm hụt từ một vài tỷ đến nay trở thành một vài chục tỷ mỗi năm (28 tỷ đô la năm 2016). Trong khi đó, Tuyên bố chung Việt-Trung tiếp tục kêu gọi đẩy mạnh thương mại. Chắc chắn thương mại giữa hai nước sẽ còn tăng chóng mặt. Và dĩ nhiên, trong những năm tới, thâm hụt của VN sẽ lên đến 40 tỷ, 50 tỷ, thậm chí đến hàng trăm tỷ. Vậy mà tuyệt nhiên trong tuyên bố chung không có một câu chữ nào đề cập đến biện pháp giảm thâm hụt thương mại giữa hai nước để đảm bảo quyền lợi của VN. Có nghĩa là trong quan hệ hai nước Việt-Trung chỉ có TQ mới được hưởng phần lợi, phần thiệt thòi luôn thuộc về  phía Việt Nam. Đây phải chăng là quan hệ đặc sắc kiểu TQ?
   Cũng về lĩnh vực này, hai nước Việt-Mỹ là bạn hàng tương đối lớn của nhau. Kim ngạch thương mại hai chiều lên tới 50 tỷ đô la, nhưng thâm hụt thương mại lại luôn thuộc về phía Mỹ (29,4 năm 2016). So với TQ, Rõ ràng một đứa trẻ lên ba cũng hiểu làm ăn buôn bán với Mỹ có lợi hơn. Trong khi đó, Tuyên bố chung Việt Mỹ vẫn kêu gọi thúc đẩy thương mại song phương, triển khai Hiệp định khung về thương mại và đầu tư… Rõ ràng Chính quyền mới của Mỹ tiếp tục chính sách xích gần hơn nữa với VN. Tôi cho rằng các doanh nghiệp VN nên nhìn thẳng vào sự thật này, chớ ham của rẻ, chớ nên tham bát bỏ mâm.
   Trong Tuyên bố chung Việt-Mỹ, ngoài lợi ích chung là tiếp cận tự do và mở rộng ở Biển Đông, tôn trọng các hình thức sử dụng biển một cách hợp pháp, tránh hành động leo thang căng thẳng, quân sự hóa Biển Đông, hai bên còn nhất trí tăng cường hợp tác về an ninh quốc phòng và chia sẻ thông tin tình báo, một lĩnh vực hết sức nhạy cảm. Nó chứng tỏ độ tin cậy giữa hai nước bắt đầu đi vào chiều sâu.
   Người ta còn phải đi sâu để nghiên cứu giải mã về hai chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình tới Việt Nam. Người ta cũng còn phải theo dõi trên thực tế qua một thời gian nữa để có những nhận xét chính xác, nhưng những gì được thể hiện qua hai bản tuyên bố chung, người ta đã thấy khá rõ bản chất, thấy rõ những mảng sáng tối, những nét xa gần trong quan hệ của Việt Nam với hai ông lớn hết sức quan trọng này.

  
     

    
Read More

Chuyến thăm của Tổng thống Mỹ và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc đến Việt Nam

Leave a Comment
   Chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình đến Việt Nam vào dịp dự Hội nghị APEC Đà Nẵng là hai sự kiện có tầm quan trọng. Nó thu hút sự chú ý đặc biệt của giới truyền thông, các nhà quan sát trong cũng như ngoài nước.
   Chuyến thăm của Tổng thống Trump, một tổng thống khó đoán định đang định hình chính sách Ấn độ- Thái Bình Dương, trong đó VN là một mắt xích, không chỉ VN mà cả khu vực và thế giới đều rất quan tâm. Bời vì sau chuyến thăm, người ta sẽ thấy được chính sách của Mỹ đối với VN  và khu vực trong các lĩnh vực kinh tế, ngoại giao và an ninh. Tiếp theo đó là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của một nguyên thủ quốc gia đầy quyền lực sau Đại hội ĐCS TQ cuối tháng 10 vừa qua, người được cho là sẽ cứng rắn trong chính sách ngoại giao, quốc phòng và lấy kinh tế làm áp lực đối với các vấn đề về chủ quyền, càng có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng để VN và các nhà hoạch định chính sách ở một số nước có liên quan định hình những quyết sách ứng phó trong thời gian tới.
   Có lẽ nhiều người đã hình dung ra bức tranh tổng thể qua lời phát biểu, nhận xét của Đại sứ quán Hoa Kỳ và Đại sứ quán TQ trước chuyến thăm. Nhưng những đường nét xa gần và mầu mảng của nó thì người ta vẫn phải chờ đợi sau tuyên bố chung của VN với hai nước nói trên. Người ta thường nói tới chính sách cân bằng quyền lực uyển chuyển của VN trước một đối tác chiến lược và một đối tác toàn diện, giữa một siêu cường trong gần suốt thế kỷ qua và một cường quốc đang lên có tham vọng trở thành siêu cường trong thời gian tới. Chính sách này có lẽ sẽ không thay đổi sau chuyến thăm của “hai ông lớn”. Một số nhà bình luận băn khoăn liệu hai “ông lớn” Mỹ-Trung có thỏa hiệp, ảnh hưởng đến chính sách cân bằng của VN? Người Việt hiểu nước Mỹ và rất hiểu về TQ. Họ là hai đối thủ hợp tác và cạnh tranh, chứ không phải là những đối thủ thỏa hiệp về nguyên tắc. Người VN cũng hiểu mình bị “bán” không ít hơn một vài lần bởi những “ông lớn” vì quyền lợi của họ. Nghi ngại rằng Mỹ và TQ sẽ mặc cả vấn đề Triều Tiên để đổi lấy vấn đề Biển Đông là không có cơ sở. Tôi không tin Chính quyền Mỹ yếu thế đến mức hy sinh Đông Nam Á để tìm kiếm sự ổn định tại Đông Bắc Á.
   Đối với TQ, sự cảnh giác và mất lòng tin của người Việt không chỉ có trong ký ức nghìn năm Bắc thuộc mà nó còn diễn ra trong suốt thiên kỷ thứ nhất và đầu thiên kỷ thứ hai với tất cả các triều đại, các chính thể của TQ. Giới cầm quyền TQ luôn luôn tìm mọi cách đô hộ và xâm lược VN, buộc VN phải nằm trong quỹ đạo của họ. Gần đây nhất là cuộc Chiến tranh Biên giới phía Bắc năm 1979, cuộc Chiến tranh trên biển năm 1988 và cuộc xâm chiếm lãnh hải bằng giàn khoan Hải dương 981  năm 2014. Đó là quá trình đối đầu liên tục, không ngừng nghỉ trong quá khứ và hiện tại. Liệu tương lai sẽ ra sao khi TQ kiên quyết phủ nhận Phán quyết của Tòa Trọng tài Quốc tế, trắng trợn tuyên bố Hoàng Sa và Trường Sa là của TQ. Đường lưỡi bò là vùng biển lịch sử và là lợi ích cốt lõi của họ, xâm phạm chủ quyền, vùng đặc quyền kinh tế của VN? Nên nhớ TQ đã xâm chiếm, quân sự hóa các đảo đá trên Biển Đông. Bao giờ thì họ sẽ sử dụng vũ lực?
   Người Việt đã mất lòng tin với TQ. Nó bắt nguồn từ sự bất nhất giữa lời nói và việc làm của những người cầm quyền. Họ tuyên bố trỗi dậy hòa bình, không làm tổn hại đến bất cứ nước nào. Những điều họ nói đều rất tốt đẹp. Nào là tình hữu nghị gắn bó như keo sơn, nào là khúc ruột núi liền núi sông liền sông, nào là môi hở răng lạnh, nào là 4 tốt cùng mười sáu chữ vàng, nào là nhìn về đại cục… nhưng hành động thực tế của họ đã chứng minh hoàn toàn trái ngược lại.
   Lần thứ 3 ông Tập sang VN sẽ nói cái gì, nói như thế nào, mong muốn VN ra sao và rồi có hành động đẹp để người Việt bớt mất niềm tin? Chúng ta hãy chờ xem sao. Tôi nghĩ dù sao đi chăng nữa thì người Việt vẫn phải sống chung với lũ như ông cha ta đã từng sống từ hàng ngàn năm trước. TQ là nước láng giềng lớn đầy tham vọng bá quyền và VN không thể di chuyển được lãnh thổ đi nơi khác. Biết rằng mối quan hệ này là đồng sàng dị mộng nhưng vẫn phải giữ cho mối quan hệ đầy tình hữu hảo. Phải tăng cường quan hệ với họ về mọi mặt, đưa kim ngạch thương mại sắp tới lên đến 100 tỷ đô la, mặc dầu VN thâm hụt thương mại hàng chục năm nay ở mức 20 đến 30 tỷ mỗi năm. Tuy nhiên, giới quan sát đều nhận ra, trò chơi được mất của Tập trên Biển Đông cũng như mỗi bước đi của TQ làm tổn hại đến lợi ích của VN thì là một bước VN xích lại gần hơn với Mỹ.
   Đối lập với thái độ của người Việt với TQ, người Mỹ được người Việt tin tưởng hơn (84%  người Việt tin người Mỹ theo điều tra vào tháng 7/2017) dù người Mỹ đã tiến hành một cuộc chiến vô cùng tàn bạo suốt hai mươi năm trong thập kỷ 60, 70 của thế kỷ trước. Tuy nhiên, hiện tại và tương lai người Mỹ không có lý do gì để xâm chiếm VN. Một mối quan hệ Mỹ- Việt toàn diện, mạnh mẽ, sâu sắc là cần thiết để cân bằng với một TQ đang trỗi dậy đầy cơ bắp. Điều này đã được thể hiện qua chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vào cuối tháng 5/2017 (Xin xem bài viết của tôi trong blogchiasett: Về chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến Mỹ). Mối quan hệ Đối tác toàn diện này cùng với mối quan hệ tốt đẹp với các cường quốc,  với các nước trong khu vực và trên thế giới chắc chắn sẽ giúp VN ứng phó với những thách thức xấu nhất trong thế kỷ 21.
 Tôi nghĩ mối quan hệ Việt-Mỹ không phải là mối quan hệ một chiều. Cả hai nước đều có chung lợi ích là hòa bình, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông. Mỹ còn có nhiều lợi ích trong quan hệ với VN. Mối quan hệ song phương giữa hai nước có tiềm năng tăng cường thúc đẩy sự thịnh vương của cả hai nước, củng cố vị thế sức mạnh của Mỹ ở khu vực, ngăn ngừa những hành vi bành trướng của TQ, góp phần định hình cho chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ và các cường quốc trong khu vực, góp phần duy trì hòa bình và trật tự đã từng có ở Biển Đông.
 Khi VN tìm kiếm sự cân bằng mối quan hệ giữa TQ và Mỹ, vấn đề còn lại sẽ tùy thuộc vào phía TQ và Mỹ. Nếu TQ còn tiếp tục xâm phạm chủ quyền của VN,  tôi cho rằng phía VN có thể xem xét lại chính sách 3 không (không liên minh quân sự, không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự, không sử dụng lãnh thổ làm phương hại đến lợi ích của nước khác) hoặc có thể VN tìm kiếm một hình thức liên minh không chính thức nào đó với Mỹ. Phía VN đã nhấn các nút cần thiết của mình để làm sâu sắc mối quan hệ với Mỹ trong chuyến thăm của Thủ tướng VN đến Mỹ. VN đã ký nhiều hợp đồng trị giá 15 tỷ đô la cho các doanh nghiệp Mỹ. VN đã đồng ý thương lượng một hiệp định đầu tư thương mại với Mỹ. VN cũng đồng ý chấp thuận cải thiện môi trường đầu tư cho các nhà đầu tư Mỹ. VN cũng đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ của Mỹ. Thậm chí VN cho phép tàu sân bay Mỹ cập cảng Cam Ranh. Vấn đề còn lại thái độ của Chính quyền Tổng thống Trump như thế nào? Liệu họ có ủng hộ VN?

   Dù tình hình có như thế nào thì tôi vẫn tin các nhà lãnh đạo VN sẽ ghi nhớ đối sách của cụ Hồ nói với cụ Huỳnh Thúc Kháng trước khi Người đi Pháp năm 1946: “Dĩ bất biến ứng vạn biến”. .  
Read More

Học giả và chính trị gia Trung Quốc

Leave a Comment
   Cho đến ngày hôm nay vẫn có không ít các học giả và chính trị gia Trung Quốc còn hoài niệm về một nhà nước Đại Hán thủa nào. Cái nhà nước ấy bao trùm gần hết Đông Nam Á, trong đó có lãnh thổ Việt Nam. Họ lấy làm tiếc tại sao tổ tiên họ đã đô hộ Việt Nam gần 1000 năm rồi mà lại để tuột tay mất, để đến bây giờ vấn đề Biển Đông gặp quá nhiều trở ngại và giấc mộng "Trung Hoa" siêu cường biết đến thủa nào mới hoàn thành.
   Những cái đầu theo chủ nghĩa dân tộc bành trướng này tựu trung cho rằng: i, Tổ tiên họ tập trung quá nhiều nguồn lực lên hướng Bắc, sao lãng hướng Nam. ii, Tổ tiên họ không nhất quán trong đường lối cai trị người Việt. iii, Chính quyền trung ương luôn luôn sa vào tình trạng tranh giành quyền lực, trong khi đó Việt Nam lại ở quá xa, không quản lý được những viên quan tham lam vô độ, không có tầm nhìn địa chính trị...
   Nói tóm lại là những kiến giải của họ mang nặng tư tưởng thiên hạ là của họ nên không hiểu rằng chính ý thức dân tộc tự lực, tự cường của người Việt, chính sự khác biệt về văn hóa, về phong tục tập quán giữa Nam-Bắc, chính chính sách cai trị và đồng hóa hà khắc, dã man, tàn độc đã khiến dân tộc Việt phải vùng lên đấu tranh trong suốt gần một thiên kỷ, để đến năm 938 vua Ngô Quyền chính thức mở ra thời kỳ độc lập, tự chủ cho dân tộc Việt.
  Tôi cho rằng Trung Quốc không áp đặt được sự thống trị của họ ở Việt Nam bởi vì họ là kẻ xâm lược, phi nghĩa. Tổ tiên họ đã vấp phải một dân tộc biết đoàn kết, kiên cường. Họ hoàn toàn nhầm lẫn, không phải tổ tiên họ đã để vuột mất Việt Nam. Không một triều đại nào, không một chính thể nào của Trung Quốc không xâm lực Việt Nam, Tàu Tống, Tàu Nguyên, Tàu Minh, Tàu Thanh, Tàu Tưởng, Tàu Mao đều đã xâm lược Việt Nam nhưng đều không nuốt nổi. Tổ tiên họ cũng vậy và cha ông họ cũng vậy.
Mong rằng các học giả, các chính trị gia mang nặng tư tưởng Đại Hán Trung Quốc hãy đọc lại lịch của chính dân tộc mình và nên suy ngẫm bài học lịch sử cho tương lai để hai nước Việt-Trung luôn được sống trong hòa bình.
Read More

Hoài niệm Liên Xô và 100 năm Cách mạng Tháng 10 Nga

Leave a Comment
 
Tôi rất xúc động theo dõi Diễn đàn Hoài niệm Liên Xô hướng tới kỷ niệm 100 năm Cách mạng Tháng Mười Nga được tổ chức tại Hà nội. Đây là một dịp để những người Việt tỏ lòng biết ơn và tri ân nước Nga cũng như các nước cộng hòa thuộc Liên xô trước đây đã cưu mang hàng chục ngàn sinh viên sinh sống, học tập và lao động trên quê hương Xô Viết. Nói theo nghĩa hẹp là như vậy, còn nói theo nghĩa rộng đó chính là lòng biết ơn và tri ân tất cả những gì mà Liên Xô đã dành cho nhân dân Việt Nam trong sự nghiệp cách mạng từ trước năm 1930 đến năm 1991.
Tham tán Công sứ, Đại sứ quán Liên bang Nga Vadimbulikov có phát biểu: "Hôm nay, một lần nữa chúng tôi được chứng kiến người Việt Nam yêu mến và tôn trọng nước Nga và các nước thuộc Liên Xô trước đây như thế nào. Chính Cách mạng Tháng Mười Nga đã đặt nên móng cho tình hữu nghị đó và chúng ta đã vượt qua mọi thử thách". Sự kiện này không chỉ chứng tỏ tình cảm thủy chung của Người Việt Nam, nó còn chứng tỏ người Việt đã đánh giá đúng về Cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga, cuộc cách mạng làm thay đổi vận mệnh nước Nga, đưa những người lao động lên nắm chính quyền, xây dựng chế độ mới, chế độ Xã hội chủ nghĩa. Cuộc cách mạng này đã làm rung chuyển cả thế giới, làm đảo lộn trật tự thế giới, để lại những bài học quý báu cho giai cấp vô sản, các dân tộc bị áp bức và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Nó là tấm gương, là lý tưởng cho các thế hệ người Việt đi theo bao nhiêu năm qua.
Sau năm 1991 tầng lớp lãnh đao chop bu Đảng Cộng sản Liên Xô đã tự chấm dứt sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, thay thế nó bằng nền chính trị dân chủ và nền kinh tế thị trường tự do. Người ta cho rằng nền kinh tế tập trung, kế hoạch hóa không có hiệu quả, không thể cạnh tranh được với nền kinh tế thị trường tự do và chính nền kinh tế tập trung, kế hoach hóa đã làm suy yếu, dẫn đến sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết. Tôi không hoàn toàn đồng ý với ý kiến trên và cũng không muốn bàn sâu vì sao Liên Xô sụp đổ.
Chỉ biết rằng sau 70 năm tồn tại và phát triển, Liên Xô mà nòng cốt là Liên bang Nga, một nước nghèo nàn lạc hậu nhất trong hệ thống tư bản đã trở thành một siêu cường chống chọi với Mỹ và cả thế giới tư bản. Năm 1945 Liên Xô góp phần quyết định đập tan Chủ nghĩa Phát xít. 1949 Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử. Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo. Năm 1961 Liên Xô vẫn là nước đầu tiên đưa nhà du hành vũ trụ Gagarin bay vòng quanh trái đất. Đến cuối thập kỷ 60 của thế kỷ trước Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai sau Mỹ. Cho đến ngày hôm nay, hàng triệu, triệu người Nga vẫn hoài niệm về một thời oanh liệt, hào hùng đó. Nhiều nhà nghiên cứu, bình luận chính trị- kinh tế Nga đã nhìn nhận lại nền kinh tế tập trung, kế hoạch hóa. Suy cho cùng cả hai nền kinh tế kế hoạch hóa và thị trường tự do đều là sản phẩm của lịch sử.
Nhà bình luận chính trị- kinh tế nga Aleksandr Rusin có viết một bài báo làm chấn động dư luận Nga. Nội dung ông viết tổng thể là tất cả những gì người Nga đang sử dụng, đặc biệt là nền công nghiệp đều nhờ vào nền công nghiệp Xô Viết.
Phần lớn nhà ở của dân chúng Nga hiện nay gần như vẫn sống trong những ngôi nhà được xây dựng từ thời Xô Viết. Kể cả những ngôi nhà được coi là hiện đại ngày nay đều được xây dựng từ những nhà máy sản xuất vật liệu từ thời Xô viết.
Cơ sở hạ tầng giao thông hiện nay chủ yếu cũng được xây dựng từ thời Xô Viết. Những năm gần đây người ta chỉ rải thêm lớp nhựa lên những con đường đã có từ trước. Và người ta vẫn chưa rải hết những con đường đó.
Đại đa số các nhà máy thủy diện, nhiệt điện, điện hạt nhân cũng được xây dựng từ thời Xô Viết. Tất cả những nhà máy lớn hoạt động cho đến ngày hôm nay, chẳng hạn như Tổ hợp sản xuất nhôm, Tập đoàn sản xuất kim loại, Nhà mày sản xuất Nikel và nhiều tổ hợp khổng lồ cũng được xây dựng từ thời Xô Viết. Ngay cả hãng xe ô tô nổi tiếng thế giới KAMAS, GAZ cũng được thiết kế và sản xuất từ thời Xô Viết.
Các tổ hợp quốc phòng thì gần như 100% đã có từ thời Xô Viết. Các nhà máy đóng tàu, các nhà máy chế tạo máy bay, các phòng thiết kế và tất cả những dự án lớn đang triển khai cũng được lên kế hoach từ thời Xô Viết. Thậm chí từ tăng T90, Armata, tên lửa Iskender, các loại pháo phản lực, các loại súng bộ binh mới tung ra thị trường đến tàu ngầm tàu sân bay dự định đóng cũng là những sản phẩm được thiết kế và chưa hoàn thiện từ thời Xô Viết. Đỉnh cao là các lần phóng tàu vũ trụ vẫn được người ta tiến hành từ sân bay vũ trụ Bai Konur, một sân bay từ thời Xô Viết.
Thành phố khoa học hàn lâm Akademgorodok là một thành phố khoa học lớn nhất nước Nga và lớn nhất thế giới cũng được xây dựng từ thời Xô Viết. Các tòa nhà hành chính nhà nước, các công trình điêu khắc, kiến trúc, văn hóa, thể thao nổi tiếng, Tháp truyền hình Trung ương tại thủ đô Matxcova và ở các khu vực cũng đều được xây dựng từ thời Xô Viết...
Người ta ước tính tất cả những gì hiện có sau năm 1991, trừ đi những cái của Liên Xô chỉ có giá trị khoảng trên 5%. Nước Nga dân chủ mới mà Boris Yeltsin đứng đầu với bộ máy lãnh đạo của ông ta đã tàn phá nước Nga còn lớn hơn nhiều so với những tổn thất trong những năm chiến tranh vệ quốc. Một nền kinh tế kế hoach hóa của Liên Xô mạnh như vậy, nó đã bị hủy hoại bởi tầng lớp chóp bu trong giới lãnh đạo Đảng Cộng sản, bọn người chỉ chăm chăm lo cho lợi ích cá nhân, đã biến tài sản quốc gia, thành quả lao động 70 năm của nhân dân Nga thành tài sản riêng. Và đương nhiên bọn họ trở thành tỉ phú, triệu phú.
Có chăng một điều đáng nói là hiện tượng Putin. Ông là người đã vực nước Nga dậy từ đống đổ nát. Ông là người đưa GDP của nước Nga tăng gấp 6 lần trong 3 nhiệm kỳ cầm quyền. Ông cũng là người đưa nước Nga đang trở lại vị thế cường quốc. Nhưng so với Liên Xô, nước Nga vẫn chỉ là một cái bóng. Và bản thân Putin cũng là sản phẩm của Xô Viết (ông vốn là sĩ quan KGB từ thời Xô Viết).
Diễn đàn hoài niệm Liên Xô tại Hà Nội hướng tới kỷ niệm 100 năm Cách mạng Tháng Mười Nga là một bữa tiệc tưng bừng nghệ thuật ca múa nhạc, xiếc tổng hợp. Nó thể hiện tình cảm sâu đậm của 14.000 thành viên trên khắp đất nước và hàng triệu người Việt yêu mến Liên Xô trước đây. Tôi tin rằng Cách mạng Tháng Mười Nga và Liên Xô vẫn còn sống mãi trong lòng người Việt.
Read More

Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc

Leave a Comment
Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc bế mạc ngày ngày 24/10 sau khi bầu ra BCH Trung ương Đảng và Uỷ ban Giám sát kỷ luật Trung ương. Đại hội cũng thông qua bản sửa đổi Điều lệ ĐCS, đưa tư tưởng Tập Cận Bình về Chủ nghĩa xã hội mang đặc điểm Trung Quốc trong thời đại mới vào điều lệ. Nó trở thành một phần trong nguyên tắc chỉ đạo hoạt động của ĐCS. Như vậy ông Tập có được vinh dự ngang bằng với Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình.
Đương nhiên ông Tập Cận Bình được Hội nghị Trung ương lần thứ nhất bầu làm Tổng Bí thư ĐCS mà không có một đối thủ nào cạnh tranh. Một màn độc diễn của nguyên Tổng Bí thư, Chủ tịch nước mới đắc cử đã nắm được quyền lực mà không có một người kế vị nào trước đó có được để dẫn dắt nền chính trị của Trung Quốc trong nhiều năm tới. Điều này đã mang lại cho ông Tập sự ổn định và tầm ảnh hưởng mà tất cả các nhà lãnh đạo các nước trên thế giới đều khao khát mong muốn.
Ông Tập đang ngồi trên đỉnh cao của một nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Ông còn nắm trong tay lực lượng quân đội mạnh mẽ chưa từng có để không có bất kỳ những thách thức, trở ngại nào trong việc thực thi mục tiêu phương hướng của ĐCS Trung Quốc.
Một Tập Cận Bình với tất cả quyền lực sẽ có ảnh hưởng như thế nào với khu vực Đông Á và thế giới?
Nỗ lực trong những năm tới của Tập Cận Bình là xây dựng giấc mộng Trung Hoa, một vị thế siêu cường mà Trung Quốc từng có trong quá khứ. Để đạt được điều này, ĐCS và ông phải xây dựng được xã hội khá giả toàn diện, trước năm 2020 sẽ tăng GDP gấp đôi năm 2010; tiếp tục đẩy mạnh chống tham nhũng; thực thi đầu tư cơ sở hạ tầng liên châu lục thông qua sáng kiến "Vành đai, Con đường". Điều này có tác động đáng kể tới thế giới, đặc biệt là cục diện Đông Á.
Trong bài phát biểu trước Đại hội ĐCS được tổ chức 5 năm một lần, Tập Cận Bình tuyên bố một kỷ nguyên mới đang mở ra cho ĐCS và đất nước Trung Quốc để thực hiện tầm nhìn của Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình. Hàm ý ông Tập muốn nói Mao Trạch Đông là người cầm lái vĩ đại đã thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Đặng Tiểu Bình là kiến trúc sư đem lại sự thịnh vượng cho Trung Hoa với chính sách mở cửa và bây giờ ông Tập sẽ mang lại sức mạnh và quyền lực cho Trung Hoa.
Trước đó ông Tập đã tìm cách để Trung Quốc đối trọng với trật tự thế giới do Mỹ lãnh đạo, đề xuất thành lập Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á, thông qua sáng kiến "Vành đai, Con đường". Khi Tổng thống Mỹ Trumpt lấy nước Mỹ là trên hết, tăng cường bảo hộ thương mại, rút khỏi Hiệp định chống biến đổi khí hậu, rút khỏi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương... ông Tập dường như tìm thấy khoảng trống quyền lực để lấp đầy với nước sơn ủng hộ tự do thương mại và chống biến đổi khí hậu.
Ở Đông Á, ông Tập đã khai thác cơ hội chiến lược tại Biển Hoa Đông và Biển Đông để hạ thấp uy thế của Mỹ. Cứ từng bước một, Trung Quốc lấn tới. Nếu chiến thắng, ông tập sẽ mở đầu kỷ nguyên giấc mộng Trung Quốc.
Thực tế ông Tập đã nắm được ĐCS qua chiến dịch chống tham những, xây dựng giấc mộng Trung Hoa, đẩy mâu thuẫn nội bộ ra bên ngoài, làm phức tạp tình hình với các nước láng giềng và phần còn lại của thế giới. Hiện tại Trung Quốc hiện diện ở khắp nơi trên thế giới. Khi Mỹ và phương Tây lùi bước, Trung Quốc sẽ tiến tới.
Về đối nội, qua Đại hội ĐCS, qua việc bầu nhân sự, nhiều nhà phân tích trên thế giới cho rằng ông Tập vẫn ưu tiên sự ổn định trong nước và thúc đẩy chủ nghĩa dân tộc. Nhưng về vấn đề nội bộ, ông Tập đã tạm ổn định, tôi cho rằng sắp tới, ông bắt đầu tự tin và quyết đoán hơn trong trong chính sách ngoại giao và quốc phòng.
Ở Biển Đông, chắc chắn Bắc Kinh sẽ tiếp tục hoàn thiện việc xây dựng và quân sự hóa các đảo, đúng ra là các đảo đá, các rạn san hô để phủ nhận Phán quyết của Tòa Trọng tài Quốc tế về đường lưỡi bò. Mặc dầu vẫn cứ to tiếng với Mỹ, Anh, Austrailia và một số nước ở Đông Nam Á, nhưng Bắc Kinh bắt đầu đưa ra lập luận "Tứ Sa", đánh tráo khái niệm tránh đối đầu với công luận, với các bên có yêu sách chủ quyền có thể thách thức họ trong khi Mỹ vẫn tuyên bố tự do hàng hải và diễn tập xung quanh những hòn đảo mà Trung Quốc đã chiếm đóng. Rõ ràng hơn hẳn những người tiền nhiệm, Tập đã thật sự cố gắng tăng cường sức mạnh ngoại giao và quân sự để thúc đẩy tuyên bố chủ quyền trên cơ sở chủ nghĩa dân tộc.
Về vấn đề Đông Bắc Á, chắc chắn ông Tập còn nhiều việc phải làm. Trung Quốc đã siết chặt thương mại và hạn chế kinh doanh với Triều Tiên. Có nhiều suy đoán sau đại hội, ông Tập sẽ có thêm tín hiệu để giải quyết mối đe dọa tên lửa và hạt nhân của đất nước vốn lệ thuộc rất khó chịu với Trung Quốc. Tuy vậy tôi cho rằng rất khó đoán định nếu chính sách của chính quyền Trumpt khăng khăng trừng phạt và yêu cầu phi hạt nhân BắcTriều Tiên ngay lập tức. Chính sách của Mỹ với Triều tiên là không thực tế và gây nguy hiểm cho Trung Quốc. Không biết ông Tập sẽ có những bước đi hiệu quả gì trước sức ép của Mỹ và cộng đồng thế giới.
Về mặt quân sự, ông Tập đã cầm cương điều khiển quân đội qua việc tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối của ĐCS với quân đội. Ông cũng kêu gọi đẩy mạnh việc hiện đại hóa quân đội, chống tham những trong quân đội, nêu cao tính sẵn sàng chiến đấu của quân đội...
Cùng với kinh tế, ngoại giao, mục tiêu của ông Tập là khẳng định vai trò lãnh đạo khu vực, tiến tới mục tiêu thống trị an ninh khu vực và chiếm vai trò chủ đạo trong nền chính trị toàn cầu. Chính sách của Bắc Kinh với nhiệm kỳ 2 của Tập Cận Bình chắc sẽ cứng rắn hơn. Tình hình Đông Á sẽ có những bước phát triển mới hoặc thay đổi.
Tôi rất muốn hy vọng Trung Quốc thật sự trỗi dậy hòa bình và không tranh giành xưng bá như Tập cận Bình tuyên bố trong đại hội. Tôi chắc người dân các nước Đông Á và thế giới cũng mong muốn như vậy. Với quyền lực tuyệt đối của mình, ông Tập sẽ không giống như Mao làm cuộc Cách mạng Đại nhảy vọt và Cách mạng Văn hóa khiến hơn 30 triệu người chết, không giống như Đặng nhúng tay vào Campuchia dẫn đến nạn diệt chủng 2 triệu người vào cuối những năm 1970, không giống như Đặng ra lệnh cho sư đoàn xe tăng nghiến chết tất cả sinh viên biểu tình ở Thiên An Môn và không giống như Đặng tiến hành cuộc xâm lược tàn bạo đối với Việt Nam vào năm 1979.

Read More

Liệu có thể xảy ra một cuộc chiến tranh giữa Trung Quốc và Ấn Độ

Leave a Comment
Sự kiện Doklam
Biên giới Trung-Ấn không ngừng gia tăng áp lực sau khi Trung Quốc tìm mọi cách buộc Ấn Độ phải rút quân khỏi Doklam thuộc khu vực Sikkim để giải quyết tình trạng đối đầu hiện nay. Phía Trung Quốc cho rằng sự kiện Doklam là “rất nghiêm trọng”, nó khác với những xích mích giữa quân đội hai nước trong quá khứ vì những tranh chấp ở khu vực chưa phân định. Doklam là vấn đề biên giới giữa Trung Quốc và Bhutan, là vấn đề song phương của riêng hai nước. Ấn Độ không có quyền can thiệp hay cản trở. Trung Quốc đã tăng cường tập trận, đổ dồn khí tài đến khu vực để thị uy. Thậm chí truyền thông Trung Quốc còn kêu gọi “Dạy cho Ấn Độ một bài học”, một thuật ngữ sặc mùi hiếu chiến theo chủ nghĩa dân tộc Đại Hán mà họ thường đưa ra mỗi khi có mâu thuẫn xung đột với các nước láng giềng xung quanh.
   Phía Ấn Độ cho rằng bắt đầu từ tháng 6/2017 quân đội Trung Quốc đã lợi dụng đêm tối đưa lực lượng và công cụ vào Doklam, một khu vực tranh chấp giữa Trung Quốc và Bhutan để xây dựng một con đường xuyên qua cao nguyên nhằm tạo lợi thế về quân sự và chính trị. Bhutan lên tiếng Bắc Kinh đã vi phạm thỏa thuận không thay đổi hiện trạng giữa hai nước được ký vào năm 1988, đồng thời kêu gọi Ấn Độ đem quân đến ngăn cản. Ấn Độ kiên trì với phương châm hai bên cần đối thoại và cùng rút quân khỏi khu vực. Nhưng cách tiếp cận và hành động hung hăng của Bắc Kinh đang làm phức tạp thêm vấn đề.
   Quân đội Trung Quốc và Ấn Độ đã được đặt trong tình trạng báo động cao suốt hai tháng tại vùng cao nguyên Doclam, khu vực ngã ba biên giới giữa Trung Quốc, Ấn Độ và Bhutan. Trung Quốc được cho là đã điều động 1000 binh sĩ đến điểm nóng tranh chấp. Ấn độ hiện điều động 2500 quân đến khu vực để chuẩn bị đánh lâu dài. Quân lính Ấn Độ đã ra lệnh sơ tán người dân ở gần khu vực Doklam nhằm đề phòng tình hình leo thang thành một cuộc chiến tranh ngắn ngày. Báo chí quốc tế bình luận Trung Quốc và Ấn Độ, hai cường quốc hạt nhân hùng mạnh ở châu Á bắt đầu đếm ngược thời gian chiến tranh.
   Nguyên nhân sâu xa
   Doklam không phải là sự kiện duy nhất làm bùng phát căng thẳng biên giới Trung-Ấn. Năm 1962 Trung Quốc và Ấn Độ đã rơi vào một cuộc chiến giành quyền kiểm soát khu vực Arunachal Pradesh. Nguyên nhân được cho là cả hai bên xâm nhập vào lãnh thổ của nhau và Trung Quốc muốn trả đũa Ấn Độ vì đã hỗ trợ cho Tây Tạng, đặc biệt là việc Ấn Độ cấp quy chế tị nạn chính trị cho Đạt Lai Lạt Ma. Ngoài ra, Trung Quốc còn muốn làm suy yếu, trừng phạt và kết thúc những nỗ lực của Ấn Độ muốn can thiệp vào Tây Tạng, muốn khôi phục Tây Tạng như trước năm 1949.
   Trong cuộc chiến tranh Trung-Ấn năm 1962, Trung Quốc chủ động huy động 80.000 quân tấn công vào lãnh thổ Ấn Độ với 12.000 quân tự vệ. Có thể nói Ấn Độ đã hoàn toàn bất ngờ sau chuyến thăm của Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai với tuyên bố giữa hai nước không có chiến tranh. Kết quả phía Ấn độ có tới 3128 binh sỹ tử trận, 3123 bị bắt làm tù binh. Trong khi đó phía Trung Quốc chỉ mất 1400 binh sỹ.
   Ấn Độ đã phải rút lui trên chính lãnh thổ của mình. Khi Ấn Độ yêu cầu Mỹ giúp đỡ, Trung Quốc vội tuyên bố rút quân và chiếm một vùng đất rộng hơn 20.000 km vuông của Ấn Độ. Kể từ đó đến nay, tranh chấp khu vực Arunachal Pradesh vẫn là một trong những điểm nóng kiềm chế mối quan hệ ngoại giao Trung-Ấn và có thể là nguyên nhân dẫn tới một cuộc xung đột quân sự mới bất cứ lúc nào.
   Tiếp đó là hàng loạt các cuộc xâm phạm lãnh thổ và dựng lều trại quân sự được quân đội hai nước tiến hành tại Arunachal Pradesh.
Rút kinh nghiệm thất bại trong cuộc chiến tranh năm 1962, New Delhi nhận ra mối đe dọa tiềm tàng từ Trung Quốc, Ấn Độ đã tăng cường gấp đôi số binh sĩ thường trực, đưa 7 sư đoàn tác chiến vùng rừng núi để bảo vệ biên giới giáp Trung Quốc.
   Sau đó vào năm 1967, căng thẳng Trung-Ấn về vấn đề phân định biên giới vùng Sikkim vốn âm ỉ từ lâu lại bùng phát thành hai cuộc xung đột ở Nathu La và Cho La. Khi quân đội Trung Quốc nổ súng ở Nathu La, Ấn Độ đã đáp trả mạnh mẽ. Giao tranh giữa hai bên kéo dài suốt ba ngày đêm. Pháo binh Ấn Độ tỏ ra vượt trội, buộc quân Trung Quốc phải lùi bước. Cũng như vậy ở Cho La, giao tranh giữa hai bên kéo dài một ngày. Kết thúc quân đội Trung Quốc phải rút về cứ điểm phòng thủ.
   Sự kiện Sikkim năm 1967 được giới phân tích đánh giá là bước ngoặt trong cán cân sức mạnh Trung-Ấn. Trung Quốc không còn có thể dễ dàng tràn sâu vào lãnh thổ Ấn Độ như 5 năm trước đó.
   Bây giờ là vấn đề Doklam, liệu tranh chấp có thể thổi bùng thành một cuộc chiến nữa? Rất ít khả năng. Vì nếu xảy ra một cuộc chiến “Dạy cho Ấn Độ một bài học”, nó sẽ gây tổn thất to lớn, khôn lường, nhất là đối với Trung Quốc. Và nó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới kinh tế toàn cầu.
   Tham vọng chiến lược của Trung Quốc và phản ứng của Ấn Độ
   Mấy chục năm phát triển với mức tăng trưởng kinh tế hai con số, Trung Quốc không ngừng tăng cường sức mạnh quân sự. Trong lộ trình thực hiện hóa tham vọng trở thành cường quốc toàn cầu, Trung quốc đã áp dụng nhiều biện pháp, cả về kinh tế, ngoại giao lẫn quân sự nhằm kiềm chế Ấn Độ, không để nước láng giềng vươn lên cạnh tranh trực tiếp vị thế đang lên của mình.
 Bằng một loạt các chiến lược quy mô lớn như “Chuỗi ngọc trai”, “Vành đai và con đường”, và với tư tưởng thâm căn cố đế “Một núi thì không thể có hai hổ”, mặc dù Tập Cận Bình sang thăm Ấn Độ tuyên bố “Thế giới đủ rộng cho cả Trung Quốc và Ấn Độ”, nhưng Bắc Kinh không che giấu nổi những hành động không ngừng gia tăng ảnh hưởng ở các khu vực xung quanh Ấn Độ, nhằm khóa Ấn Độ trong tiểu lục địa Nam Á.
   “Vành đai và Con đường” là sáng kiến chứng minh cho quyết tâm của Đảng Cộng sản Trung Quốc và Tập Cận Bình, quyết từ bỏ phương châm “giấu mình chờ thời” và đường lối “quyết không đi đầu” của Đặng Tiểu Bình. Bắc Kinh bộc lộ tham vọng muốn đưa Trung Quốc chủ động vươn lên vị trí lãnh đạo toàn cầu. Thực tế họ đã đạt được một số kế hoạch chiến lược.
   Mặc dầu vậy, Ấn Độ có một vị thế địa chiến lược rất quan trọng đối với sáng kiến phát triển chiến lược “Vành đai và Con đường” trong tương lai. Trung Quốc không thể không hợp tác với Ấn Độ. Trung Quốc đã thông qua kênh chính thức và không chính thức chào mời New Delhi tham gia vào sáng kiến của mình.
   Nhằm thuyết phục New Delhi, Trung Quốc đã đề xuất 4 điểm cải thiện quan hệ giữa hai nước còn có nhiều vướng mắc: “Thứ nhất, khởi động đàm phán về một hiệp ước láng giềng tốt, hợp tác hữu nghị giữa Trung Quốc và Ấn Độ. Thứ hai, nối lại đàm phán Hiệp định thương mại tự do Trung-Ấn. Thứ ba, phấn đấu đạt được kết quả sớm về vấn đề biên giới. Thứ tư, chủ động tìm hiểu tính khả thi của việc gắn sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc với Chính sách Hành động hướng Đông của Ấn Độ”.
   Thực sự có các lợi ích to lớn mà Ấn Độ có thể gặt hái được khi gia nhập Sáng kiến “Vành đai và Con đường” cũng như làn sóng đầu tư kỷ lục của Trung Quốc vào Ấn Độ. Tuy nhiên viễn cảnh kinh tế mà Trung Quốc đưa ra đều không thuyết phục được Ấn Độ đi theo quỹ đạo của mình.
   Ngược dòng lịch sử, hai nước có quá nhiều ân oán, mâu thuẫn xung đột nhiều hơn là hữu nghị, hòa dịu. Vấn đề mấu chốt vẫn là tranh chấp chủ quyền biên giới. Cụ thể là Hành lang kinh tế Trung Quốc-Pakistan, trục giao thông trọng yếu trong Sáng kiến “Vành đai và Con đường” đi qua vùng Jamu và Kashmir do Pakistan chiếm đóng từ năm 1947 mà Ấn Độ luôn tuyên bố thuộc chủ quyền của mình.       
   Jamu và Kashmir là một điểm nóng, nhạy cảm và nguy hiểm giữa hai quốc gia đông dân nhất thế giới, một con rồng với 1.382.000 người luôn ủng hộ nhà nước Pakistan đối đầu với một con voi trên 1.310.000 người. Vì vậy Ấn Độ quyết không đánh đổi chủ quyền lấy kinh tế. Ngoài vấn đề chủ quyền, New Delhi còn lo ngại mưu đồ của Bắc Kinh sử dụng tiềm lực tài chính và kỹ thuật xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm khống chế, tăng cường ảnh hưởng và hủy hoại vùng biên giới của Ấn Độ.
   Chiến lược “Bức màn thép” của Ấn Độ khắc chế vòng vây
   New Delhi đã nhìn thấy Bắc Kinh dựng lên một mạng lưới cơ sở hạ tầng thương mại và quân sự rộng khắp khu vực Ấn Độ Dương. Mạng lưới này chạy dọc theo các tuyến giao thông trên biển. Vòng cung “Chuỗi ngọc trai” chạy qua các eo biển chiến lược: Mandeb, Malacca, Hormuz và Lombok kết nối các cảng biển ở Myanmar, Bangladesh, Sri Lanka, Pakistan, Maldives… Trung Quốc luôn phủ nhận ý đồ quân sự trong chiến lược “Chuỗi ngọc trai”. Họ lập luận việc làm của họ chỉ thuần mục đích kinh tế. Nhưng những diễn biến liên quan đến các hoạt động của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương trong thời gian vừa qua lại không ủng hộ lập luận của Bắc Kinh. Nhiều nhà phân tích quốc tế và Ấn Độ nhận xét, “Chuỗi ngọc trai” của Trung Quốc giống như một chiếc thòng lọng, được Trung Quốc giăng ra để siết quanh cổ Ấn Độ.
   Thực tế cho thấy Trung Quốc không ngừng đẩy mạnh việc ký kết các thỏa thuận về thương mại, quân sự, quốc phòng và đầu tư vào các cảng biển ở một loạt quốc gia từ Myanmar tới Maldives. Mới đây nhất, ngày 1/8/2017, Trung Quốc chính thức mở căn cứ quân sự đầu tiên ở nước ngoài tại Djibouti, Tây Bắc Ấn Độ Dương. Đồng thời các chiến hạm của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc bắt đầu ghé thăm các cảng biển theo “Chuỗi ngọc trai”. Giới quan sát quốc tế bắt đầu nghi ngờ một số cảng sẽ trở thành những căn cứ quân sự trong tương lai.
   Tất cả những động thái của Trung Quốc khiến Ấn Độ cực kỳ quan ngại. New Delhi luôn coi việc Trung Quốc tăng cường sự hiên diện ở Ấn Độ Dương là nằm trong chiến lược phong tỏa và kiềm chế Ấn Độ ngay từ cửa ngõ của mình. Ấn Độ đã không ngồi yên mà chủ động đáp trả bằng chiến lược “Bức màn thép” nhằm ngăn chặn bất cứ hành động nào có thể làm tổn thương tới lợi ích của mình.
   Theo đuổi chiến lược này, New Delhi tìm mọi cách khôi phục các quan hệ ngoại giao với các nước trong khu vực truyền thống, tăng cường sự hiện diện quân sự và hợp tác quốc phòng với các nước ở khu vực Ấn Độ Dương.
   Ấn Độ bắt đầu thay đổi chính sách trung lập của mình. Đối tác đầu tiên mà Ấn Độ hướng tới là Mỹ. Từ năm 2005, Washington và New Delhi đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược, theo đó là các thỏa thuận hợp tác quốc phòng dài hạn, trong đó có việc sử dụng chung cơ sở vật chất quốc phòng, tập trận chung trên quy mô lớn và thúc đẩy thương mại quân sự.
   Trong một thập kỷ, Ấn Độ và Mỹ ký kết hơn 15 tỷ USD giao dịch thương mại quốc phòng. Mỹ đã chuyển giao cho đối tác của mình các máy bay vận tải C130J, C-17, máy bay tuần tra săn ngầm hiện đại P-8I, tên lửa hành trình Harpoon, trực thăng Apache và Chinook, pháo hạng nặng M777. Mới đây, Ấn Độ cũng ký hợp đồng mua thêm máy bay tuần tra săn ngầm và những thiết bị quân sự để đủ tuần tra eo biển Malacca, biển Ả Rập, giám sát vùng đặc quyền kinh tế của các nước giáp Ấn Độ Dương. Trong Chuyến công du tới Mỹ của Thủ tướng Nảenda Modi vào tháng 6/2017, Washington đã phê chuẩn cho New Delhi mua 22 máy bay không người lái Guadian trị giá 3 tỷ USD để tuần tra các vùng biển xa ngoài khơi Ấn Độ Dương… Tất cả những việc làm trên đã góp phần làm “thay đổi cuộc chơi”, giúp cho Ấn Độ mở ra những khả năng hoàn toàn mới trong việc bảo vệ các lợi ích của mình.
    Đối tác thứ hai mà Ấn Độ hướng tới là Nhật Bản. Quan hệ giữa hai nước là quan hệ đối tác chiến lược, chưa bao giờ phát triển mạnh mẽ như hiện nay. Ở cấp khu vực hai đối tác này là một đối trọng tương xứng với Trung Quốc. Hai nước đến với nhau như một đối tác tự nhiên với độ tin cậy chính trị cao và cùng một hệ giá trị dân chủ. Cả hai đều sẵn sàng mở rộng sự hợp tác trên tất cả các mặt kinh tế, chiến lược và quốc phòng trước một Trung Quốc đầy cơ bắp.
   Ấn Độ cho phép Nhật Bản là nước duy nhất tiếp cận, đầu tư hàng chục tỷ USD vào những khu vực nhậy cảm. Ấn Độ rất quan tâm tới công nghiệp quốc phòng của Nhật Bản, từ tàu ngầm cho tới thủy phi cơ. Ấn Độ cũng đang hợp tác với Nhật Bản xây dựng một dải quan trắc thủy âm đặt ngầm dưới đáy biển kéo dài từ cực nam Ấn Độ tới mũi Sumatra của Indonesia. Các chuyên gia quân sự nhận định, mục đích chính của việc thiết lập hệ thống cảm biến này là để theo dõi các tàu ngầm của Trung Quốc.
   Gần đây nhất, từ ngày 10 đến ngày 17/7/2017, Ấn Độ cùng Mỹ và Nhật Bản tổ chức một cuộc tập trận hải quân chung quy mô lớn mang tên Malabar 2017 tại Vịnh Bengal với sự tham gia của hai tàu sân bay, một tàu trực thăng, 95 máy bay, 16 tàu chiến và hai tàu ngầm. Đây chắc chắn là một thông điệp chiến lược Ấn Độ nhắn nhủ tới tham vọng hiện diện của Bắc Kinh ở Ấn Độ Dương.
   Ấn Độ cũng đã đạt được thỏa thuận giám sát vùng đặc quyền kinh tế cho các quốc gia ở Ấn Độ Dương như Maldives, Seychellas, Mauritius. Ấn Độ giúp cải tạo và xây dựng cơ sở hạ tầng một số đảo của Seychellas, Mauritius nhưng thực chất là chuyển đổi thành các căn cứ quân sự được trang bị rada, hệ thống định vị thủy âm và tiếp nhận tàu hải quân Ấn Độ neo đậu.
   Nhằm đối phó với các hoạt động của Trung Quốc triển khai tại tại cảng Gwadar của Pakistan, Ấn Độ đã ký kết thỏa thuận với Iran để phát triển cảng Chabahar, một cảng biển nằm ở cửa ngõ eo biển Hormuz. Cảng biển này có vị trí địa chiến lược quan trọng hơn cảng Gwadar vì tàu chở dầu từ các nước Trung Đông đều phải đi qua nơi đây.
   Để giảm bớt ảnh hưởng của Trung Quốc tại châu Á, Ấn độ còn chủ động liên minh với Mỹ và Nhật Bản có hiệu quả trong việc đẩy mạnh các nỗ lực bắt tay với các nước ASEAN, Australia. Ấn Độ tăng cường thúc đẩy quan hệ với Philippines, Indonesia, Việt Nam, những nước có tranh chấp biển đảo với Trung Quốc. Trong một vài năm trở lại đây Ấn Độ không ngừng tăng cường công tác ngoại giao, quân sự, quốc phòng với các nước, đối thủ chính của Trung Quốc tại Đông Á. Ấn Độ coi chính sách “Hành động hướng Đông” là bản lề để kết nối với các quốc gia châu Á.
   Kết luận
   Mặc dầu hai nước có xung đột, cạnh tranh nhưng trên thực tế hai nước cũng có sự hợp tác đáng kể. Kim ngạch thương mại hai chiều năm 2016 lên tới 72 tỷ USD và dự kiến đến năm 2020 có thể lên tới hàng trăm tỷ. Chắc chắn hai bên đều không muốn phải trả giá những thiệt hại về chiến lược đại cục vì chiến tranh. Mặc dầu cả hai bên đều tăng quân ở biên giới, không khí căng thẳng như sắp nổ ra chiến tranh. Tuy nhiên, đến hôm nay quân đội cả hai bên vẫn kiềm chế, không muốn mạo hiểm gây chiến.
   Các chuyên gia quân sự trên thế giới đánh giá tiềm lực quân sự về hai nước theo nhiều cách nhìn nhận khác nhau. Nhìn chung họ đều cho rằng Trung Quốc có ưu thế hơn về bộ binh, nhưng Ấn Độ lại nhỉnh hơn về không quân và hơn hẳn hải quân ở Ấn Độ Dương. Nếu chiến tranh tổng lực xảy ra (Loại trừ chiến tranh hạt nhân, vì nếu xảy ra cả hai nước đều bị hủy diệt), Ấn Độ phong tỏa Ấn Độ Dương. 70% lượng dầu Trung quốc nhập khẩu từ Trung Đông bị ách tắc. Nền kinh tế Trung Quốc sẽ sụp đổ.
   Ngày 11/7/2017 Bí thư đối ngoại Ấn Độ S.Jaishankar đã có bài phát biểu tại Singapore. Trong bài phát biểu này, phía Ấn Độ tỏ rõ thái độ không mong muốn xảy ra xung đột, đồng thời hy vọng vào kinh nghiệm lịch sử, hợp tác giải quyết đối đầu lần này sẽ làm cho quan hệ Trung-Ấn quay trở lại quỹ đạo bình thường, tránh để cuộc đối đầu gây thiệt hại lớn cho quan hệ Trung-Ấn. Đây có thể coi là lần đầu tiên Ấn Độ chủ động lên tiếng giảm nhiệt trong suốt thời gian qua.
   Về phía Trung Quốc không biết họ còn có âm mưu gì đối với Ấn Độ, nhưng việc xây dựng cơ sở hạ tầng ở khu vực Doklam chắc chắn nhằm mục đích xây dựng Sáng kiến “Vành đai và Con đường”. Sáng kiến này đã được thực thi ở Nepal, Bangladesh và Pakistan. Nhưng đó mới chỉ là sự khởi đầu. Trong tương lai, Trung Quốc sẽ thúc đẩy toàn diện việc xây dựng ở hướng Tây Nam. Do đó Bắc Kinh không muốn để xảy ra tình trạng đối đầu với Ấn Độ. Nếu chiến tranh xảy ra, việc thúc đẩy chiến lược ở khu vực Nam Á nhiều năm qua sẽ đổ xuống sông, xuống biển. Và không tạo ra được môi trường hòa bình, Trung Quốc sẽ không thể phát triển được.
   Về phía Ấn Độ, tăng quân ở biên giới, áp dụng lập trường cứng rắn là để gây sức ép, ngăn chặn Trung Quốc xây dựng cơ sở hạ tầng và cũng là để thể hiện thái độ cần thiết với nước được bảo trợ là Bhutan. Ấn Độ hy vọng có thể ép Trung Quốc lùi bước, nhất là ở khu vực rất quan trọng đối với quốc phòng.
   Nhìn vào những lợi ích mà hai bên kiên trì theo đuổi ở khu vực, có thể thấy Trung Quốc và Ấn Độ sẽ tiếp tục kéo dài cuộc đối đầu cho đến sau Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc. Dĩ nhiên cả hai phía sẽ tìm ra được một giải pháp giữ được danh dự cho mình. Chẳng hạn quân lính Ấn Độ có thể gia nhập quân đội hoàng gia Bhutan. Sau đó hai bên thương lượng cùng rút quân. Cũng không loại trừ khả năng xảy ra xung đột ở quy mô nhỏ, không quá ảnh hưởng đến đại cục. Tuy nhiên chiến tranh là điều cả hai bên đều không mong muốn.
   Nếu có một cuộc chiến ngắn ngày xảy ra, khả năng là Trung Quốc sẽ nổ súng trước theo “truyền thống” như tất cả các cuộc chiến trước đó với các nước láng giềng (Năm 1962, 1967 Trung Quốc nổ súng trước ở biên giới Ấn Độ. Năm 1969 nổ súng trước ở biên giới Liên Xô. Năm 1974 nổ súng trước chiếm Đảo Phú Lâm của Việt Nam. Năm 1979 nổ súng trước trên toàn tuyến biên giới phía Bắc Việt Nam. Năm 1988 nổ súng trước chiếm 6 đảo ở Quần đảo Trường  Sa của Việt Nam. Năm 2012 gây hấn chiếm Bãi Cỏ Dong của Philippines. Năm 2014 đưa giàn khoan Hải Dương cùng với tàu chiến vào thềm lục địa Việt Nam. Năm 2016 bác bỏ Phán quyết về Đường Lưỡi bò của Tòa Trọng tài Quốc tế nhằm độc chiếm Biển Đông. Và tiếp theo có thể họ hành động trước ở Doklam).  Cố Thủ tướng Ấn Độ Nehru năm 1962 nhận xét rằng “Họ (Trung Quốc) là một dân tộc bành trướng hiếu chiến”. Còn Tập Cận Bình thì tuyên bố “Trung Quốc không có gien xâm lược”. Không biết ai đúng ai sai?    
    
  


   
Read More

Sangri-la 16

Leave a Comment
Shangri-la 16
Đối thoại Shangri-la 16 đã thu hút sự tham dự của gần 50 bộ trưởng và quan chức cao cấp quốc phòng, an ninh của các quốc gia trên thế giới. Đúng như dự đoán của nhiều nhà phân tích, đối thoại Shangri-la năm 2017 tập trung thảo luận các chủ đề: Mỹ và an ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương; duy trì trật tự trong khu vực dựa trên các nguyên tắc; thách thức mới đối với quản lý khủng hoảng ở châu Á-Thái Bình Dương; thay đổi địa chính trị và chính sách quốc phòng; xây dựng nền tảng chung về an ninh khu vực cũng như các mối đe dọa toàn cầu.
Một trong những trọng tâm được đưa ra thảo luận là làm sao duy trì được trật tự dựa trên việc tuân thủ luật pháp quốc tế, trật tự phải bảo vệ có hiệu quả những lợi ích của tất cả các nước trong khu vực.
Tình hình khu vực
Nếu như Biển Đông và vụ Philippines kiện Trung Quốc đã chi phối Đối thoại Shangri-la năm 2016 thì lần này vấn đề Biển Đông vẫn tiếp tục là chủ đề cấp bách ngoài những vấn đề nằm trong chương trình nghị sự, cho dù những căng thẳng có phần lắng dịu. Việc các nước ASEAN và Trung Quốc gần đây đạt được sự nhất trí nội dung dự thảo Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) được xem là một tín hiệu tích cực, mở đầu cho quá trình đàm phán để xây dựng văn kiện COC thực chất, có tính ràng buộc nhằm ngăn chặn xung đột trong khu vực.
Tuy nhiên, việc Trung Quốc tiến hành tôn tạo và xây dựng phi pháp các đảo nhân tạo trên các bãi đá và rạn san hô đã phủ bóng mây đen lên khu vực, khiến nhiều chuyên gia nghi ngờ về khả năng ASEAN và Trung Quốc sớm đạt được thỏa thuận mà hai bên có thể chấp nhận được. Tổng thư ký ASEAN Lê Lương Minh đã kêu gọi Trung Quốc và ASEAN nhanh chóng bắt đầu thảo luận các yếu tố cụ thể của Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông. Dẫu sao thì quá trình đàm phán vẫn là bước hết sức cần thiết cho việc xây dựng lòng tin nhằm tránh những sự cố có thể dẫn đến sự xung đột trong tương lai.
Cùng với vấn đề Biển Đông, tình hình bán đảo Triều Tiên cũng thu hút sự quan tâm của Diễn đàn đối thoại. Bình Nhưỡng liên tiếp tiến hành thử tên lửa đạn đạo và có khả năng còn thử cả hạt nhân lần thứ 6 đang đặt ra những thách thức cho an ninh khu vực. Làm sao có thể giải quyết căng thẳng có thể dẫn tới chiến tranh trên bán đảo là một bài toán cực kỳ nan giải.
Một vấn đề gây căng thẳng ở khu vực Đông Bắc Á là việc Mỹ triển khai Hệ thống phòng thủ khu vực tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) để phòng chống tên lửa của Bắc Triều Tiên. Phía Trung Quốc cho rằng hệ thống ra đa của THAAD không loại trừ hoạt động do thám, nhất là các hoạt động tên lửa của Trung Quốc. Bắc Kinh đã có động thái thử tên lửa đáp trả hành động của Mỹ, tạo thêm căng thẳng trong khu vực.
Cuối cùng là nguy cơ khủng bố đáng báo động tại khu vực Đông Nam Á. Một loạt vụ đánh bom liều chết ở Indonesia, vụ một thành phố miền Nam Philippines bị chiếm đánh có liên quan tới hoạt động tấn công của một nhóm phiến quân ủng hộ tổ chức Nhà nước Hồi giáo IS đang làm giấy lên những nỗi lo ngại khu vực Đông Nam Á có thể trở thành một địa bàn của IS, gây bất ổn trong khu vực. Các nước trong khu vực sẽ phải phối hợp với nhau như thế nào trước một thách thức vừa cũ vừa mới này.
Tuyên bố của Bộ Trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis
Tại diễn đàn năm nay, mọi quan tâm đổ dồn vào tuyên bố thể hiện quan điểm, lập trường và chính sách của Mỹ đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương nói chung và Đông Nam Á nói riêng, bởi đây là Đối thoại Shangri-la đầu tiên kể từ khi Tổng thống Donald Trump lên cầm quyền.
Nhiều nhà quan sát quốc tế kỳ vọng Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mattis sẽ tiếp tục chiến dịch tự do hàng hải trên Biển Đông và hối thúc Trung Quốc tuân thủ phán quyết của Tòa Trọng tài Quốc tế. Nhiều người cũng hy vọng Mỹ có những biện pháp cụ thể, tiếp tục tuần tra, tập trận trên vùng biển quốc tế tại Biển Đông như Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter, người tiền nhiệm của ông Mattis đã từng làm.
Trong bài phát biểu với chủ đề “Mỹ và an ninh châu Á-Thái Bình Dương ngày 3 tháng 6 Bộ trưởng Mattis đã cảnh báo Trung Quốc không được quân sự hóa hoạt động trên các đảo tranh chấp tại Biển Đông: “Chúng tôi phản đối tất cả các nước quân sự hóa các đảo nhân tạo và yêu sách chủ quyền hàng hải quá đáng, không tuân thủ pháp luật quốc tế. Chúng tôi không thể và sẽ không chấp nhận bất cứ hành động đơn phương và cưỡng bức nhằm thay đổi hiện trạng trên Biển Đông”. Bộ trưởng Mattis cũng đã chỉ trích các hành động gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông và Biển Hoa Đông, đồng thời nhấn mạnh: “Mỹ không thể và sẽ không chấp nhận những thay đổi mang tính đơn phương và ép buộc đối với nguyên trạng làm ảnh hưởng tới lợi ích của cộng đồng quốc tế cũng như phá vỡ trật tự dựa trên luật lệ”. Người đứng đầu Lầu Năm Góc cũng khẳng định: “Chúng tôi sẽ tiếp tục bay, giong buồm và hoạt động ở bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép”.
Với những phát biểu như vậy, giới phân tích cho rằng Chính quyền mới của Mỹ đã phát đi một thông điệp rất rõ với Trung Quốc và Mỹ vẫn tiếp tục theo đuổi các chính sách ở châu Á, khu vực mà Mỹ sẽ ưu tiên và nỗ lực trong chiến lược xây dựng quan hệ với các đồng minh. Mặc dù ông Mattis không đề cập đến việc xây dựng mạng lưới an ninh tập thể của người tiền nhiệm, nhưng trên thực tế, giới quân sự Mỹ vẫn đang củng cố, triển khai mạng lưới theo tinh thần đã định để đối phó với những hành động quân sự hóa Biển Đông của Trung Quốc.
Tại Shangri-la 2016, để đối phó với căng thẳng tại Biển Đông, người tiền nhiệm của Mattis là Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter thời Tổng thống Obama đã đưa ra nhiều biện pháp để giải quyết những thách thức ở Biển Đông. Ông tuyên bố xây dựng mạng lưới an ninh tập thể mới (Collective security network) dựa trên các nguyên tắc cốt lõi mà Mỹ tin rằng có thể đoàn kết các nước trong khu vực. Các nguyên tắc đó là chủ quyền, quyền tự quyết, giải quyết hòa bình các tranh chấp, tự do hàng hải, hàng không (Xin xem bài Hội nghị thượng đỉnh An ninh châu Á năm 2016 của tôi cũng trong blog này)…
Thực tế mạng lưới an ninh đã mở ra triển vọng các quốc gia phối hợp cùng nhau để đối phó với các thách thức truyền thống và phi truyền thống, trong đó có Sáng kiến An ninh Hàng hải Đông Nam Á. Ngày 2/10 tại Hội nghị không chính thức Mỹ -ASEAN, ông Carter cho biết sẽ tổ chức các sự kiện Mỹ-ASEAN trong khu vực, bao gồm cả đối thoại hàng hải và tập trận nâng cao nhận thức hàng hải. Mỹ sẽ duy trì mạng lưới an ninh qua việc giữ gìn môi trường ổn định ở châu Á-Thái Bình Dương bằng sức mạnh vượt trội và thông qua hợp tác với các đồng minh truyền thống, thông qua các đối tác trong khu vực.
Nhiều dấu hiệu cho thấy về mặt chính trị và quân sự, Chính quyền Trump đã và sẽ tiếp tục những bước đi dưới thời Tổng thống Obama trong cả thực tiễn lẫn chiến lược. Bộ trưởng Mattis đã nêu một chiến lược 3 điểm của Chính quyền Donald Trump sẽ áp dụng ở khu vực này. Thứ nhất ông Mattis nhấn mạnh nỗ lực hàng đầu của Mỹ là tăng cường quan hệ liên minh với Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, Philippines và Thái Lan. Thứ hai Mỹ có kế hoạch tăng cường sức mạnh cho các quốc gia khác ở châu Á để các nước này có thể đóng vai trò lớn hơn trong việc bảo vệ chủ quyền, an ninh của mình. Bộ trưởng Mattis coi Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam, Singapore và Đài Loan là các đối tác quân sự quan trọng. Thứ ba, Bộ trưởng Mattis đề ra các kế hoạch nhằm thúc đẩy các năng lực quân sự của Mỹ ở châu Á, coi sức mạnh quân sự là nền tảng cho ngoại giao. Ông cho biết 60% phương tiện trên không của Mỹ ở nước ngoài sẽ sớm được phân bố tới khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Quan điểm của một số nước
Trong bài phát biểu đề dẫn của mình, Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull đã mạnh mẽ cảnh báo những hành vi của Trung Quốc trên Biển Đông gần đây. “Một Trung Quốc với cách hành xử cưỡng ép sẽ nhận thấy các quốc gia láng giềng đang phẫn nộ trước những yêu cầu nhằm buộc họ phải nhượng bộ quyền tự quyết và không gian chiến lược”. Trung Quốc “sẽ chẳng nhận được gì” nếu sử dụng vũ lực ở Biển Đông. Theo Thủ tướng Malcohm Turnbull, trong trường hợp phải đối đầu với “một Trung Quốc áp bức”, các nước láng giềng “sẽ tìm cách tạo đối trọng trước sức mạnh của Trung Quốc bằng cách tăng cường liên minh và quan hệ đối tác với nhau và đặc biệt là với Hoa Kỳ”. Thậm chí ông kêu gọi các quốc gia châu Á hỗ trợ vai trò lãnh đạo của Mỹ ở khu vực.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Tomomi Inada cho rằng luật pháp quốc tế có thể thay đổi dựa trên tình hình thực tế, nhưng không thể phá bỏ hiện thực, và việc làm xáo trộn trật tự quốc tế là một việc làm “thiếu sáng suốt”. Bà Bộ trưởng tuyên bố Nhật Bản cam kết giúp xây dựng sự tự tin và năng lực với các đối tác ASEAN để đảm bảo an ninh khu vực “ngay cả khi sự khiêu khích” của Trung Quốc ở trên Biển Đông và Hoa Đông ngày càng gia tăng. Bà nói với các nhà lãnh đạo an ninh và quốc phòng trong khu vực: “Bây giờ là thời điểm để bảo vệ trật tự dựa trên luật pháp” trước những nỗ lực “không có kiểm soát và đơn phương của Trung Quốc để thay đổi hiện trạng ở Biển Đông và Hoa Đông”.
Phát biểu tại Đối thoại Shangri-la 16, Thứ trưởng Bộ Công An Việt Nam Bùi Văn Nam nhấn mạnh một trong những biện pháp ngăn ngừa xung đột giữa ASEAN và Trung Quốc thì hai bên cần triển khai việc áp dụng Bộ quy tắc tránh va chạm bất ngờ trên Biển Đông cũng như vận hành đường dây nóng ngoại giao giải quyết sự cố trên biển một cách thực chất và hiệu quả. Thứ trưởng Bùi Văn Nam nhấn mạnh một nước không được viện lý do áp dụng nội luật để né tránh khắc phục sự cố xảy ra trên biển khi được yêu cầu qua đường dây nóng. Thêm vào đó Bộ quy tắc tránh va chạm trên Biển Đông cần được áp dụng cho tất cả tàu thuyền của chính phủ hoạt động ở Biển Đông. Ngoài ra ASEAN và Trung Quốc cần sớm đạt được Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) mang tính ràng buộc, toàn diện, thực chất và trở thành công cụ hữu hiệu giúp ngăn ngừa xung đột, duy trì hòa bình ổn định an ninh và an toàn hàng hải, hàng không ở Biển Đông trên nguyên tắc COC phải là công cụ giải thích và giải quyết tranh chấp. Ông Nam nêu quan điểm “Việt Nam ủng hộ bất kỳ sáng kiến, cơ chế hợp tác nào có lợi cho việc duy trì hòa bình, ổn định, thúc đẩy giải quyết hòa bình các tranh chấp trên biển trên cơ sở luật pháp quốc tế”.
Về phía Trung Quốc, năm 2011 Bộ trưởng Quốc Phòng Trương Quang Liệt tham dự Shangri-la, nhưng ngay sau năm đó họ bắt đầu hạ thấp dần cấp bậc trường đoàn tham dự Shangri-la, và đến năm nay họ cử một trưởng đoàn đại diện cấp bậc thấp đến khác thường, Trung tướng Hà Lôi- Viện phó Viện Khoa học Quân sự.
Đa số các nhà phân tích cho rằng vì Trung Quốc không muốn thảo luận về các tranh chấp trên Biển Đông tại các hội nghị đa phương. Trung Quốc chỉ muốn thương lượng song phương về Biển Đông. Người ta còn cho rằng nếu phải cử cấp cao nhất, có lẽ Trung Quốc xấu mặt không có đường lùi giống như trường hợp của Bộ Trưởng Trương Quang Liệt, bị hỏi dồn những câu hỏi không thích trả lời, luôn phải né tránh, xoa dịu những vẫn đề gây tranh cãi. Thậm chí phải rời sân khấu mà không đáp lời khán giả.
Nhiều chủ đề Shangri-la năm nay đề cập đến những vấn đề khiến Bắc Kinh khó chịu nên họ cử một phái đoàn toàn những người không có vai trò gì trong việc ra quyết sách. Rõ ràng Bắc Kinh đã thể hiện thái độ như muốn bảo “Chúng bay cứ bàn, tao không quan tâm, việc tao tao cứ làm”. Bước đi trên thể hiện thái độ né tránh, thiếu bản lĩnh, không dám đối mặt với sự thật. Người ta cho rằng còn lâu Bắc Kinh mới là một thủ lĩnh trong khu vực, vậy mà lại đi ôm cái “giấc mộng Trung Hoa” làm siêu cường.
Kết luận
Shangri-la 16 đã khép lại. Riêng về vấn đề Biển Đông, ngoài bài phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, cộng đồng quốc tế cũng như trong khu vực đều rất quan tâm tới thông điệp của Thủ tướng Australia trong bài phát biểu khai mạc. Thứ nhất nó toát lên tinh thần tôn trọng chủ quyền các quốc gia. Các nước lớn nhỏ phải hành xử thượng tôn pháp luật trong tất cả các vấn đề quốc tế. Tiếp đến nó cũng thừa nhận vai trò của Mỹ trong các vấn đề an ninh khu vực, đồng thời thừa nhận sự trỗi dậy của Trung Quốc tại khu vực đã đem lại lợi ích chung cho các quốc gia vừa và nhỏ cùng phát triển.
Với Việt Nam, Shangri-la chắc chắn gợi mở ra nhiều vấn đề cho các nhà hoạch định chính sách nhằm ứng phó với tình hình trong khu vực đầy biến động và phức tạp.

                                                                           Ngày 10/6/2017
Read More

Blog Archive

About this blog

Được tạo bởi Blogger.