Thăm Trường Tiểu học Russel

Leave a Comment
Vân giới thiệu tôi đến trường tiểu học Russell Blvd (Russell Blvd Elementary School) qua một giáo viên của trường Đại học Missouri, tên là John.  8 giờ kém tôi có mặt tại cổng trường. Vào thời gian này ô tô cũng chở học sinh tới trường. Chúng ùa xuống sân trường như những bầy chim. Nhưng bước vào cánh cổng trường thì chúng lại đi theo hàng lối, trật tự, im lặng, tự quẹt thẻ vào máy điểm danh. Và có điều rất lạ là không em nào mang theo cặp sách hay cầm sách vở gì. Mỗi em đeo một chiếc túi lép kẹp sau lưng. Tôi thầm nghĩ chẳng lẽ hôm nay học sinh đi sinh hoạt ngoại khóa nên không mang theo sách vở. Nếu thế, buổi thăm quan của tôi sẽ không được như mong muốn. Trong tâm thức tôi, học sinh phải mang theo cả một ba lô sách. Một ba lô sách mà các bậc phụ huynh ở Việt Nam vẫn còn lo con em mình còn thiếu. Nhưng tôi đã lầm. Đây là một ngày học bình thường.
Ra đón tôi là vợ của thầy john, cô Cindy, giáo viên của trường tiểu học. Cô đưa tôi đến gặp ông Hiệu trưởng (Principal), Tiến sĩ Ed Schumacher. Tôi xin phép ông được đi tham quan nhà trường và được dự một vài giờ dạy của cô Cindy. Ông vui vẻ nói với tôi rằng, tôi và khách đến thăm cũng như phụ huynh học sinh muốn đến thăm nhà trường, vào giờ học nào, dự giờ giáo viên nào, nhà trường đều sẵn sàng đáp ứng. Mà đúng thật, Tôi thấy ở ngoài cổng trường có tấm biển đề: “Vui mừng chào đón khách đến thăm trường”.
Tiến sĩ Schumacher chúc tôi có một ngày làm việc bổ ích và lí thú. Rồi ông giới thiệu tổng quát với tôi một vài nét về lịch sử phát triển của nhà trường, về số cán bộ nhân viên, về số lớp số học sinh và tình hình cơ sở vật chất của nhà trường. Tôi rất cảm động về sự đón tiếp của ông. Nếu ở Việt Nam, tôi muốn vào trong trường, nếu không quen biết, chắc chắn sẽ không qua nổi cổng bảo vệ. Kể cả có quen biết hiệu trưởng thì cũng phải chờ đợi, bị bảo vệ ngoài cổng trường hỏi đến trường làm gì, gặp ai, có hẹn trước không… Phải ngồi ngoài phòng bảo vệ, chờ bảo vệ gọi điện cho hiệu trưởng, xem hiệu trưởng có bận không, có tiếp không. Cái cảnh này tôi đã chứng kiến quá nhiều vì tôi thường xuyên phải đi làm công tác tuyển sinh ở các nhà trường mà. Dù tôi hiện là cán bộ quản lý và đã từng là hiệu trưởng, từng công tác với họ, ấy vậy mà đôi ba lần tôi còn bị từ chối được gặp hiệu trưởng. Huống chi nói đến chuyện vào dự giờ thăm lớp trường của họ. Tuy vậy, tôi không dám trách họ, vì đó là văn hóa trường học Việt Nam.
 Được thành lập từ năm 1958, trường Russell Blvd tiếp nhận học sinh trên địa bàn vào học các lớp từ 4 tuổi: Pre-Kindergarten đến hết lớp 5. Cái tên trường Russell  Blvd bắt nguồn từ tên của địa phương Russell Bolevard. Trải qua hơn nửa thế kỉ phát triển, trường hiện là một trong những điểm sáng của nền giáo dục thành phố. Trường có 5 lớp Pre-Kindergarten với 65 học sinh, 5 lớp Kindergarten với 89 học sinh, 5 lớp 1 với 83 học sinh, 5 lớp 2 với 81 học sinh, 5 lớp 3 với 101 học sinh, 5 lớp 4 với 91 học sinh, 4 lớp 5 với 79 học sinh. Tổng số toàn trường có 60 cán bộ, giáo viên, nhân viên (chưa kể một số hợp đồng); 34 lớp học với 598 học sinh. Bình quân chưa đến 18 học sinh một lớp.
Tiết học tôi dự đầu tiên là bài học khoa học tìm hiểu về Hệ mặt trời của một lớp 5. Vào bài cô giáo dẫn dắt: “Tuần trước cô đưa các em đi xem một bộ phim khoa học về vũ trụ ở Trường phổ thông trung học Rock Bridge. Qua những hình ảnh đã xem chắc các em phần nào hình dung ra được Hệ mặt trời là như thế nào. Để giúp các em phần nào hiểu thêm về Hệ mặt trời của chúng ta, cô và các em cùng tìm hiểu bài Hệ mặt trời”.
Sau khi diễn giảng ngắn gọn vài nét về Hệ mặt trời, tại sao lại gọi là Hệ mặt trời, và Hệ mặt trời của chúng ta, cô giáo phát cho mỗi em một tờ giấy khổ A4. Tôi cũng được phát một tờ giấy như của học sinh. Trên tờ giấy chỉ có mấy dòng vẻn vẹn. Dòng đầu tiên là câu hỏi: Tại sao người ta lại là Hệ mặt trời, có những bộ phận nào hợp thành? Cách vài dòng là một câu hỏi tiếp: Có bao nhiêu hành tinh trong Hệ mặt trời của chúng ta? Tiếp vài dòng nữa là câu hỏi cuối cùng: Tính từ mặt trời, trái đất của chúng ta đứng ở vị trí thứ mấy?
Tôi rất lạ vì trước bàn học, không em nào có sách giáo khoa. Trước mặt mỗi em đều có một máy tính với một tờ giấy cô giáo phát. Và tôi bất ngờ khi thấy giáo viên hỏi những em nào sinh từ tháng 1 đến tháng 3 thì giơ tay, rồi lần lượt từ tháng 4 đến tháng 6, từ tháng 7 đến tháng 9, từ tháng 10 đến tháng 12. Thì ra cô giáo yêu cầu thành lập 4 nhóm theo tháng sinh. Cô chỉ định mỗi nhóm ngồi vào một vị trí. Tôi thấy có nhóm 3 học sinh. Có nhóm 5 học sinh. Cô tiếp tục chỉ định em có ngày sinh đầu tiên trong những tháng kể trên làm nhóm trưởng, chịu trách nhiệm ghi chép vào một tờ giấy khổ A0 mà cô phát cho. Cô treo lên bảng 4 bảng phụ ghi rõ nội dung công việc cho 4 nhóm. 4 nhóm trưởng đại diện lên trước lớp bốc thăm để nhận nhiệm vụ cho nhóm của mình. Nhóm 1 nhận nhiệm vụ: Sử dụng công cụ máy tính (máy tính trong lớp đều được nối mạng) nhóm hãy mô tả mặt trời trong hệ mặt trời của chúng ta là một ngôi sao có hình dáng như thế nào? Bán kính bao nhiêu? thể tích bao nhiêu? Nhiệt độ ở trung tâm mặt trời là bao nhiêu độ? Nhóm 2 nhận nhiệm vụ: Tìm trong công cụ Google nhóm hãy kể ra hệ mặt trời có bao nhiêu hành tinh? Nêu thứ tự các hành tinh từ gần nhất tới xa nhất? Trái đất của chúng ta ở vị trí nào? Nhóm 3 nhận nhiệm vụ: Sử dụng Từ điển Khoa học hoặc công cụ máy tính nhóm hãy mô tả trái đất của chúng ta có hình dáng như thế nào? Bán kính, thể tích bao nhiêu? Nhiệt độ là bao nhiêu? Nhóm cuối cùng nhận nhiệm vụ ghi lại khoảng cách của hành tinh gần nhất và xa nhất với mặt trời, khoảng cách giữa trái đất và mặt trời.
Thời gian cho mỗi nhóm hoàn thành công việc là mười lăm phút. Tôi thấy các em trong các nhóm rất hào hứng với công việc của mình. Cả 4 nhóm các em đều túm tụm vào chiếc máy tính hay đi lấy tài liệu ở trên giá sách của lớp để góp phần hoàn tất phần việc của nhóm mình. Tôi đến với nhóm 3 để xem xem các em làm việc như thế nào. Nhóm 3 có 4 học sinh. Tôi thấy một em đến bên giá sách ở bên phải lớp học cầm lấy cuốn từ điển lúi húi xem. Một em lấy sách giáo khoa cũng ở trên giá đó để tìm kiếm thông tin, còn 2 em chúi đầu vào chiếc máy tính. Mỗi học sinh nói ra một ý. Em nhóm trưởng ghi các thông tin lên trang giấy bằng chiếc bút dạ. Những dòng chữ nguệch ngoạc dần dần hiện kín tờ giấy. Có một số ý trùng lặp các em xóa đi. Cuối cùng các em thảo luận để phân công xem ai lên trình bày trước lớp.
Hết thời gian, lần lượt đại diện các nhóm lên trình bày. Cô giáo nhận xét, bổ sung và đánh giá thái độ làm việc của từng nhóm . Sau đó cô cho các em xem một đoạn phim trên màn hình lớn về hệ mặt trời trên You Tube (mỗi lớp học đều có sẵn một máy projector gắn trên trần lớp học). Kết thúc bài dạy, cô giáo yêu cầu học sinh tự trả lời vào phiếu học tập mà cô phát cho các em từ đầu giờ, sau vài phút cô thu lại. Không thấy em nào có vở ghi chép, cũng chẳng thấy giáo viên ra bài tập giao về nhà cho học sinh làm. Giáo viên căn cứ vào phiếu trả lời để hiểu nhận thức của học sinh. Nếu học sinh không trả lời được, cô yêu cầu vào học thêm ở lớp đặc biệt (có giáo viên chuyên dạy học cho học sinh không nắm được nội dung bài học trong ngày theo khối lớp). Tôi không thấy có một chút áp lực nào về học tập hay áp lực nào về điểm số. Như vậy là ở đây, ngay từ cấp tiểu học người ta đã dạy học sinh cách làm việc hợp tác cùng nhau, dạy học sinh cách lấy thông tin để có kiến thức và cho học sinh xử lý thông tin để hình thành kiến thức, biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục.
Ở Việt Nam chúng ta, đại đa số là thầy truyền thụ lại kiến thức. Học sinh cắm đầu cắm cổ ghi ghi chép chép. Tùy theo số tiết, mỗi môn học không dưới một đến bốn quyển vở ghi chép từ trang đầu cho tới trang cuối mỗi năm học. Nếu em nào không ghi chép đầy đủ thì đó là biểu hiện của sự lười biếng, không có ý thức học hành. Và sẽ bị thầy đánh giá, bị phê phán. Việc làm như vậy chỉ là biểu hiện của lối dạy học trang bị kiến thức, đọc chép vô bổ theo truyền thống dạy học của một xã hội nông nghiệp cổ truyền. Việc làm như vậy chỉ làm mất thời gian của học sinh, tạo cho học sinh thói quen thụ động, lệ thuộc vào thầy. Trong thời đại kỹ thuật số, lượng thông tin trên mạng của bất cứ lĩnh vực khoa học nào cũng nhiều đến choáng ngợp vậy mà thầy cứ gia công cho học sinh ghi chép kiến thức thì giáo dục của Việt Nam thuộc lớp người muôn năm cũ mất rồi.
Dự giờ ở đây tôi càng thấm thía, giáo dục của mình đã quá lạc hậu so với các nước tiên tiến. Đồng thời nó gợi cho tôi nhớ tới một luận đề của Marx, hình như trong bộ Tư bản luận thì phải. Đại ý là mỗi phương thức làm ăn (Marx gọi là phương thức sản xuất) có một nguyên lí của nó. Mỗi nguyên lí có một đại diện. Cày chìa vôi đại diện cho nền sản xuất tiểu nông. Máy hơi nước đại diện cho nền sản xuất đại công nghiệp. Nếu Marx còn sống đến nay, chắc ông sẽ chỉ ra máy tính đại diện cho nền sản xuất hậu công nghiệp hay nền kinh tế tri thức. Nền sản xuất nào cũng có một đứa con giáo dục do nó sinh ra. Nền sản xuất tiểu nông là nền giáo dục bút lông. Nền sản xuất đại công nghiệp là nền giáo dục bút sắt (bút sắt, bút máy). Nền sản xuất hậu công nghiệp là nền giáo dục máy tính. Ở các trường học Mỹ, ngay từ cấp tiểu học, máy tính và Internet từ những năm 2000 đã trở nên rất phổ biến. Theo thông kê, năm 2010, 100% các trường mầm non và tiểu học ở Mỹ đều sử dụng Internet. Các trường tiểu học và trung học cơ sở sở hữu khoảng 15 triệu máy tính cá nhân cho tất cả các học sinh. Đúng là một nền giáo dục của một nền văn minh tri thức.
Ở việt Nam, ai cũng biết nền giáo dục bút sắt đã thắng bút lông. Cái hình tượng nghệ thuật trong bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên đã đưa tiễn lớp người muôn năm cũ trở về quá khứ với niềm thương tiếc kính trọng. Thế nhưng cái tư tưởng thâm căn cố đế ngàn năm bắt học sinh phải nhớ nhiều, học để đi thi, học để thoát khỏi chân lấm tay bùn, học để làm quan của nền giáo dục bút lông và cái tư tưởng kĩ trị, lí thuyết, hàn lâm của nền giáo dục bút sắt vẫn đè nặng lên nền giáo dục Việt Nam hiện nay. Kể cả các nhà lãnh đạo giáo dục, kể cả nhiều nhà nghiên cứu giáo dục và đặc biệt là các pháo đài trường học bút lông bút sắt Việt Nam vẫn đang công khai chủ trương giữa thanh thiên bạch nhật, học phải ghi chép thật đầy đủ để học sinh biết đường mà học, học theo thầy, học để biết đường mà thi…
     Việc đánh giá nhà trường phải qua thi cử. Thi cử và điểm thi cử là số liệu đánh giá khách quan nhất. Việc chọn xét nhân tài, tuyển chọn công chức cũng phải qua thi cử. Và trong thi cử họ lại không tin thầy cô. Họ cũng không tin cả nhà trường nữa. Họ đổi trường, tráo cụm, hoán quận huyện. Việc tuyển công chức ở các tỉnh, thành phố còn là độc quyền thi cử của sở nội vụ và phòng nội vụ. Cứ cái đà này họ sẽ trở lại cái thời ngày xưa: “Trường Nam thi lẫn với trường Hà” mà nhà thơ Tú Xương đã miêu tả trong buổi xế tà lều chõng thời bút lông. Thăm lớp học ở đây, tôi nhận thấy học sinh rất ít sử dụng bút, học sinh nào cũng sử dụng máy tính, chỗ nào cũng sử dụng máy tính. Rõ ràng giáo dục người ta đang ở thời đại khác về chất so với chúng ta.
 Tiết học thứ hai tôi dự là tiết tập làm văn. Đề bài là: “Tuần trước các em lớp Kindergarten có buổi giao lưu với các anh chị lớp 5. Em hãy tường thuật lại buổi đó”. Đây là bài viết hoàn toàn thực tế, vì tôi nhìn thấy dấu tích trên tường dán đầy những bức tranh vẽ, những lời chúc tụng và ngợi ca của cá nhân hoặc nhóm các em hai lớp Kindergarten. Xem lướt qua những bức tranh, đọc lướt qua những dòng chữ của các em học sinh mẫu giáo. Có cái gì đó cũng làm tôi xốn xang. Thảo nào học sinh trong lớp cứ rì rầm. Khuôn mặt các em hiện lên vẻ phấn khích. Các em chăm chú theo dõi những hàng chữ mình đánh hiện lên trên màn hình. Thỉnh thoảng có em đứng lên, ngồi xuống, thậm chí đi đi lại lại trong lớp, nhưng cô giáo không hề nhắc nhở.
Tôi bất giác nhớ tới cháu Phương, con cô em gái. Cháu được đi thi học sinh giỏi văn cấp huyện. Cháu phải làm hàng chục đề văn nhà trường giao cho. Sau khi làm xong tập đề văn đó. Các cô tập trung đọc sửa, viết lại, thêm thắt và bắt cháu học thuộc. Nếu vào phòng thi, ra trúng đề nào thì cháu cứ việc chép ra. Mà đó cũng chẳng phải là trường hợp cá biệt. Nhiều trường có học sinh giỏi đi thi đều làm thế để học sinh có điểm cao. Kể cả thi tốt nghiệp phổ thông, thi tuyển đầu vào các cấp người ta cũng làm thế. Ngày trước còn thi tốt nghiệp lớp 5, lớp 9, thi vào lớp 10, thi tốt nghiệp lớp 12, đa số giáo viên văn luyện thi theo chủ đề. Vì hướng dẫn thi cũng theo chủ đề mà. Thí sinh vào phòng thi trúng tủ cứ việc chép văn mẫu ra. Thành thử các bài văn của các em như một cái khuôn đúc, giống hệt nhau. Tình trạng đó diễn ra cho cả những môn khoa học xã hội như sử, giáo dục công dân, thậm chí cả những môn học tự nhiên. Nói tóm lại, khái quát lại đó chính là cái công nghệ luyện thi, học thuộc lòng, sao chép, vận dụng đầy áp lực. Và người ta tự hào về cái công nghệ đó, cái công nghệ tạo ra từ khuôn đúc của thầy, giống thầy, càng giống thầy càng điểm cao. Cái lối học để đi thi, để lấy thành tích kiểu này chắc chắn chỉ đào tạo ra những lớp người học vẹt, chỉ biết tầm chương trích cú, sáo mòn, thui chột sự sáng tạo của học sinh.
Tôi rất tiếc là không biết được các đề bài làm văn của lớp trước đó. Hỏi mượn xem vở ghi chép để dò tìm, các em lắc đầu nói không có bất kì quyển vở ghi chép nào. Tôi nghĩ có lẽ phải hỏi cô giáo sau vậy. Chép xong đề bài lên bảng, cô giáo hướng dẫn học sinh làm bài. Học sinh không làm bài ra giấy. Và thực tế trên bàn học cũng không có cái gì để ghi chép. Các em viết bài trên máy tính. Tôi băn khoăn hỏi cô giáo sẽ chấm bài cho học sinh như thế nào. Cô trả lời tôi: “ Có hai hình thức. Hoặc tôi yêu cầu các em gửi bài vào mail cá nhân của tôi hay mail của lớp, hoặc tôi yêu cầu các em tự in bài viết của mình ra nộp lại cho tôi. Nhà trường có phòng để máy phôtô và máy in. Các em cứ việc in từ máy tính cá nhân tại lớp”.
Dự xong hai tiết học, cô giáo hỏi tôi có muốm tiếp tục dự giờ nữa không. Tôi nói nếu có thể tôi muốn dự một giờ toán. Cô giáo nói hôm nay không cô nào trong khối lớp 5 có tiết học toán. Nếu tôi muốn dự thì để ngày hôm sau cô sẽ bố trí cho. Theo kế hoạch, tôi sẽ đi thăm cơ sở vật chất của nhà trường. Cô cử hai học sinh đưa tôi đi thăm các lớp học từ lớp Pre-Kindergarten tới các lớp 5. Tất cả các lớp học và hành lang đều khép kín trong hệ thống điều hòa nhiệt độ. Trước khi vào một lớp nào đó các em đều gõ cửa xin phép giáo viên chủ nhiệm cho tôi được vào quan sát lớp học. Lớp học nào cũng có máy tính trên bàn giáo viên, một số máy tính nối mạng để ở các vị trí khác nhau trong lớp và lớp nào cũng có gắn máy chiếu projector trên trần, máy chiếu đa vật thể trên bàn giáo viên.
Các em dẫn tôi đến thăm phòng học ngoại ngữ. Cô trò một lớp vừa học xong giờ học tiếng Pháp. Tranh thủ lúc phòng còn đang để trống. Tôi vào trong quan sát. Ngoài máy tính, projector như phòng học, phòng ngoại ngữ còn trang bị hệ thống bàn ghế đặc biệt, bảng tương tác, tủ điều khiển đồng thời là bục giảng, đầu đĩa, dàn âm thanh mà tôi chưa từng nhìn thấy bao giờ. Các thiết bị này được điều khiển từ máy tính, cung cấp các giải pháp dạy và học tốt nhất cho giáo viên và học sinh. Nó cũng khai thác tối đa sức mạnh công nghệ thông tin, sự sáng tạo của thày trò trong dạy và học. Đặc biệt trên mặt mỗi chiếc bàn đều có một chiếc ipad gắn liền với một thiết bị nghe, một thiết bị điều khiển tương tác giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với học sinh…
Mặc dầu tôi là một nhà quản lí giáo dục ở một trường quốc tế, có phòng học ngoại ngữ, từng hướng dẫn thày trò trường mình cách sử dụng các thiết bị ở phòng ngoại ngữ nhưng ở phòng này, thú thực tôi mù tịt. Hai em hoc sinh dẫn tôi đi tham quan mô tả lại cho tôi cách sử dụng các thiết bị trong giờ học. Các em thao tác bằng bút điện tử hỗ trợ nhóm bằng công nghệ không dây. Các em mở ipad lấy chương trình học, lấy các phần mềm tự học cho tôi xem, đeo thiết bị nghe cho tôi thử. Các em còn lấy chương trình trò chơi tương tác với máy để tôi quan sát. Tôi đã được tham quan, đã được thực hành trong phòng máy học ngoại ngữ của các trường điểm cấp thành phố theo đề án dạy ngoại ngữ đến năm 2020 của Bộ giáo dục và Đào tạo. Nếu đem so sánh trang bị kĩ thuật, trình độ công nghệ, phần mềm dạy học, tính năng, công dụng, hiệu quả của phòng máy và khả năng sử dụng của thầy trò, tôi không biết phải nói thế nào cho đúng với tên gọi của sự vật. Hy vọng rằng vài ba chục năm nữa, chúng ta sẽ có những phòng học ngoại ngữ như kiểu thế này.
Tiếp tục các em đưa tôi đến các phòng học nghệ thuật của nhà trường. Phòng học mỹ thuật có mấy chục em đang say sưa bên giá vẽ. Trên bục cao là bức tượng mẫu rất đẹp. Hình như đó là bản sao bức tượng cổ điển Thần Vệ nữ. Ánh sáng vàng dìu dịu từ trên cao hắt xuống làm nổi rõ các góc sáng tối theo các hướng vẽ của học sinh. Tôi thấy có em đưa tay lên nheo mắt nhìn để chuẩn vật mẫu. Có em thì dùng bút chì. Có em thì dùng thước. Trông các em vẽ tôi thấy chuyên nghiệp chẳng khác gì những sinh viên trường mỹ thuật nào đó đang làm việc. Bên cạnh đó, một số em đang xé những tờ giấy màu để dán lại thành những bức tranh. Một số em đang miệt mài lấy đất nặn tượng theo hình mẫu. Một số em thì dùng dao đang gọt cắt những hình khối...
     Các em xin phép cho tôi được vào thăm phòng âm nhạc. Một giáo viên đang dạy hát cho tập thể lớp gật đầu và chỉ tay ra hiệu cho chúng tôi cứ tự nhiên. Phòng học được thiết kế như một sân khấu thu nhỏ. Có dàn âm thanh, có hệ thống đèn chiếu, có hệ thống ghế để học sinh đứng thành tầng lớp biểu diễn. Măc dầu có chúng tôi đang theo dõi trong phòng nhưng thầy trò vẫn cứ say sưa hát theo bè như không hề có sự tồn tại của ai. Các em tiếp tục dẫn tôi qua một của kính sang phòng học ghi ta, rồi qua một phòng học trống, phòng học organ. Phòng nào cũng có hàng chục nhạc cụ để sẵn trong phòng. Tôi hỏi hai em đưa tôi đi thăm trường học, các em học loại nhạc cụ gì. Một em cho biết là học trống. Một em cho biết là học organ.
Em học trống đánh cho tôi nghe một giai điệu Rock đơn giản nhưng mạnh mẽ đầy ấn tượng. Em học organ thì biểu diễn một bài rất quen thuộc với tôi: Lịch sử tình yêu. Bài này là bài đầu tiên cô giáo Xuyên dạy hai con gái tôi ngày đầu học đàn tại nhà. Lúc đó, nhiều đồng nghiệp biết tôi cho con học đàn, những người đó chỉ cho con học toán, lý, hóa và cho rằng việc đàn ca sáo nhị là vớ vẩn, là không phải giáo dục. Rất đáng tiếc cho đến ngày hôn nay, nhiều cán bộ quản lí trường học, nhiều phụ huynh vẫn cứ còn quan niệm như vậy.
Ấn tượng nhất trong chuyến viếng thăm Trường Tiểu học Russell Blvd là 2 em học sinh lớp 5 đưa tôi đi giới thiệu về trường. Một em da trắng, tóc vàng. Một em da đen, tóc quăn. Các em thật gần gũi và đáng yêu. Cả hai em đều rất tỉ mỉ, chi tiết và tự tin khi giới thiệu với tôi từng phòng học, phòng chức năng, phòng âm nhạc, phòng mỹ thuật. Các em hỏi tôi nhiều điều về trường lớp, về các bạn học sinh Việt Nam mà tôi không thể ngờ được. Chẳng hạn nhà trường đã cho học sinh đi thăm trường đại học nào, đi thăm bảo tàng mỹ thuật và bảo tàng khoa học nào. Một tháng được đi tham quan mấy lần, được đi siêu thị và được nhà trường cho bao nhiêu đô để ăn trưa. Tôi cố gắng giải thích cho các em sự khác biệt giữa nhà trường ở Mỹ và nhà trường ở Việt Nam. Các em cứ gặng hỏi tôi tại sao đất nước Việt Nam lại không xây dựng được một bảo tàng khoa học cho học sinh.
Trong khi đó, ở các thành phố Mỹ, dù chỉ có 6 trăm ngàn dân thôi cũng có bảo tàng mỹ thuật và bảo tàng khoa học. Chẳng lẽ tôi nói với các em rằng Việt Nam không có tiền xây dựng hay các nhà quản lý văn hóa, giáo dục Việt Nam chưa nhận thức được tầm quan trọng của các loại bảo tàng như ở Mỹ. Tôi cũng băn khoăn tự hỏi không biết học sinh ở một lớp cấp THCS và THPT mà tôi đã từng là hiệu trưởng, hiệu phó có mấy em được như hai em lớp 5 này. Tôi chứng kiến nhiều lần các chuyên gia giáo dục nước ngoài đến làm việc với học sinh lớp chọn của trường tôi. Phần lớn các em phải tiếp xúc với người nước ngoài thì đều e ngại, rụt rè, thiếu tự tin. Các em không dám hỏi lại bất cứ vấn đề gì. Các em càng không có bất cứ phản hồi gì khi các chuyên gia đặt ra các vấn đề với các em. Điều duy nhất tôi được người ta khen là học sinh của tôi làm bài tập tốt; đặc biệt là làm được nhiều bài tập toán và bài tập các môn khoa học tự nhiên rất khó, khó đến bản thân họ là chuyên gia cũng phải vò đầu mới tìm ra được cách giải. Họ rất “ khâm phục” Việt Nam có nhiều học sinh giỏi quốc tế, nhưng chất lượng giáo dục con người thì hoàn toàn thuộc hai đẳng cấp khác nhau. Một nền giáo dục phát triển năng lực, nuôi dưỡng cá tính, đam mê, tự do và sáng tạo. Một nền giáo dục xoay quanh một số môn học, đào tạo ra lớp người để đi thi, lớp người công cụ, những thợ làm bài tập văn, làm bài tập toán, làm bài tập lý, làm bài tập hóa...
Cuối cùng các em đưa tôi đến thăm thư viện của nhà trường. Thư viện của một nhà trường tiểu học mà có tới vài ngàn đầu sách cùng với mấy chục chiếc máy vi tính nối mạng. Hai em thay nhau giới thiệu sách văn học, sách khoa học, sách lịch sử, địa lý... Đặc biệt các em còn làm tôi vô cùng ngạc nhiên khi lấy ra ba cuốn sách về Việt Nam. Một cuốn giới thiệu về đất nước con người Việt Nam. Một cuốn về các dân tộc ở Việt Nam. Một cuốn về chiến tranh ở Việt Nam. Cầm ba cuốn sách trên tay, phải nói rằng tôi thật sự bị sốc. Sốc vì cách xa nửa vòng trái đất ở Trường Tiểu học Russell có những cuốn sách chuyên đề về Việt Nam. Tôi cam đoan rằng khắp các thư viện tiểu học, trung học cơ sở ở Việt Nam không có lấy một cuốn sách chuyên đề nào nói về nước Mỹ. Phải chăng đó không chỉ là sự khác biệt của hai nền giáo dục mà là sự khác biệt giữa một siêu cường với một nước đang phát triển vừa mới thoát khỏi nghèo như đất nước Việt Nam.
Khi tôi bước vào thư viện, ở đó có khoảng vài chục em đang đọc sách. Học sinh ở đây đều có tiết học trên thư viện và có thời gian hai tiếng tự do một tuần để vào thư viện đọc sách hay chơi thể thao. Học sinh có thời gian, có quyền lựa chọn hoặc ra sân bãi hoặc vào thư viện. Và thư viện trường học của Mỹ thực sự là mái nhà tri thức, nơi thu hút các em học sinh đam mê sách vở. Các em rất trật tự, nghiêm túc tuân thủ nội qui, không làm phiền bất kì ai ở trong phòng.
Thư viện trường học ở Việt Nam thực tế rất hình thức, vừa ít về số lượng vừa nghèo về nội dung. Cả năm có mấy học sinh đến đọc? Vả lại học sinh có muốn đến thư viện đọc sách thì cũng đâu có thời gian, đâu có rảnh để đến thư viện. Chúng còn phải đi học buổi thứ hai kín cả tuần. Thứ bẩy, chủ nhật ở các thành phố và thị xã, các vùng nông thôn gần các đô thị còn phải đi học thêm, thậm chí đến 9 giờ đêm vẫn phải học thêm. Ngay cả khi ông bà ốm, cháu muốn đi thăm ông bà. Bố mẹ nói với con đó là trách nhiệm của bố mẹ, còn nhiệm vụ của con là đi học, không phải thăm nom gì cả. Quan niệm học đến méo mó, học đến mụ mẫm, học đến phi nhân tính. Có gia đình còn bán cả ruộng đất, trâu bò, công cụ lao động để cho con đi học đại học. Tôi cho rằng việc làm đó là đáng khen nhưng cả xã hội hành động như thế thì đồng nghĩa học hành đến nghèo đói, sểnh ra thì cả nhà đi ăn mày ăn xin. Nhưng vì thành tích, vì thi cử, vì tham vọng của người lớn và cả vì tiền mà các nhà trường và phụ huynh đã cố tình đánh mất tuổi thơ của các em.
Một em học sinh ở một trường chuyên, khi được đi học nước ngoài có nói với tôi: “Nhìn lại quãng thời gian học hành ở trong nước, bây giờ cháu nghĩ lại, nó chẳng khác gì địa ngục trần gian”. Từ thực tế đó, tôi thấy vấn đề là chúng ta cho học sinh học đến như vậy nhưng nền giáo dục của chúng ta mấy chục năm trở lại đây có đào tạo ra được nhân tài và lao động chất lương cao đáp ứng được yêu cầu hội nhập quốc tế? Chỉ thấy người ta kêu thầy không ra thầy, thợ không ra thợ. Các công ty nước ngoài đều  ngán ngẩm với trình độ nhân lực của Việt Nam. Cho nên có người nói giáo dục Việt Nam không phải là lạc hậu, duy ý chí mà là lầm đường, lạc lối. Nhận định quá tả đó cũng không phải hoàn toàn không có cơ sở.




Read More

Đôi điều về giáo dục phổ thông của một thành phố

Leave a Comment
Từ rất sớm, từ trước những năm 1800, người Mỹ đã nhận thức được tương lai của họ, những người tự do, phụ thuộc vào chính trí tuệ của họ. Vì thế giáo dục, chất lượng giáo dục, chi phí cho giáo dục vẫn là mối bận tâm hàng đầu của Hoa Kỳ kể từ ngày lập quốc. Và thực tế, chính các trường công, trường tư từ bậc phổ thông tới đại học ở Hoa Kỳ đã phản ánh lịch sử nước Mỹ và tạo nên bản sắc của nước Mỹ. Những câu hỏi căn bản về mục đích và phương pháp giáo dục đã trở thành những vấn đề quan trọng trong các cuộc tranh luận tại Hoa Kỳ. Từ phong trào trường công lập giữa thế kỉ 19, các cuộc tranh luận về tiêu chuẩn học thuật và thi cử đầu thế kỉ 20 đến Luật No child left behind mới được ban hành đầu năm 2000 và thường được điều chỉnh từ đó đến nay, vấn đề giáo dục vẫn là một chủ đề được tranh luận sôi nổi nhằm thay đổi và bảo tồn những giá trị ở quốc gia này.
Việc tranh luận về vấn đề giáo dục thu hút tất cả mọi người tham gia, từ người dân đến nhà trường, các trí thức, các học giả, các đảng phái đến hạ viện, thượng viện và tổng thống. Nhưng kết quả giáo dục Mỹ vẫn không có một chương trình thống nhất cho toàn bộ quốc gia. Và đương nhiên cũng không thể thống nhất việc dạy - học cho cả quốc gia. Về mặt lý thuyết, có thể coi giáo dục Mỹ như một tòa nhà. Nền móng của tòa nhà gồm hai thành tố, cơ sở vật chất: Trường lớp, phòng thí nghiệm, thiết bị dạy học và văn hóa Mỹ cùng với hệ tư tưởng nhà nước tư sản Mỹ, một xã hội hậu công nghiệp nặng về tiêu dùng, đề cao cá nhân, tự do, nhân quyền, luật pháp... Phía trên của ngôi nhà là những trụ cột của giáo dục. Nó bao gồm chương trình dạy, học, nghiên cứu. Vậy mà Bộ Giáo dục Mỹ không quy định chương trình, cũng không quy định dạy cái gì, không ban hành sách giáo khoa. Người ta để cho bang và địa phương tự quyết định. Trên cùng, cái nóc của tòa nhà giáo dục, là cơ quan cao nhất của giáo dục Mỹ, nơi hoạch định chiến lược, tầm nhìn, nơi quyết định chương trình cho đến tận bữa ăn của học sinh lại là chính quyền bang và cơ quan giáo dục địa phương.
Không giống Việt Nam, có thể nói, Hoa Kỳ không có hệ thống quản lý giáo dục quốc gia. Việt Nam thì ôm chặt từ mầm non tới đại học, từ chương trình đến sách giáo khoa, từ chỉ tiêu số lượng đầu vào đầu ra, thậm chí đến ngày thi, giờ thi, đề thi của các cấp người ta cũng quản lý. Có như thế, họ cảm thấy mới có quyền và theo đó là có tiền. Giáo dục Hoa Kỳ triệt để phân quyền. Trường học thuộc trách nhiêm của bang và địa phương. Các hội đồng quản trị giáo dục địa phương được bầu lên để quản lý 15.500 khu vực trường học khắp cả nước. Hội đồng giáo dục bang giám sát công viêc giáo dục tại địa phương, đề ra các tiêu chuẩn, thông qua chương trình, thông qua việc lựa chọn sách giáo khoa. Vì vậy trên tổng thể 50 bang là 50 chương trình. Đó là chưa kể các địa phương, các thành phố độc lập cũng có quyền lựa chọn chương trình, sách giáo khoa cho riêng mình. Ngay cả đến nhà trường và học sinh cũng có quyền lựa chọn cái gì mình thích để học. Sự đa dạng, sự phong phú của giáo dục Mỹ nằm ở chính những cái trụ,  cái nóc của tòa nhà giáo dục. Nó gắn liền với thực tế địa phương, không độc đoán, quan liêu. Nó đào tạo theo yêu cầu thực tiễn của xã hội chứ không chỉ thuần để chuẩn bị hành trang vào đời trong tương lai cho học sinh như ở Việt Nam.
Tôi cho rằng không một quốc gia nào trên thế giới có một hệ thống giáo dục đa dạng như Hoa Kỳ. Chính vì sự đa dạng, linh hoạt cho nên nó thu hút đại đa số người Mỹ theo học ở tất cả các loại hình trường và sở hữu một nền giáo dục phổ cập lớn nhất thế giới. Theo Trung tâm Thống kê Giáo dục Quốc gia năm 2013, có trên 76 triệu học sinh, sinh viên  theo học tại các cơ sở giáo dục từ mần non tới đại học ở Hoa Kỳ. Có gần 7 triệu giáo viên được tuyển dụng từ mầm non tới đại học. Giáo dục Hoa Kỳ chủ yếu là nền giáo dục công, 85% học sinh theo học ở các trường công do chính quyền liên bang, chính quyền bang và địa phương điều hành, cung cấp tài chính. Học sinh phổ thông học trường công không phải đóng góp một khoản học phí nào. Các gia đình có thu nhập thấp con em họ còn được ăn trưa miễn phí ở trường, được xe đưa đón đến trường hàng ngày không phải mất tiền. Việc giáo dục mang tính bắt buộc và được phổ cập tới cấp trung học phổ thông. Chính quyền bang thường quyết định các tiêu chuẩn giáo dục và thi cử. Nhưng các địa phương thông qua hội đồng học khu được chọn qua bầu cử có quyền đề ra chương trình học, mức hỗ trợ tài chính, có nhân sự và ngân sách độc lập. Độ tuổi bắt buộc đi học khoảng 4 đến 6 tuổi tùy theo từng bang. Độ tuổi được phép nghỉ học khoảng 16 đến 18 tuổi, tùy theo từng bang.
Học sinh có thể hoàn thành các chương trình giáo dục bắt buộc qua các trường công, trường tư, thậm chí học ở nhà, ở một trung tâm, ở một trại trẻ theo một chương trình giáo dục được cơ quan giáo dục địa phương chấp thuận. Hầu hết các trường phổ thông công lập và tư thục được chia thành ba cấp học: tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông. Các lớp học thường được chia theo độ tuổi, từ mẫu giáo đến lớp l, lần lượt đến lớp 12. Trong hệ thống giáo dục, Mỹ không có các trường nhà trẻ và mẫu giáo công. Phần lớn là các trường nhà trẻ, mẫu giáo tư thục. Các gia đình có con nhỏ tự đi tìm trường và phải chi trả một khoản học phí khoảng từ 800 đến 1500 đô một tháng.
Vân, cô con gái thứ hai đang theo học chuyên ngành về lãnh đạo và quản lí giáo dục. Trong lớp học thạc sĩ và tiến sĩ của Vân có nhiều người bạn Mỹ đang là hiệu trưởng, là lãnh đạo ở các nhà trường phổ thông, các cơ sở giáo dục trong và ngoài thành phố Columbia. Vì vậy, qua Vân tôi có điều kiện thuận lợi để đến thăm một số nhà trường phổ thông cụ thể và tìm hiểu tình hình giáo dục chung tại thành phố Columbia.
Có tám người trong ban lãnh đạo giáo dục thành phố. Đứng đầu cơ quan giáo dục này là Tiến sĩ Chris Belcher, Giám thị (Superintendent). Giúp việc cho ông là là Phó Giám thị (Deputy Superintendent) Tiến sĩ Nic D. Boren. Tiếp theo là Chuyên viên phụ trách chuyên môn (Chief Academic Officer), Tiến sĩ Sally Beth Lyon. Chuyên viên phụ trách Tài chính (Chief Financial Officer) Linda Quinley. Trợ tá Giám thị (Assistant Superintendent) giáo dục cấp Trung học, Tiến sĩ Jolene Yoakum. Trợ tá Giám thị giáo dục cấp Tiểu học, Tiến sĩ Peter Stiepleman. Trợ tá Giám thị về Nhân lực, Tiến sĩ Dana Clipard. Nếu so sánh bộ máy lãnh đạo giáo dục của thành phố Columbia với một sở giáo dục ở Việt Nam ta thấy có quá nhiều điểm khác biệt về số lượng và về chất lượng con người. Theo chỗ tôi được biết, số lượng và cơ cấu ban lãnh đạo của các thành phố to hay nhỏ ở Mỹ không khác biệt nhau nhiều lắm.
Thành phố Cumbia có 22 trường tiểu học (Elementary School) bao gồm 8824 học sinh từ độ tuổi 4 tuổi tham gia lớp Pre-Kindergarten, 5 tuổi tham gia lớp Kindergarten, 6 tuổi vào lớp 1cho đến hết lớp 5. Có 8 trường trung học cơ sở trong thành phố (Middle School) bao gồm 5263 học sinh từ lớp 6 đến hết lớp 9 và 4 trường trung học phổ thông (High School) bao gồm 3635 học sinh từ lớp 10 đến lớp 12. Tổng số học sinh trường công của thành phố là 17722 học sinh. Ngoài ra thành phố còn có 5 trường tư thục liên cấp, hàng chục trường nhà trẻ và mầm non tư thục với trên 1800 học sinh.




Read More

Thăm tổ hợp giải trí Recreation của Trường Đại học MU

Leave a Comment
Từ hôm sang Mỹ, đây là buổi trưa đầu tiên tôi ngủ được hơn một tiếng. Tôi cảm thấy trong người rất thoải mái để cùng với mọi người đi cổ vũ bóng đá cho đội sinh viên Việt Nam. Chiều nay diễn ra trận vào tứ kết giữa đội sinh viên Việt Nam và đội sinh viên Iraq. Trời rất nắng nhưng khi tôi ra đến sân bóng của Trường Đại học MU thì gần như tất cả sinh viên Việt cùng với người nhà đã tới sân bóng. Kể cả các cháu nhỏ mới vài tháng tuổi cũng ngồi trên xe đẩy có mái che theo mẹ đi cổ vũ. Đây là một trong số các sân bóng dành cho sinh viên. Sân này có thể nói là sân trung tâm, gần biểu tượng hổ Tiger và Tổ hợp Giải trí Recreation Complex. Kích cỡ sân theo tiêu chuẩn quốc tế. Mặt sân phẳng lừ bằng cỏ nhân tạo. Chỉ có khoảng bảy mươi người Việt vậy mà không khí thật rộn ràng. Mấy cháu năm thứ nhất còn kiếm đâu được cả trống và thanh la. Âm thanh của trống, âm thanh của thanh la nổi lên từng hồi trong không gian xứ người nghe sao giục giã thân thương.
Tôi không ngờ các cháu chuẩn bị chu đáo đến như vậy. Bánh các loại, hoa quả các loại, nước giải khát các loại bày ra la liệt. Thêm vào đó các gia đình lại mang theo đồ ăn uống cá nhân. Nếu gộp đồ ăn thức uống cả lại, thực sự trở thành một bữa tiệc thịnh soạn. Cả Hoài Anh và Giang đều tham dự đá chính thức. Hiệp một hai đội hòa 0 – 0. Đến cuối hiệp hai một sinh viên Việt sút tung lưới khung thành đối phương. Tiếng reo hò, tiếng trống, tiếng thanh la vang dội. Nhưng rất tiếc trọng tài không công nhận bàn thắng, vì người sút rơi vào thế việt vị. Sau bàn thắng không được công nhận đó, đội sinh viên Việt trùng xuống để đội bạn liên tiếp sút vào lưới 2 bàn. Thật tiếc cho đội sinh viên Việt Nam không được vào bán kết. Giá bàn thắng của đội sinh viên Việt được công nhận thì kết quả trận đấu có thể sẽ khác. Nhưng công bằng mà nói, đội Iraq hơn hẳn đội sinh viên Việt về thể lực. Kết quả họ thắng là hoàn toàn đúng.
Ăn uống bàn tán hàng tiếng bên lề sân cỏ, mọi người chia tay chào nhau ra về. Một số rủ nhau vào chơi trong Tổ hợp Giải trí Recreation Complex (Rec). Vợ chồng Thúy và Giang đã thống nhất từ trước, sau trận bóng sẽ dẫn tôi đi thăm Rec và tắm táp nghỉ ngơi đến tối mới về. Tổ hợp giải trí Rec của MU khác với khu Trung tâm thể dục thể thao hiện đại nằm ở phía Đông Nam của nhà trường, nơi chỉ dành riêng cho sinh viên chuyên ngành. Tổ hợp này phục vụ không hạn chế với cán bộ, giáo viên, nhân viên và sinh viên của nhà trường cũng như cán bộ, giáo viên, nhân viên của hai trường đại học liền kề. Rec là một trong năm tổ hợp có qui mô và hiện đại nhất trong số các Rec của các trường đại học cao đẳng Mỹ.
Ở Việt Nam không có tổ hợp thể thao giải trí nào tương tự để so sánh. Nhưng nếu đem gộp cơ sở vật chất của hai trung tâm huấn luyện thể dục thể thao quốc gia và cơ sở vật chất của hai trường đại học thể dục thể thao Từ Sơn, Sư phạm Hà Tây với cơ sở vật chất thể dục thể thao của MU thì có thể nhận xét một cách ngắn gọn, cơ sở vật chất của bốn nơi đó cộng lại bằng ba từ: Nghèo nàn, lạc hậu và nhếch nhác. Và đó cũng là một trong những lí do giải thích vì sao kết quả thi đấu thể dục thể thao ở khu vực và ở trên thế giới của đội tuyển Việt Nam cứ đi xuống dần dần. Chỉ khi có điều kiện tập thể hay cá nhân được đi tập huấn tại nước ngoài, thành tích thi đấu mới có phần được cải thiện.
Khu giải trí và thể thao của MU là cơ sở được các nhà quản lí và chuyên môn đánh giá rất cao, không có một cơ sở nào tốt hơn trên thế giới. Nó cung cấp cho sinh viên tất cả mọi thứ sinh viên cần để đảm bảo một cuộc sống tươi vui, khỏe mạnh. Rec có hàng trăm chương trình với hàng trăm lớp học thích hợp với từng nhóm, từng cá nhân. Có rất nhiều các phòng tập với đầy đủ tất cả các dụng cụ từ cổ điển đến hiện đại. Có một sân bóng cỏ nhân tạo ngoài trời theo tiêu chuẩn quốc tế. Có một bể bơi ngoài trời theo tiêu chuẩn quốc tế. Có ba bể bơi nước nóng trong nhà, một bể bơi nước nóng thiết kế riêng cho cả gia đình, một nhà tắm xông hơi và một nhà tắm khô. Hàng chục sân bóng các loại, hàng chục sân tập đa năng từ cầu lông, bóng chuyền, bóng rổ, bóng bầu dục, bóng bàn đến các đường chạy; hệ thống nhà hàng, nơi nghỉ ngơi thư giãn, nơi chăm sóc sức khỏe... Tất cả đều nằm trong khuôn viên có nhiệt độ ổn định.
Giang dẫn tôi đi thăm và giới thiêu kĩ về khu Jungle Gym. Đây là khu tập thể dục rộng lớn. Toàn bộ khu vực có 24 màn hình phẳng, một nhà hàng cung cấp các loại năng lượng cho người tập luyện, hơn 100 thiết bị đo tim mạch. Người tập vừa tập luyện vừa theo dõi biết được tình trạng của cơ thể qua màn hình hoặc qua các thiết bị. Thậm chí người tập vừa luyện tập vừa nghe nhạc qua các thiết bị tùy chọn có sẵn. Tôi thấy nhiều sinh viên vừa chạy trên máy chạy vừa chọn đĩa DVD để xem trên màn hình. Nghĩa là sinh viên ngay cả khi luyện tập vẫn không bỏ lỡ cơ hội sở thích riêng của mình. Và nếu sinh viên muốn tập một mình, muốn có thời gian nghiên cứu các bài tập qua sách vở, qua băng đĩa, sinh viên có thể vào các phòng tập cá nhân với những thiết bị riêng biệt. Chẳng hạn sinh viên muốn đi trên máy đi bộ, đi xe đạp tại chỗ, tập các loại tạ, xà và các thiết bị tự chọn khác có hình ảnh để tập thì cứ việc chọn phòng và bật hình ảnh lên. Nhưng điều đặc biệt hơn cả là hệ thống chuyên gia, hệ thống giáo viên, hệ thống huấn luyên viên dường như lúc nào cũng túc trực ở những vị trí mà sinh viên cần để giúp đỡ. Tôi hỏi Giang:
-      Ba nghĩ có tới hàng trăm người phục vụ ở đây. Chẳng lẽ nhà trường phải trả lương cho tất cả đội ngũ đông đảo như thế này?
-      Sinh viên vào đây đều phải trả tiền theo năm học. Hơn một trăm đô là có thể vào đây cả năm. Nhưng số tiền hàng chục nghìn sinh viên vào đây một năm thì đâu phải là nhỏ. Nhà trường phải trả lương cho hệ thống chuyên gia, giáo viên và huấn luyện viên. Trong số họ không ít người là sinh viên chuyên ngành thể dục thể thao. Họ chỉ nhận được trợ cấp đủ sinh hoạt như kiểu học bổng của chúng con. Vì vậy con nghĩ nhà trường chắc không phải bù lỗ đâu.
Tôi tiếp tục khám phá khu vực Downtown Brever. Đây là khu vực có một không gian đặc biệt để sinh viên lựa chọn luyện tập các môn học và hưởng niền vui đầy cảm hứng của mình. Đi dọc khu vực này, tôi có cảm giác như mình vừa khám phá ra cái vẻ đẹp của khu trung tâm thành phố Columbia với những cửa hàng, cửa hiệu và phong cách phục vụ đặc trưng của thành phố. Tạt vào một phòng võ thuật, chứng kiến sinh viên đang luyện tập, đang trình diễn các loại võ thuật trên nền sàn bằng thảm đặc biệt dưới sự chỉ dẫn của giáo viên, xung quanh tường có hệ thống gương điều chỉnh tự động để người tập tự nhìn mình mà điều chỉnh động tác, tôi cảm thấy hình như cái gì cũng chuyên nghiệp. Bên cạnh phòng võ thuật là phòng tập nhảy, phòng tập múa. Không gian của những phòng này cho phép nhiều sự lựa chọn cho cá nhân và cho tập thể. Phòng dành cho tập thể có thể chứa cùng một lúc tới 150 người tập. Các phòng đều có đệm, có gương đặc biệt. Bên cạnh các phòng tập trên, có một hệ thống phòng để tủ, khăn, phòng tắm có dầu gội đầu, kem dưỡng da, máy sấy, phòng thư giãn nghỉ ngơi…
Tôi lướt qua một loạt các phòng như phòng Tiger Lair, phòng tập thể dục trọng lượng, phòng tập yoga, phòng Tiger X Studio, phòng tập được hỗ trợ bởi âm nhạc cao chứa hàng trăm người… Tôi dừng lại trước một ngọn núi sừng sững như một tòa nhà cao tầng. Người ta gọi nó là đỉnh SoroggsPeak, mô phỏng núi đá thuộc vùng Columbia. Sinh viên muốn học leo núi ở đây phải trang bị các dụng cụ leo núi và phải có giáo viên hướng dẫn. Bên cạnh đó là bức tường Boulder Wall, một bức tường dài và rất cao. Trên bức tường thẳng đứng có những núm tua tủa nhô ra như những chiếc sừng bò. Thiết kế như vậy để sinh viên tập leo trèo với những đôi găng tay chuyên biệt, với những bộ quần áo chuyên biệt, tạo ra một cái thú luyện tập giải trí cao cấp.
Cuối cùng chúng tôi vào phòng thay đồ, đến khu vực bể bơi để tắm. Bể bơi Rec có tầng đáy di động, tự động điều chỉnh độ sâu từ 10 mét đến 50 mét. Bể bơi có gần hai chục đường bơi, còn có hệ thống lọc tự động, có hệ thống tia cực tím khử trùng, có sân gạch bao quanh và khoảng trống hơn 1000 chỗ ngồi cho khán giả. Nơi đây hàng năm đều diễn ra các cuộc thi bơi giữa các trường đại học, các giải bơi lớn hàng năm của bang và của liên bang.
Dù đã khởi động đến nóng người, nhưng khi nhảy xuống bơi, tôi và Giang vẫn cảm thấy nước không đủ độ ấm. Càng nấn nuối tôi càng cảm thấy lạnh. Đến lúc không chịu được nữa, tôi bèn nói với Giang:
-      Thế có bể nào nước ấm hơn bể này không?
-      Ba lạnh à?
-      Ở nhà ngay cả mùa hè ba cũng tắm nước nóng nên quen rồi. Tắm ở đây lạnh quá.
-      Ba mà ra bể bơi ngoài trời thì không biết sẽ như thế nào. Thế mà họ vẫn đang tắm ở đó đấy. Nếu ba không chịu được thì hai cha con đến bể bơi gia đình. Anh Hoài Anh và chị Thúy cùng bé Lâm chắc đang bơi ở đó.
Thật buồn vì sức khỏe của tôi có vấn đề. Hàng trăm người đang say sưa tắm, còn tôi thì phải bỏ sang bể bơi khác. Nhưng biết làm thế nào. Trên đường đi đến bể bơi gia đình, tôi cứ run cầm cập. Tôi quấn chặt chiếc khăn tắm quanh người và cố vận động mạnh cho người ấm lên. Vừa đến bể bơi khu gia đình, tôi để khăn tắm trên một cái ghế rồi vội vàng ào xuống. Trời ơi, nước ở bể này lại quá nóng. Mặc dầu vậy tôi vẫn còn chịu được. Khu bể bơi này nông, có nhiều vòng. Có bể nước xoáy chạy vòng theo hình số 8. Vào vòng này ai cũng bị cuốn theo dòng nước, không thể dừng lại, cũng không thể đi hay bơi ngược được.
Bể bơi rất đông người. Có lẽ đến vài ba chục gia đình chứ không ít. Phần đông là gia đình hai thế hệ, cả bố mẹ và con cái. Có gia đình chỉ có mẹ và con. Cũng có gia đình chỉ có bố và con. Cá biệt có gia đình có cả ông bà, bố mẹ và con cái. Khác hẳn với bể bơi ở khu thi đấu, chỉ có tiếng nước ầm ập, tiếng ào ào của động tác tiếp nước. Ở đây tiếng cười, tiếng nói đủ các cung bậc, cứ râm ran, vang động cả khu vực. Tôi để Lâm bám vào một bên vai, cu cậu đập tay cho nước bắn vung lên rồi cười toe toét. Thỉnh thoảng Lâm còn hét lên, vẻ thích thú. Mỗi lần đưa lên bờ, cu cậu lại đòi xuống ngay, để rồi lại đập nước, lại cười, lại hét.
Thúy bảo tôi thử vào hai nhà xông tập thể xem sao. Một nhà xông khô, một nhà xông hơi nằm kề với khu bể bơi gia đình. Tôi mở tấm cửa kính lùa, bước vào nhà xông khô. Ở đó, có hàng chục người lớn tuổi đang ngồi trên những chiếc ghế. Tôi bắt chước mọi người cũng ngồi trên một chiếc ghế. Không khí trong phòng nóng bỏng. Mồ hôi trên người tôi đổ ra ròng ròng. Khoảng mươi phút sau, tôi không chịu được cái nóng trong phòng, phải bỏ ra ngoài. Nghỉ một lúc, tôi bước tiếp vào nhà xông hơi. Cả căn phòng mù mịt hơi nóng, không nhìn rõ, không phân biệt được ai với ai ở trong phòng. Đôi mắt tôi cay sè vì hơi nước, vì mồ hôi chảy xuống. Tôi cứ phải nhắm tịt mắt lại và đưa tay lên mặt lau liên tục. Nhưng cũng chỉ ở được trong phòng khoảng dăm phút. Hơi nóng bỏng khiến tôi không thể chịu đựng được hơn nữa, buộc tôi phải ra bể mát xa nước.
Tắm xong Giang lại hò mọi người đi ăn nhà hàng Trung Hoa. Tất cả chúng tôi lên xe cùng với khoảng một chục gia đình nữa. Tôi cảm thấy bao nhiêu cái mệt mỏi của người già, cả về thể xác lẫn tinh thần trong người dường như tan biến. Thật là dễ chịu. Cảm giác dễ chịu, sảng khoái hơn cả mấy lần trước tôi được đi tắm nước khoáng ở Kim Bôi- Hòa Bình và Thanh Tân, Mỹ An- Huế cùng với các cán bộ quản lí trường học. Ở đây giờ nào, ngày nào sinh viên muốn thì chúng cũng được tận hưởng cái cảm giác tuyệt vời mà cả một đời công tác tôi mới được nếm trải vài lần. Nhớ tới cái thời sinh viên của mình, thường thường ngày nào tôi cũng có cái cảm giác đói thèm cơm. Thỉnh thoảng, mấy bà cấp dưỡng của trường sư phạm cho một vài khoanh cháy, chúng tôi hò nhau uống rượu, mỗi đứa một chén, nhắm với miếng cháy ròn tan. Thế đã là sung sướng lắm rồi. Lấy đâu ra việc đi bơi bể bơi, đi tắm hơi, đi ăn buffet.




Read More

Thăm Trung tâm thương mại Columbia Mall

Leave a Comment
Giang đi học. Vân ở nhà cùng bé Bảo. Hai vợ chồng Hoài Anh đưa tôi đi chơi Trung tâm Thương Mại Columbia Mall. Khu trung tâm này nằm ở phía đông Columbia, cách khu kí túc xá chúng tôi ở khoảng mười lăm phút đi ô tô. Tôi không biết chính xác nó rộng bao nhiêu ha, nhưng đại loại là rất rộng. Trung tâm chia ra làm năm khu vực chính. Mỗi khu vực có kí hiệu bằng một chữ cái, từ A đến F. Mỗi một khu vực lớn lại được chia thành những khu vực nhỏ với những chức năng khác nhau. Chẳng hạn khu vực dịch vụ bao gồm khu phụ kiện, khu ngân hàng, thẻ tín dụng, khu chăm sóc sức khỏe, khu thẩm mĩ, khu vui chơi của người lớn và trẻ em.
Đi sâu vào bên trong tôi không còn phân biệt khu vực nào với khu vực nào. Tôi có cảm giác mình bị ngập chìm, bị lạc lối giữa một chốn mê cung hàng hóa. Chỉ biết tôi đang đi xem ở khu vực bách hóa, rồi khu cửa hàng bán đồ trẻ em, khu cửa hàng bán đồ trang sức, quần áo phụ nữ, khu bán đồ chơi, khu bán đồ dụng cụ thể dục thể thao, khu vực dày dép, khu thiết bị công nghệ thông tin và điện tử, khu vực văn hóa phẩm, khu vực bán lương thực và thực phẩm, khu giải khát, khu nhà hàng ăn uống… Hoài Anh và Thúy mải mua mua sắm sắm, còn tôi đẩy xe bé Lâm tới nơi vui chơi dành cho trẻ. Ở đó có rất đông các gia đình đầy đủ cha mẹ và con cái. Tất cả mọi người đều cuốn vào cuộc chơi. Bé Lâm không chịu ngồi yên trên xe, cu cậu nhoài ra khỏi xe, xuống chỗ các anh các chị người Mỹ đang chơi để chơi cùng.
Cái cách thức tổ chức theo mô hình trung tâm thương mại giống như của Mỹ có lẽ ở Việt Nam chưa có. Một vài siêu thị lớn ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh cũng chỉ như một góc nhỏ của trung tâm này. Chức năng của các siêu thị đúng như cái tên của nó chỉ là nơi mua và bán hàng hóa các loại. Dù có hiện đại, văn minh thì cũng chỉ là cái chợ. Trung tâm thương mại ở đây khác, nó không chỉ là nơi diễn ra hoạt động mua và bán. Người ta đã đi đến đây thì chí ít cũng dành vài tiếng hoặc cả ngày ở trong trung tâm mà không cần phải đi đâu nếu không có việc gì bận. Thứ nhất, nó không thiếu bất cứ cái gì người ta cần. Thứ hai, nó như là nơi vui chơi giải trí và thư giãn cho cá nhân và cho cả gia đình. Thứ ba, nó có khu vực chẳng khác gì nhà nghỉ dưỡng hay khách sạn cao cấp, nếu người ta có nhu cầu tĩnh mịch hoặc cần nghỉ ngơi một vài tiếng thì đều rất sẵn. Nhưng tôi có cảm giác tất cả những điều đó không quan trọng với người Mỹ. Hình như họ đến đây là đến một điểm hẹn để gặp gỡ, giao tiếp ngoài việc mua hàng, cho đàn ông, đàn bà và cả trẻ nhỏ.
Khi mua xong một số vật dụng, trong đó có một số đồ dùng cá nhân cho tôi, Thúy tìm đến chỗ hai ông cháu, chúng tôi cùng đến khu văn hóa phẩm. Tôi muốn mua một ít sách giáo khoa và một vài cuốn sách về giáo dục để đem về nước. Nhìn giá sách, đầy ắp những cuốn sách mang tính chất nghiên cứu sau bìa, cuốn đề một trăm năm mươi đô, cuốn đề hai trăm đô, cuốn thì hai trăm ba mươi đô. Tôi nhận ra rằng sách chuyên môn nghiệp vụ ở Mỹ đắt đến rụng rời. Tôi chỉ dám chọn mua một vài cuốn bàn về phương pháp giảng dạy trong nhà trường phổ thông để kỉ niệm chuyến đi. Vả lại, Thúy và Vân cũng đã gửi cho tôi không ít sách về giáo dục, mà tôi đã đọc được hết đâu.
Trong chuyến đi này, một việc tôi cần làm là mua một số sách giáo khoa về khoa học tự nhiên cho nhà trường. Cần thiết nhất là sách giáo khoa toán và khoa học từ lớp 6 đến lớp 12. Tôi tìm lướt qua đến vài chục giá sách, nhưng không tìm thấy một cuốn nào. Chỉ có sách bài tập và sách tham khảo cho thầy và trò thôi. Tôi hỏi nhân viên về địa chỉ cửa hàng chuyên bán sách giáo khoa cho các cấp học phổ thông. Họ nói có lẽ ở thành phố này không có loại cửa hàng đó. Vì ở trường học, các em học sinh đều được cấp phát sách giáo khoa, hoặc được mượn sách giáo khoa ở thư viện mang về nhà, nên ở các cửa hàng có lấy sách giáo khoa về bày bán, chắc cũng chẳng có ai mua. Thì ra là như vậy. Nhưng chẳng lẽ sách giáo khoa lại khó mua đến thế ư. Ở Việt Nam cứ bước ra khỏi nhà là ê hề. Trên trời dưới đất đủ các loại. Người ta bày bán đầy dẫy ở các hiệu sách, ở cả vỉa hè. Thúy cười bảo tôi:
-      Ba đừng lo. Cứ kê ra cho con các loại. Tối về con đặt mua trên mạng. Chỉ mấy ngày sau người ta gửi về tận nhà cho ba. Ba muốn mua cho tất cả học sinh trường ba cũng có.
-      Mua sách giáo khoa trên mạng?
-      Bất cứ thứ hàng hóa gì ba đều mua được trên mạng. Thậm chí mua hàng trên mạng giá rẻ hơn nhiều so với giá mua ở cửa hàng, vì người ta không mất chi phí thuê cửa hàng, kho, bến bãi và cũng không cần đến nhân viên bán hàng. Chỉ mất cước phí bưu điện mà cước phí bưu điện thì lại rất rẻ. Nếu thấy cần thiết, ba mua cặp sách điện tử hay gọi là quyển sách điện tử dùng cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 12. Chỉ cần một thiết bị giống như cái Ipad, khoảng 1kg là ba có đủ tất cả từ sách giáo khoa phổ thông của mười hai lớp học đến sách tham khảo, sách bài tập, kèm theo các loại tự điển bằng kênh chữ  kênh hình, các phương tiện âm thanh giải trí, các phương tiện phục vụ học tập…
-      Nó giống như một cái máy tính bảng à?
-      Đúng như thế. Chỉ có điều nó chuyên dụng cho học sinh.
-      Chắc sẽ đắt lắm?
-      Rất rẻ ba ạ. Con đoán chỉ khoảng một trăm lăm mươi đô thôi. Cái Ipad chúng con gửi cho ba cũng chỉ có hơn hai trăm đô thôi. Nhưng thôi, bây giờ đến giờ ăn rồi, chúng con mời ba đi ăn buffet.
Ở thành phố này, người Mỹ và sinh viên Việt Nam cứ gọi chung là nhà hàng ăn Trung Hoa. Chúng tôi đã đến một vài lần nhà hàng Trung Hoa, nhà hàng Tầu. Thực ra, nhà hàng có tên gọi là Đại tửu lầu Tràng An, có tên số nhà nằm trên đường Providence, nhưng không hiểu sao người ta không gọi theo cái tên vốn có của nó mà cứ gọi chung là nhà hàng ăn Trung Hoa, nhà hàng Tầu. Người Mỹ thì thích dùng từ Siêu, người Trung Hoa thì thích dùng từ Đại. Chỉ một cái tên gọi nhà hàng thôi người Trung Hoa cũng mở đầu bằng từ “Đại”. Hình như nó trở thành cái đặc trưng riêng trong lối định danh của họ. Tôi nghĩ một trong những lí do người ngoài gọi tên nhà hàng ăn Trung Hoa có lẽ là do cách bài trí bên trong nhà hàng hoàn toàn theo nét dân tộc của người Trung Hoa. Từ lối đi vào nhà hàng với những cây cảnh, hòn non bộ theo lối cổ điển cho đến tiểu cảnh, tranh sơn thủy, tranh sinh hoạt bố trí trong phòng và trên tường nhà ăn, tất cả đều toát lên phong cách Trung Hoa, không thể lẫn với bất kì dân tộc nào khác.
Trông bên ngoài thì tưởng là một nhà hàng ăn nhỏ, nhưng vào bên trong mới thấy nó rất rộng. Ngoài khu tiếp tân bày đủ các loại rượu bia và khu thanh toán, nhà hàng chia ra làm ba khu vực. Khu vực dành cho khách ăn khoảng mấy chục bàn ăn. Khu vực để thức ăn khoảng bốn năm chục món ăn Âu, Mỹ, Á đặt trên những chiếc bàn giữ nhiệt và khu vực nấu ăn dành riêng cho đầu bếp. Nhìn trang phục của người quản lí nhà hàng cho đến nhân viên phục vụ, đầu bếp, tôi đoán có lẽ tất cả đều là người Trung Quốc. Khi chúng tôi đến chỉ có khoảng dăm bàn đang ăn. Thúy yêu cầu nhà hàng cho một cái ghế dành riêng cho trẻ nhỏ. Lâm ngồi trên ghế có đai giữ và ăn cùng với bố mẹ.
Thực tình, tôi không thích ăn những món ăn Tây, nhưng cũng vẫn lấy vài món ăn nổi tiếng của các nước, ăn thử mỗi thứ tí chút để biết mùi vị. Cuối cùng tôi chỉ dùng các món ăn theo kiểu Việt, đặc biệt là món cua biển luộc chấm với tương ớt. Đó là món khoái khẩu nhất của tôi. Một mình tôi sài một cặp càng và cả một con cua biển lớn, lớn gấp đôi con cua biển cỡ kha khá ở Việt. Ăn thêm một miếng dưa hấu, vài quả nho tráng miệng, tôi thấy đã quá no bụng. Lúc đó Thúy mới cho Lâm ăn xong. Tôi bế Lâm để hai vợ chồng Hoài Anh tiếp tục dùng bữa.

Hai ông cháu đi chơi quanh nhà hàng. Đến khu vực bể cá cảnh tôi đặt lâm xuống. Hai ông cháu đứng xem đàn cá vàng lớn bơi lội trong bể kính chạy dọc cả hồi nhà đón tiếp khách. Lâm thích lắm. Cháu bước theo mấy con cá lượn quanh thành bể, đưa tay định bắt lấy nhưng vướng tấm kính nên quay lại chỗ ông, kéo tay ông, chỉ vào những con cá đang đớp đớp nhả bọt khí. Tôi sẽ đánh vào tay mình, lắc đầu và nói: Không bắt được đâu cháu ơi.
Read More

ĐI Kansass đón Hoài Anh

Leave a Comment
Hoài Anh, chồng Thúy đi công tác một tháng ở Tô Châu Trung Quốc. Hôm qua Hoài Anh từ sân bay Thượng hải bay về sân bay quốc tế Denver thuộc bang Colorado, nơi Vợ chồng Thúy đang sống và làm việc. Hôm nay về đến Colorado, Hoài Anh lấy vé máy bay, bay ngay sang bang Missouri đoàn tụ với gia đình. Hoài Anh đã học xong chương trình tiến sĩ chuyên ngành điện tử tự động nhưng chưa hoàn thành thí nghiệm đo nồng độ ôxy và cacbonic trong máu bằng thiết bị máy sử dụng ánh sáng, nên chưa được bảo vệ luận án. Trong thời gian chờ đợi hoàn chỉnh thí nghiệm, Hoài Anh xin vào làm ở phòng kĩ thuật của một công ty máy tính ở Longmont. Mức lương khởi điểm ban đầu công ty trả cho Hoài Anh là 5000 đôla, chưa kể thưởng và các khoản trợ cấp khác.
Năm trước Thúy có nói với tôi, nếu Hoài Anh không xin được việc thì cả nhà sẽ trở về Việt Nam, nhờ hai bên bố mẹ xin cho một công việc gì đó để làm. Công việc học hành tiếp sẽ tính sau. Tôi đã nhờ PGS tiến sĩ Nguyễn Duy Thịnh, nguyên Viện trưởng Viện Công nghệ Thực phẩm Đại học Bách khoa Hà nội, hiện là thủ trưởng trực tiếp của tôi xin cho Hoài Anh về làm giảng viên tại Đại học Bách khoa. Tôi cũng xin được cho Thúy về làm giảng viên Trường Đại học Sư Pham Hà Nội. Mức lương khởi điểm của cả hai đứa chỉ có hơn hai triệu đồng một tháng. Tôi chưa nói với chúng, vì mức lương đó chỉ đủ xăng xe, gửi ô tô và ăn sáng. Thế còn tiền nuôi con ăn học, tiền sinh hoạt hàng ngày sẽ xoay sở ra sao.
Đã đành người ta sống được thì mình cũng sẽ sống được. Nhưng chúng đã ở bên Mỹ một thời gian khá dài, chưa bao giờ phải lo cơm áo gạo tiền. Về nước chắc chúng sẽ rất chật vật. Vả lại, Thúy cũng còn hai năm nữa mới hoàn thành chương trình học tiến sĩ của mình. Cho nên tôi vẫn còn do dự chưa biết khuyên các con thế nào. May quá, Hoài Anh được một người thầy giới thiệu cho vào làm việc tại bang Colorado. Công ti máy tính lại hứa bảo trợ cho việc tiếp tục nghiên cứu của Hoài Anh. Thế nhưng Thúy thì phải bỏ công việc trợ giảng, bỏ dở chương trình nghiên cứu sinh ở trường đại học để theo chồng tới nơi làm việc mới. Và dĩ nhiên Thúy cũng mất luôn một khoản trợ cấp hàng tháng của trường gần hai ngàn đô. Tôi nghĩ sự lựa chọn của Thúy hoàn toàn đúng đắn theo lẽ tự nhiên. Người Việt Nam có câu nói “Thuyền theo lái, gái theo chồng” là vậy.
Giang và tôi sẽ cùng đi Kansass đón Hoài Anh. Quãng đường từ thành phố Columbia đi thành phố Kansass khoảng độ 200 km. Giang cho biết đi xe trên đường cao tốc mất khoảng hai giờ. Theo lịch trình, mười lăm giờ chuyến máy bay chở Hoài Anh hạ cánh. Nhưng mới tám giờ sáng Giang đã giục tôi chuẩn bị để ra xe. Tôi đoán Giang có kế hoạch gì đó nên mặc thêm áo, cầm máy ảnh, tạm biệt mọi người xuống bãi để xe.
Đến một trạm xăng, Giang dừng lại. Tôi và Giang xuống xe. Trạm xăng được xây rất lớn. Có năm đường một chiều cho các loại xe vào. Mỗi đường vào có ba máy bán xăng tự động. Không có một nhân viên bán xăng nào ở đó. Giang xuống xe, phải tự bỏ tiền mua xăng vào một chiếc máy, cầm vòi bơm, mở nắp xe, tự bơm xăng vào xe của mình.
Tôi bỗng nhớ tới chi tiết về Học thuyết năm cây xăng thế giới trong cuốn sách Chiếc xe lexus và cây oliu của nhà báo Mỹ nổi tiếng Thomas L. Friedman. Tác giả đã khái quát nền kinh tế thế giới ngày nay theo mô hình năm cây xăng. Cây xăng thứ nhất là cây xăng Nhật Bản. Tại cây xăng này, giá một gallon xăng là năm đô la. Ở đó có bốn người phục vụ bơm xăng, thay dầu, lau cửa kính, chào hỏi và tạm biệt chủ xe lúc đến lúc đi. Cây xăng thứ hai là cây xăng Mỹ. Tại cây xăng này giá một gallon xăng chỉ có một đô la. Ở đó không có lấy một người phục vụ. Người lái xe phải tự bơm xăng lấy và tự chăm sóc chiếc xe của mình. Cây xăng thứ ba là cây xăng Tây Âu. Tại cây xăng này giá một gallon xăng là năm đô la. Ở đó có một người phục vụ theo đúng nghĩa vụ và hợp đồng làm việc nhưng lại có một người bác và hai người anh trai thất nghiệp của người phục vụ được hưởng trợ cấp rất cao đang chơi bóng gần đấy. Cây xăng thứ tư là cây xăng của những nước đang phát triển. Tại cây xăng này giá một gallon xăng chỉ có ba nhăm cent (hơn một phần ba đô la) vì được chính phủ trợ giá. Ở đó có tới mười lăm người phục vụ và đều là người thân với nhau. Nhưng bình quân cứ sáu cây xăng mới có một cây xăng hoạt động. Cây xăng thứ năm là cây xăng của các nước xã hội chủ nghĩa. Tại cây xăng này giá một gallon xăng là năm mươi cent (nửa đô la) vì cũng được nhà nước trợ giá. Xong không có xăng để bán vì bốn nhân viên phục vụ đã mang xăng ra chợ đen bán với giá năm đô la một gallon.
Tác giả của cuốn sách nhận định, ở cái thế giới toàn cầu hóa, mọi người đều phải hướng tới cây xăng của Mỹ, nghĩa là phải hướng tới một nền kinh tế hiệu quả nhất. Nếu không phải là người Mỹ, người ta phải học cách tự đổ xăng, tự phục vụ cho chính bản thân mình. Đúng là ở trạm xăng này, tôi thấy Giang đã làm cái điều mà Friedman từng khuyên trong cuốn sách rất nổi tiếng của ông.
Giang đi với tốc độ tối thiểu trên đường cao tốc hai làn đường tới Kansass City để tôi có thể nhìn ngắm cảnh hai bên đường. Hệ thống đường cao tốc của liên bang, của bang đan xen chằng chịt với hệ thống đường đi các đô thị, các hạt. Nếu cứ nhìn hệ thống đường ngang dọc trên xe thì người ta không biết đường nào mà đi. Suốt quãng đường, tôi không thấy một phương tiện giao thông nào khác ngoài ô tô. Cũng không có lấy một bóng người đi bộ. Chỉ thấy những chiếc xe vun vút qua lại với tốc độ rất cao. Tôi băn khoăn, nhỡ đi nhầm đường biết ai mà hỏi. Chẳng lẽ Giang đi sớm là vì đề phòng lạc đường. Nhưng rồi tôi thở phào nhẹ nhõm. Thì ra trên mặt kính, trước tay lái của Giang có gắn thiết bị GPS hình chữ nhật, một chiều khoảng mười hai cm, một chiều khoảng mười tám cm. Màn hình của thiết bị hiện rõ con đường đang đi. Mũi tên trên màn hình cũng chỉ hướng đi, đi thẳng hay rẽ phải, rẽ trái cứ theo hướng chiều mũi tên mà đi. Thỉnh thoảng, một giọng nữ phát thanh viên lại vang lên, chỉ dẫn hướng đi một cách ngắn gọn khi có một con đường nào đó nhập vào hoặc tách ra khỏi đường cao tốc.
Cũng giống như trên đường từ St. Louis đến Columbia, hai bên đường từ Columbia tới Kansass chỉ thấy những cánh rừng rậm, rừng thưa trập trùng đặc trưng của vùng Trung Mỹ xen lẫn những trang trại rộng mênh mông trồng cỏ, trồng ngô, nuôi bò và những khu đất trải dài tít tắp mới được cày của những hộ nông dân nào đó. Ngắm nhìn những trang trại hai bên đường, tôi nhận thấy trang trại của em trai tôi thật nhỏ bé. Cũng gọi là trang trại, một trang trại 5 ha lớn nhất nhì trong vùng, tôi ngỡ tưởng là lớn lắm rồi. Vậy mà so với một trang trại ở đây thì chỉ là cái đuôi của một con voi. Cả bang Missouri có 108.000 trang trại, bình quân mỗi trang trại trong bang là 109 ha. Thế nhưng so với nhiều bang khác của Mỹ, Missouri vẫn bị coi là bang mà các hộ nông dân sở hữu những trang trại quá nhỏ.
Theo tiêu chuẩn của Bộ Nông nghiệp Mỹ, Trang trại nhỏ là trang trại có diện tích cho sản xuất nhỏ, qui mô sản xuất nhỏ, doanh thu nhỏ và thu nhập nhỏ. Nó khác với trang trại làm ăn không có hiệu quả. Nếu một trang trại có doanh thu một năm 100.000 đô la thì được coi là một trang trại nhỏ. Và nếu một trang trại chỉ bán được 50.000 đô la giá trị sản phẩm một năm thì gọi là trang trại phi thương mại. Theo tiêu chí đó thì 80% nông dân ở Missouri là những nông dân sở hữu những trang trại nhỏ.
Tổ chức khuyến nông bang Missouri cùng các nhà khoa học, các trường đại học nông nghiệp đã đặt vấn đề cứ cho là bình quân tổng doanh thu 100.000 ngàn đô la một trang trại, thì liệu nó có đủ cung cấp cho một gia đình nông dân đủ sống ở mức khá giả sau khi đã trừ đi các chi phí đầu vào, khấu hao, thuế? Vì vậy người ta đặt vấn đề các hộ gia đình phải áp dụng và sử dụng công nghệ sinh học, phải tổ chức quản lí sinh hoạt gia đình, quản lí sản xuất, sử dụng lao động, tối đa hóa sức lao động trong gia đình là những điều hết sức quan trọng để tạo ra giá trị lợi nhuận từ tổng doanh thu. Việc tạo ra giá trị lợi nhuận là 50% hay 60% hoặc 70% của 100.000 đô la là tùy thuộc vào các gia đình nông dân sở hữu trang trại quyết định.
Cơ quan khuyến nông, các trường đại học nông nghiệp, các trung tâm nghiên cứu công nghệ sinh học của bang Missouri hàng năm đưa ra hơn 200 dự án nghiên cứu khoa học về cây trồng và hàng ngàn dự án chăn nuôi cùng với khoảng 25.000 địa điểm thực nghiệm để thu hút sinh viên, nông dân có cơ hội tham gia, lựa chọn phát triển nghề nghiệp. Những phát minh về công nghệ, những thành tựu khoa học mới nhất về cây, con và về phòng chống sâu bệnh trong nông nghiệp đều được kí hợp đồng chuyển giao cho các trang trại thực hiện. Với một cách làm như vậy các trang trại nhỏ vẫn có thể tạo ra một giá trị lớn. Phương châm của những nhà quản lí nông nghiệp, của công tác khuyến nông là: Trang trại thành công là trang trại của gia đình. Các thành viên của gia đình không tách rời trang trại. Phải xem trang trại như là một phần quan trọng của cuộc sống, một nguồn sống hay cuộc sống chính là bản thân trang trại. Để có được thành công cho trang trại, vấn đề không phải là trang trại to hay nhỏ, không phải là việc họ sản xuất trên một diện tích nào, bao nhiêu cây, bao nhiêu con. Vấn đề nằm ở chỗ, hộ gia đình phải sử dụng tất cả nguồn lực của gia đình và của xã hội trong điều kiện kinh tế tri thức, mà cụ thể là công nghệ quản lí và công nghệ sinh học ở trang trại.
Đến gần cây cầu bắc qua sông Missouri, Giang cho xe đi chậm lại, rẽ vào con đường dẫn tới một trang trại. Trên vòm cánh cổng trang trí hình bán nguyệt của trang trại có dòng chữ: Chào đón bạn đến Trang trại Đào (Peach Tree Farm). Giang cho xe đi thẳng vào. Đón chúng tôi là chủ trang trại, một nông dân cao lớn, da trắng, tóc vàng, trạc khoảng năm mươi tuổi. Chúng tôi xuống xe, tự giới thiệu, ngỏ ý muốn ông cho đi thăm trang trại và xin lỗi vì không báo trước.
Ông cười rất tươi và nói ông rất hân hạnh được đón chúng tôi đến trang trại. Ông dẫn chúng tôi đi thăm trang trại trên chính chiếc xe của Giang. Nếu là khách theo lệ thường, thường vào ngày nghỉ cuối tuần thì vợ hay con trai, con gái hoặc người làm công của ông sẽ dẫn đi trên xe ngựa để giới thiệu. Nhưng vì chúng tôi đến ngày thường, không có nhiều thời gian, lại đến bất ngờ nên ông ngồi luôn trong xe, vừa chỉ dẫn đường đi vừa giới thiệu về gia đình và về trang trại của mình. Ông có một con trai, một con gái đang theo học ở Khoa Sinh Trường Đại học Columbia. Vợ ông thì đang theo học một chương trình ở một trung tâm nghiên cứu nông nghiệp thuộc Trường Đại học Missouri. Hôm nay họ đều phải đến trường.
Đến khu vực trồng đào, chúng tôi dừng xe đi bộ. Là một trang trại, nhưng tôi có cảm giác như mình đang đi trong một khu rừng. Nhiều loại cây cối, hoa cỏ, hồ ao, chim chóc, muông thú đan xen lẫn nhau. Nhưng bao trùm lên tất cả là màu xanh, màu xanh mơn mởn của lá đào, màu xanh non tơ của đào quả, màu xanh bạt ngàn của cả cánh rừng đào. Cái màu xanh mênh mông cộng thêm cái âm thanh xao động của sự sống như đang trỗi dậy, như bật lên từ lòng đất phì nhiêu bên bờ sông Missouri.
Đến Trang trại đào và chứng kiến bao trang trại trên đường đi tôi mới phần nào mường tượng ra hình ảnh nền nông nghiệp Mỹ, một nền công nghiệp nông nghiệp theo xu hướng công nghệ sinh học, dựa trên kinh tế trang trại sản xuất hàng hóa. Tôi bắt đầu vỡ lẽ ra tại sao tổng sản phẩm nông nghiệp của Mỹ lại chiếm đến một nửa tổng sản phẩm nông nghiệp của cả thế giới cộng lại.
Trang trại đào rộng trên 500 ha, chủ yếu là trồng đào. Ông chủ trang trại cho chúng tôi biết, ông trồng mười lăm giống đào khác nhau bao gồm 110.000 cây. Thời điểm này, cây đào bắt đầu nuôi quả. Tháng sáu, tháng bảy, và tháng tám các khu vực đào luân phiên chín ngọt. Ông phải thuê đến dăm chục người làm để thu hoạch, bảo quản, vận chuyển, đóng gói.  Ngoài đào, ông còn trồng một số loại cây ăn quả khác cũng như một số loại rau, củ. Ông còn có một đàn bò, một đàn dê và một số loại gà vịt. Ông nói với chúng tôi chăn nuôi chỉ để làm phong phú thêm trải nghiệm cho khách du lịch đến từ thành phố.
Khách từ thành phố, đặc biệt là trẻ em rất thích ngắm nhìn và trực tiếp chăm sóc gia súc, gia cầm nên ông mới đưa loại hình chăn nuôi vào trang trại để thu hút thêm khách. Ông cho chúng tôi biết, khu vực này có nhiều trang trại: Trang trại cam, trang trại táo, trang trại chăn nuôi bò thịt bò sữa, nhưng phần nhiều là trang trại đậu nành, ngô. Theo đúng nghĩa, trang trại của ông là trang trại đào, chuyên canh đào. Ông nói với chúng tôi, vợ chồng ông đến với đào là cả một câu chuyện rất dài. Lần sau nếu chúng tôi đến thăm, ông hứa sẽ kể mọi người cùng nghe. Là trang trại đào nhưng đồng thời trang trại của ông cũng là nơi nghỉ dưỡng, nghỉ cuối tuần cho các gia đình, các nhóm bạn bè hay sinh viên, học sinh thành phố đến thăm thú, tìm hiểu thực tế. Khách có thể nghỉ tại ngôi nhà ba tầng của gia đình ông hay ở một nhà nghỉ hai tầng nằm cạnh đấy. Hoặc nếu thích, khách có thể chọn những ngôi nhà nhỏ một tầng, dành riêng cho gia đình ở quanh một hồ lớn nằm cuối trang trại. Theo thông lệ, cứ một người lưu trú trong ngày sẽ phải trả năm đô la, qua đêm mười đô la. Ăn uống thì tùy theo thực đơn của khách, có thể từ vài đô la cho đến mười đô la. Trang trại đào đúng là một nơi tuyệt vời, thích hợp cho cả người có tuổi và cho cả thanh thiếu niên sau một tuần làm việc đến nghỉ ngơi thư giãn.
Trên con đường trở ra đường cao tốc, tôi bắt gặp mấy chiếc xe ngựa chở người như kiểu xe thời trung cổ đi ngược lại. Phía trước, người đàn ông ngồi điều khiển, phụ nữ và trẻ em đứng ngồi ở phía sau. Dường như mỗi xe là một gia đình. Đàn ông ai nấy đều vận áo sẫm tối, để râu, đội mũ màu nâu giống như mũ phớt. Đàn bà thì đều mặc váy màu sẫm, dài đến mắt cá chân giống như áo váy của các bà sơ, trên đầu có phủ một tấm vải trắng hay một kiểu mũ bằng vải trắng gì đó. Trẻ em đứa nào cũng đồng loạt mặc áo trắng, đội một kiểu mũ nan trắng. Có điều gì đó thật kì lạ. Đoán được suy nghĩ của tôi, Giang cười và nói:
-      Ba quên rồi à. Con nhớ nhà con có lần đã kể cho ba nghe về chuyến đi thăm khu định cư của người Amish, một tộc người thủ cựu, chối bỏ cuộc sống văn minh hiện đại.
-      Có phải cái tộc người không dùng điện, không sử dụng  tivi, máy tính, tủ lạnh và bất cứ thiết bị máy nổ nào trong cuộc sống của mình?
-      Đúng thế ba ạ.
-      Ba nghe Vân kể là tất cả các gia đình đều dùng đèn dầu vào buổi tối. Họ xúc tuyết vào nhà kho để giữ tươi thực phẩm thay cho tủ lạnh.
-      Dạ, đúng thế ba ạ. Ở đây thiếu gì máy cày máy kéo, mà những thứ đó rẻ như bèo ấy. Ba vừa thấy đấy, một trang trại đào thôi mà có tới mươi mười lăm ô tô, máy cày máy kéo các loại. Rồi cả một xưởng chế biến bảo quản với đủ các thiết bị máy móc. Nhưng người Amish ở đây vẫn dùng ngựa cày đất để canh tác, gieo trồng các loại cây lương thực… Trang trại của người Mỹ, kể cả người Mỹ bản địa hàng trăm, hàng ngàn ha, nhưng trang trại của người A mish đa phần chỉ trên dưới chục ha thôi.
-      Vài ba ha mà sản xuất theo lối thủ công thì cũng đã đủ ốm rồi. Nhưng tại sao họ lại tự làm khổ mình như vậy?
-      Con có đọc một số tài liệu nghiên cứu qua mạng mấy tháng trước. Hiện nay có khoảng 200.000 người Amish sống ở Canada và Mỹ. Riêng ở bang Missouri có hơn 9.000 người sống rải rác ở 38 khu định cư. Tổ tiên của người Amish ở Đức và Thụy Sĩ. Họ đi theo một giáo phái Tin Lành bị kì thị, bị ngược đãi khắp châu Âu nên di cư sang Bắc Mỹ từ những năm 1720. Gần 300 năm đã trôi qua tộc người này vẫn sống theo lối sống của cha ông họ và tuân thủ theo giáo lí tôn giáo từ xa xưa. Họ không tiếp nhận bất cứ thành quả khoa học kĩ thuật nào từ bên ngoài. Họ vẫn mặc những bộ quần áo như tổ tiên họ mặc cách đây ba thế kỉ. Nếu ba vào nhà họ, thì thấy họ vẫn sử dụng những chiếc nồi gang cũ kĩ để đun nấu. Sinh hoạt, ăn mặc thì giản dị. Đi lại thì bằng đôi chân hoặc bằng ngựa. Từ người già đến trẻ em đều làm quần quật ngoài đồng. Tối về cả nhà quây quần dưới ánh đèn dầu. Ngay cả đến khí đốt họ cũng không dùng. Tối đến làng xóm tối om. Tuy nhiên, họ không bao giờ phàn nàn về cuộc sống của họ. Họ cũng không bao giờ phàn nàn về những người xung quanh. Vì thế, những ngôi làng của họ trở thành tâm điểm du lịch. Mọi người đến chiêm ngưỡng cuộc sống của họ. Có người không thể tưởng tượng sống được một cuộc sống như họ, coi họ như những người không thể hội nhập được vào xã hội văn minh, coi họ như những động vật trong vườn thú. Mặc dầu vậy, họ cũng không hề có phản ứng hay giận dữ gì.
-      Đúng là một dân tộc bảo thủ nhưng đầy bản sắc riêng.
-      Nếu ba hỏi họ, tại sao họ vẫn cứ sống một cuộc sống không thay đổi như vậy, thì họ sẽ trả lời là “Nếu bạn biết những gì tôi biết thì bạn cũng muốn trở thành người Amish”. Người Amish rất mộ đạo. Trước bữa ăn họ đều hát thánh ca. Họ quan niệm rằng khi chết chắc chắn họ được lên thiên đường bởi vì họ sống tốt ở thế gian này và tuân theo đúng lời dạy của chúa. Không ai bị ép buộc phải sống trong cộng đồng, gia nhập cộng đồng hay ở lại cộng đồng cho tới khi qua đời. Họ không cho con em học ở trường công, chỉ học ở trường tư do cộng đồng lập ra. Phần lớn trẻ em học hết trung học cơ sở rồi thôi học để về làm đồng giúp gia đình. Đến tuổi trưởng thành, 17 tuổi các em có quyền ra sống ngoài xã hội hai năm trước khi quyết định ở lại hay ra đi khỏi cộng đồng. Mặc dù được lựa chọn, nhưng số người rời bỏ cộng đồng rất ít. Người ta tính đến trên 99% sau khi đã hết thời gian ở bên ngoài, người Amish đều quay lại với cuộc sống biệt lập của cộng đồng. Với họ, gia đình và cộng đồng là tất cả. Họ sống bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi, làm thủ công. Họ thường chỉ kết hôn với người Amish, không li dị, không tránh thai. Đàn ông là chủ gia đình, lo chuyện đồng áng. Đàn bà lo chuyện nhà cửa, nấu nướng giặt giũ. Tất cả đều chung lo cho cái gia đình của mình. Ngoài ra, họ còn có một cộng đồng lớn người Amish xung quanh. Họ thường làm việc chung với nhau, giúp đỡ lẫn nhau. Cuộc sống của họ không vụ lợi, không bon chen, không thù hận.Theo họ, đó là cuộc sống mà chúa muốn họ sống. Họ không tham gia đảng phái chính trị, không đi bầu cử, không đi lính, không nhận tiền trợ cấp, lương hưu hay bảo hiểm của chính phủ và họ cũng không giao dịch ngân hàng, không đi bệnh viện, không đi xe ô tô, xe lửa hay máy bay. Tóm lại là họ không tham gia vào xã hội Mỹ, không thuộc về xã hội Mỹ.
-       Và chính quyền bang, chính quyền liên bang cũng để họ mặc sống theo lối sống của họ.
-      Đúng như vậy, một đất nước tự do mà. Bây giờ con mới hiểu tại sao người Pháp lại tặng người Mỹ bức tượng Nữ thần tự do. Và thực sự tượng nữ thần đã trở thành một biểu tượng cho tính cách của người Mỹ.
-      Cuối tuần này, nếu không mắc gì con mời ba và anh chị Hoài Anh đến một làng Amish cách khu kí túc xá khoảng một giờ đi xe.
Chúng tôi loanh quanh ở trang trại đào mất gần tiếng đồng hồ. Thời gian thăm Thành phố Kanssas City chỉ còn khoảng hai tiếng nên ra tới đường cao tốc, Giang cho xe đi với tốc độ nhanh hơn. Trong năm thành phố lớn của bang Missouri, Kanssas City là thành phố lớn nhất và cũng là một trong 40 thành phố đẹp nhất của Mỹ. Diện tích thành phố theo qui hoạch là 826 km2. Dân số thành phố năm 2013 ước chừng 468. 000 người. Quản lí thành phố có một hội đồng thành phố 12 thành viên, mỗi thành viên được bầu đại diện cho một quận theo nhiệm kì 4 năm. Người đứng đầu thành phố là thị trưởng được người dân bầu trực tiếp. Kanssas City là thành phố sầm uất và đông đúc, bởi nếu tính cả khu vực đại đô thị Kanssas rộng lớn, thì dân số lên tới hai triệu người. Thành phố tập trung khá nhiều trường đại học và cao đẳng: Đại học Missouri – Kansas, Đại học Rockhurst, Viện Nghệ thuật Kansas City, Đại học Kansas City, Đại học Avila, Đại học Baker, Đại học Devry, Đại học Grantham, Cao đẳng cộng đồng Metropolitan, Cao đẳng William Jewell.
Kanssas chính thức thành lập năm 1838 tại khu vực hợp lưu của hai con sông Missouri và Kanssas. Nhưng phải đến năm 1850 nơi đây mới phát triển thành một thị trấn bao gồm 2500 người, một điểm quan trọng của người Mỹ trong công cuộc mở rộng lãnh thổ về phía tây. Đến đầu thế kỉ XX, trong khoảng ba thập kỉ đầu, thành phố có bước phát triển nhanh chóng về qui mô cũng như về dân số. Nhiều tòa nhà và công trình nổi tiếng đã được xây dựng trong thời gian này, trong đó có Tòa Thị chính, Khu Trung tâm Thương mại thành phố, Đài Tưởng niệm Tự do, Bảo tàng Nghệ thuật, các Country Club Plaza, Thính phòng thành phố, Sân Vận động Arrouhead và một số tòa nhà chọc trời. Cho đến những năm 1940 thành phố gần như định hình gần giống như ngày nay.
Nằm ở miền Trung Tây Hoa Kì, gần trung tâm địa lí của đất nước, Kanssas City nối liền với nhiều trung tâm kinh tế, dân số và địa kí của hơn 40 bang lân cận. Nơi đây, bốn mùa rõ rệt, có khí hậu tương đối ôn hòa, đất đai phì nhiêu, sông núi hữu tình. Quả thật thiên nhiên đã tạo cho Kanssas một cảnh quan đẹp đẽ, độc đáo và thơ mộng. Tôi có cảm nhận Kassas City là thành phố tự nhiên, thành phố của sông hồ. Thành phố có hai con sông lớn chảy qua, có 40 hồ nước các loại. Có hồ rộng mênh mông nhìn hút tầm mắt, chỉ nhìn thấy một vệt xa mờ bên kia bờ. Có hồ uốn lượn quanh co chạy dài ôm lấy những con phố, những sườn đồi, những cánh rừng. Có hồ tròn chặn như một tấm gương mờ ảo soi bóng những tòa nhà cao tầng ven bờ…
Có 47 công viên trong thành phố, mà hầu hết những công viên này đều được tạo ra trên cơ sở của những cánh rừng xưa còn lại. Công viên Swope rộng 1.805 mẫu Anh, là một trong những công viên thành phố lớn nhất quốc gia, gấp hai lần công viên trung tâm thành phố New York. Nó là một khu rừng tự nhiên, một vườn thú tự nhiên, một trung tâm cứu hộ động vật hoang dã. Hay công viên Hodge rộng 1.029 mẫu Anh nằm ở ngoại ô thành phố cũng được nhiều người biết đến. Nếu người ta muốn giải trí thư giãn trong rừng, rừng trong thành phố với tất cả đặc trưng của hệ động thực vật của một khu rừng miền Trung Mỹ, thì cứ đến việc đến đó.
Điểm nổi bật của Kanssas là hệ thống đường giao thông vừa hiện đại vừa mang dáng dấp cổ kính, một hệ thống đường đại lộ san sát đẹp như tranh vẽ bởi cây cối thảo mộc, hoa cỏ hai bên đường. Và ẩn sâu bên trong mới là những ngôi biệt thự cao thấp, hài hòa. Thành phố này có nhiều đại lộ hơn bất cứ thành phố nào trên thế giới ngoại trừ Thủ đô Pari hoa lệ của nước Pháp. Càng đi vào trung tâm thành phố tôi càng bị cuốn hút bởi những căn nhà cũ, mới xinh xắn, bởi hệ thống các quán ăn, quán ba, nhà hàng thịt nướng nổi tiếng các loại, cửa hàng tạp hóa, các Country Club Plaza (nơi tổ chức các sự kiện văn hóa thường nhật), các nhà hát…
Đặc biệt là những đài phun nước các kiểu. Có loại đài phun nước hình tròn, hình elip, có loại hình vuông, hình chữ nhật. có loại to, loại vừa, loại nhỏ. Theo tôi, đó chính là biểu tượng văn hóa của thành phố. Đến ngã ba, ngã tư nào người ta cũng bắt gặp một đài phun nước. Có hai trăm đài phun nước các loại khác nhau trong thành phố. Nếu tính số lượng đài phun nước đa dạng và phong phú, thành phố chỉ đứng sau Roma thơ mộng của nước Ý. Nhưng nếu tính những đài phun nước lớn nhất thế giới thì Kanssas không nhường cho bất cứ một thành phố nào. Đó là những đài phun nước đường kính rộng đến vài chục chục mét cho đến vài mét. Có những dòng nước lớn phun thẳng lên trời từ toàn bộ mặt đài; có những dòng nước phun thẳng lên trời từ tam cấp đài trung tâm; có những dòng nước phun thẳng lên trời từ miệng những con vật bên cạnh những con ngựa như đang bay lên không trung; có những dòng nước nhỏ phun thấp hơn từ nền đá cầm thạch bao quanh đài phun nước; có những dòng nước ứ ra từ miệng những con cá như những chiếc bong bóng khổng lồ; có những đài phun nước như một dài phun nước nghệ thuật, lúc tạo ra hình thác đổ, lúc tạo ra những đường cong nghiêng, lúc tạo ra những li nước trào, lúc tạo ra một khoảng núi sương mù… tất cả tạo nên những cơn mưa nhân tạo bất tận trong một thành phố chan hòa ánh nắng của miền Trung Mỹ. Những đài phun nước của thành phố không chỉ tạo ấn tượng độc đáo mà nó còn gợi cho tôi nét riêng biệt rất đặc trưng về một thành phố thiên nhiên, thành phố sông hồ.
Hai tiếng đi ô tô ngắm thành phố chẳng khác gì cưỡi ngựa xem hoa, nhưng nó vẫn để lại trong lòng tôi một ấn tượng không phai mờ về thành phố xinh đẹp này. Tôi cứ lấy làm tiếc, giá mình giục Giang đi từ sáng sớm thì sẽ có thời gian ở lại thành phố được lâu hơn. Nhưng rồi tôi lại tự nhủ với mình, được ngắm nhìn thành phố một cách tổng thể như vậy, thôi thế cũng tàm tạm đủ, vì tôi chắc mình còn nhiều dịp quay trở lại đây thăm một vài điểm nổi tiếng nữa. Vả lại mục đích của chuyến đi là ra sân bay quốc tế Kanssas để đón Hoài Anh, chứ đâu phải đi tham quan thành phố.
Sân bay quốc tế Kanssas nằm trên địa phận quận Plate, phía tây bắc thành phố. Sân bay này là sân bay lớn thứ năm của Mỹ. Sân bay có 49 điểm bay thẳng đến sân bay quốc tế và sân bay nội địa trong ngoài nước. Năm 2013 nó đón gần 11 triệu lượt khách đi đến. Sân bay phục vụ cho khách đi đến thành phố và cả vùng đô thị Kanssas. Đôi khi nó còn phục vụ cả hành khách những thành phố nhỏ trong bang, chẳng hạn như thành phố Columbia. Nói như vậy không có nghĩa là thành phố Columbia không có sân bay riêng. Sân bay Columbia là sân bay nội địa, nằm phía đông nam thành phố. Sân bay này do hai hãng hàng không nội địa đảm nhiệm công việc chuyên chở. Lượng hành khách nhỏ. Năm 2013 mới có gần 40.000 hành khách nên giá vé đi đến sân bay khá đắt. Vì vậy sinh viên quốc tế ở Columbia thường đi thẳng từ sân bay quốc tế St. Louis hoặc Kanssas về thành phố bằng xe ô tô mà không bay thẳng hoặc chuyển tiếp về sân bay riêng của thành phố.
Xe chúng tôi chờ ở bãi đỗ khoảng dăm phút thì Hoài Anh gọi điện báo đã xuống máy bay và đang chờ ở cổng A.
-      Con căn giờ thật chính xác, tôi nói với Giang.
-      Không phải con căn giờ chính xác được mà this flight is on time (chuyến bay đúng giờ).
Xe dừng lại trước cổng A. Tôi mở cửa xe bước xuống. Chỉ một lát sau, trong đám đông hành khách, tôi thấy Hoài Anh đang kéo vali ra khỏi cổng.
-      Chào ba. Ba khỏe không?
-      Ba vẫn ổn. Con thế nào?
-      Con thấy bình thường.
Đi liên tục mấy chục ngàn km mà trông Hoài Anh không có vẻ gì là mệt mỏi. Chỉ gầy đi một chút so với lúc chưa đi làm. Cái vẻ thư sinh hiền hậu ngày trước nay được thay bằng nét rắn rỏi đầy tự tin. Chúng tôi lên xe trò chuyện, một mạch hai tiếng về đến Columbia.


Read More

Blog Archive

About this blog

Được tạo bởi Blogger.