Bài viết gửi Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân huyện A Lưới

Leave a Comment
Tháng 7, tháng tri ân các anh hùng liệt sỹ đã khép lại. Tôi vẫn không thể nào quên mảnh đất A Sầu, A Lưới thấm đẫm máu xương của hàng nghìn, hàng vạn liệt sỹ trong suốt những năm tháng chống Mỹ cứu nước. Nhân dip này tôi xin được gửi một bài viết tới Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện A Lưới nhân kỷ niệm 50 năm trận đánh A Bia như một nén tâm nhang tri ân những người đã ngã xuống trên mảnh đất này.
A Bia, theo quan điểm của người Mỹ, là một trận đánh đã làm thay đổi cục diện chiến trường
Vài nét về địa bàn diễn ra các trận đánh thuộc huyện A Lưới
A lưới là một huyện miền núi phía Tây tỉnh Thừa Thiên, là quê hương của một số dân tộc thiểu số, là căn cứ cách mạng của tỉnh và của cả nước trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. A Lưới được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Những chiến công vang dội đi cùng năm tháng của Quân đội nhân dân Việt Nam trên vùng rừng núi thiên thời địa lợi rất giàu truyền thống cách mạng này không thể tách rời sự đóng góp của đồng bào các dân tộc miền núi.
Riêng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, quân và dân nơi đây đã phải đương đầu với 3 sư đoàn thiện chiến nhất của Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ: Sư đoàn Thủy quân lục chiến, Sư đoàn Kỵ binh bay số 1, Sư đoàn Dù 101. Huyện A Lưới đã đóng góp hàng chục ngàn tấn lương thực, thực phẩm, hàng chục ngàn dân công hỏa tuyến, hàng triệu ngày công phục vụ hỏa tuyến. Nơi đây cũng đã cống hiến cho Tổ quốc 577 liệt sỹ, 1086 thương binh, 12 bà mẹ Việt Nam anh hùng , 19 tập thể anh hùng. Nơi đây cũng sản sinh ra nhiều cá nhân anh hùng như Anh hùng liệt sỹ A Vầu, Anh hùng liệt sỹ Ca Lối, Anh hùng Cu Trip, Hồ Vai, Kan Lịch, Kan Đơm, Bùi Hồ Dục, Hồ A Nun…
Non song đất nước sẽ mãi mãi ghi nhớ về vùng đất này. Lịch sử dân tộc Việt Nam sẽ mãi mãi ghi nhớ về vùng đất này. Những ai đã từng trong quân ngũ, vượt Trường Sơn đi cứu nước sẽ không bao giờ quên được vùng đất này, bởi vùng đất này, người dân nơi này đã từng nuôi dưỡng họ, đùm bọc họ, che chở họ, rèn rũa họ trong những năm tháng khốc liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Nếu các tướng tá Mỹ hiểu rõ về vùng đất này, hiểu rõ về người dân nơi đâychắc họ sẽ có câu trả lời tại sao họ lại là kẻ thua cuộc, thua trong nhiều chiến dịch, nhiều trận đánh, đặc biệt là trận đánh trên Động A Bia, trận mà người Mỹ gọi đó là Đồi Thịt băm, khi mà họ đã sử dụng tất cả sức mạnh hỏa lực của không quân, lục quân và hải quân, trút xuống hàng vạn tấn bom đạn tưởng như không một sinh vật nào có thể còn sống sót.
Đánh giá của phía Việt Nam và người Mỹ về trận A Bia thuộc A lưới
Với người Mỹ, trong lịch sử chiến tranh Việt Nam có 5 trận đánh kinh điển đi vào sử sách mà họ không thể nào quên . Đó là trận chiến Ia Drăng, trận Đắc Tô, Trận Khe Sanh, trận A Bia và trận trên điểm cao 935 hay còn gọi là Ripcord. Trên dưới 50 năm đã trôi qua, chúng ta có đủ thời gian để khẳng định lại tầm quan trọng của các trận đánh trên trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc.
Tôi đã mua vài cuốn sách ở Mỹ viết về trận đánh trên Động A Bia mà người Mỹ gọi là “Đồi Thịt băm” (Humburger Hill) để tặng Sư đoàn 324 và tặng Trung đoàn 3 Sư 324, sư đoàn và trung đoàn đã làm nên hai chiến thắng lừng lẫy vào trung tuần tháng năm 1969. Tác giả của cuốn Đồi Thịt băm là Samuel Zafiri. Ông nguyên là lính bộ binh thuộc Sư đoàn Bộ binh số 1, sư đoàn nổi tiếng với tên gọi Anh cả Đỏ (The famed Big Red) trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Hiện ông sống ở Bloomington bang Illinois.
Zaffiri là người am hiểu tình hình thực tế chiến trường, làm việc rất nghiêm túc với nhiều sỹ quan, binh sỹ tham gia trực tiếp Chiến dịch Tuyết rơi trên đỉnh Apatche, một chiến dịch đánh lên Động A Bia thuộc huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên. Chuẩn bị viết cuốn Đồi Thịt băm, Zafiri đã tiếp cận với một kho dữ liệu về các cuộc chiến đấu ở Mặt trận Trị Thiên trong Thư viện của Học viện Lịch sử Chiến tranh Quân đội Hoa kì cùng với hàng trăm cuốn sách, báo cáo viết về chiến tranh Việt Nam của các tướng tá Mỹ. Vì vậy, khi viết cuốn sách này, ông đã đi sâu mô tả một cách sinh động, xác thực cuộc đọ sức vô cùng quyết liệt trên Động A Bia giữa Lữ đoàn Dù 3 khét tiếng thuộc Sư đoàn Dù số 101 thiện chiến của Mỹ với Trung đoàn 3 anh hùng thuộc Sư đoàn 324 anh hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Qua nghiên cứu một số tài liệu Lịch sử quân đội, Lịch sử Sư đoàn 324 và các cuốn hồi ký của các tướng tá, cá nhân tôi thấy phía Việt Nam lại không đánh giá cao giá trị trận chiến trên Đồi A Bia như phía Mỹ, cả ở mục tiêu cũng như ý nghĩa của trận đánh. Trận A Bia không được xếp vào trận đánh lớn có ý nghĩa cấp chiến dịch. Lần lại 50 năm trước, mặc dầu xác định quyết tâm và tầm quan trọng của trận đánh nhưng Quân khu Trị Thiên và Sư đoàn 324 cũng chỉ huy động lực lượng đánh A Bia ở mức trung đoàn.
Trung đoàn 3 Sư 324 vào trận A Bia với phương án vận động tấn công kết hợp chốt, tạo dựng cụm chốt liên hoàn, thu hút quân Mỹ vào sâu để tạo điều kiện cho các đại đội, tiểu đoàn cơ động tấn công, tập kích vào quân Mỹ đóng dã ngoại và quân ứng cứu. Mục đích của Sư đoàn 324 củng chỉ dừng lại ở mức tiêu diệt nhiều Mỹ, ngụy để hỗ trợ cho cơ sở cách mạng ở vùng đồng bằng, củng cố lòng tin đối với chủ lực ta đang đánh địch ở vùng rừng núi… Tổng kết chiến thắng A Bia Quân khu Trị Thiên cũng chỉ đánh giá trận đánh đạt hiệu suất cao, tiêu diệt được nhiều sinh lực địch, mở đầu cho giai đoạn khôi phục lại thế trận xuống đồng bằng…
Theo quan điểm của người Mỹ, trận A Bia là “một trận chiến đấu ác liệt nhất, khủng khiết nhất, kinh hoàng nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam”, một cuộc chiến đấu đã gây chia rẽ sâu sắc giới Chính quyền Mỹ, làm rung động giới truyền thông và người dân Mỹ, làm giấy lên sự phản kháng dữ dội tại Thượng viện Mỹ về cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Nó được ví có ảnh hưởng như cuộc Tổng Tấn công Tết Mậu thân năm 1968 đối với nước Mỹ.
Rõ ràng phía quân đội Mỹ và quân đội Việt Nam có cái nhìn rất khác nhau về trận đánh này.
Bối cảnh dẫn đến trận chiến trên Động A Bia
Zaffiri đã đề cập đến toàn bộ bối cảnh, các kế hoạch tác chiến, những trận chiến đấu và chiến dịch lớn từ đẩu từ những năm 1960 đến đầu năm những 1970. Mục tiêu của tất cả các kế hoạch, những trận chiến đấu của Mỹ, ngụy ở A Lưới là phải kiểm soát được Thung lũng A Sầu, một thung lũng có ý nghĩa chiến lược với cả hai phía. Chân dung lực lượng Thủy quân lục chiến, Sư đoàn kỵ binh bay, Sư đoàn Dù lần lượt xuất hiện trên chiến trường Trị Thiên, đặc biệt là ở thung lũng A Sầu, A Lưới với kế hoạch giải cứu quân ngụy ở ba căn cứ tại Tà Bạt, A Sầu và một làng ở A Lưới cùng với nhiều chiến dịch đánh vào A Sầu, A Lưới với mục tiêu tìm diệt lực lượng quân giải phóng, phá hủy toàn bộ hệ thống kho tàng hậu cần, cắt đứt con đường chiến lược vận chuyển vào sâu phía nam.
Cuộc chiến giữa quân Mỹ và lực lương quân giải phóng thực sự bắt đầu vào tháng 12 năm 1965 ở A Lưới. Quân giải phóng đã bao vây ba căn cứ trên với những cuộc tấn công bằng bộ binh, kết hợp với sự yểm trợ bằng hoả lực cối. Quân ngụy đã buộc phải bỏ hai căn cứ, chỉ còn cố thủ ở một căn cứ tại A Sầu do các cố vấn Mỹ chỉ huy. Vào ngày 10 tháng 3 năm 1966, quân giải phóng mở hàng rào dây thép gai và công kích. Cuộc chiến đấu diễn ra hết sức quyết liệt. Hai bên giành giật từng tấc đất. Sau hai ngày tấn công liên tục, vành đai phòng thủ của quân ngụy bị chọc thủng và chúng phải tháo chạy.
Quân Mỹ, ngụy đã tranh giành nhau lên trực thăng di tản một cách hỗn loạn. Để thoát thân, cố vấn Mỹ đã dùng súng tiểu liên bắn vào đám tàn quân ngụy để lên máy bay. Ngay từ trận quyết chiến đó, người Mỹ đã nhận xét “Không có một khu vực chiến sự nào khác trên đất nước này làm cho người ta đông máu lại giống như ở Thung lũng A Sầu”.
Theo người Mỹ, sau khi quân giải phóng tiêu diệt ba căn cứ trên địa bàn A Lưới, không có một căn cứ nào được xây dựng ở Thung lũng A Sầu. Về cơ bản quân Mỹ, ngụy đã không “để ý” đến A Sầu trong hai năm (thực chất là không thể kiểm soát được A Sầu). Chúng chỉ sử dụng lực lượng không kích và dùng phi pháo tầm xa để khống chế lực lượng “Cộng sản”.
Quân giải phóng đã biến khu vực này thành một cơ sở hậu cần khổng lồ. Mặc dầu thám báo và trinh sát trên không đã phát hiện ra việc quân giải phóng mở rộng hệ thống mạng lưới đường mòn, phát hiện những đoàn xe di chuyển trên những con đường chưa được ngụy trang, các hang động cất dấu vật liệu quân sự, các kho quân nhu, các vị trí chiến đấu trên núi cao… tuy nhiên Tướng Wesmoreland không nhận thấy những gì rất nghiêm trọng xảy ra ở Thung lũng A Sầu (thực ra là biết được điều đó nhưng không thể làm được gì khác). Vị chỉ huy sân khấu chiến trường của Mỹ ở miền Nam tin tưởng rằng các đô thị và vùng đồng bằng ven biển đã nằm trong tầm kiểm soát với các chiến dịch tìm diệt và bình định. Ông ta bắt đầu âm thầm chuẩn bị mở các chiến dịch lên các thành trì của đối phương nơi rừng núi như A Sầu thì cuộc Tổng tấn công và nổi dậy đã nổ ra.
Sau tết Mậu Thân, Wesmoreland tập trung tấn công vào A Lưới, A Sầu để trả thù cho những thất bại trong năm 1968. Nhiệm vụ của quân Mỹ là phá hủy các căn cứ hậu cần quan trọng của quân giải phóng, đẩy lực lượng quân giải phóng sang bên kia biên giới Lào, ngăn chặn quân giải phóng có thể mở một cuộc tấn công tương lai vào Huế như năm 1968. Nhiệm vụ này được giao cho Sư đoàn Kỵ binh bay số 1, sau đó là Sư đoàn Dù.
Trong số hai sư đoàn Thủy quân lục chiến và bảy sư đoàn bộ binh tham chiến ở miền Nam Việt Nam thì Sư đoàn Thủy quân lục chiến đã nếm đòn thất bại ở A Sầu. Wesmoreland đã cân nhắc, đặt niềm tin vào Sư đoàn Kỵ binh bay, sau đó là Sư đoàn Dù 101, hai sư đoàn là niềm kiêu hãnh của quân đội Mỹ. Cả hai sư đoàn này đều trực tiếp tiến hành các chiến dịch ở miền tây Thừa Thiên nhằm thực hiện ý đồ chiến lược của tổng chỉ huy lực lượng quân đội viễn chinh Mỹ, nhưng quân Mỹ đều bị sa lầy A Sầu, A Lưới và các huyện miền núi phía tây tỉnh Thừa Thiên.
Sau khi được thông qua kế hoạch, các lực lượng tác chiến của Sư đoàn Kỵ binh bay Mỹ bắt đầu vào chiến dịch với năm ngày liên tục không kích, kể cả việc sử dụng máy bay ném bom chiến lược B52. Hai tiểu đoàn tấn công hàng đầu của Sư đoàn Kỵ binh bay đã đổ bộ xuống khu vực A Sầu vào ngày 19 tháng Tư năm 1968. Cuộc tấn công mang mật danh Chiến dịch Delaware.
Đợt đổ bộ đầu tiên của quân Mỹ không gặp nhiều khó khăn, nhưng các đợt tiếp theo, khi máy bay trực thăng bay xuyên qua những đám mây thấp, súng máy các loại, đặc biệt là 12,7 ly, kể cả súng phòng không 37 của quân giải phóng bắn trả dữ dội. Mười chiếc trực thăng bị bắn rơi, hai mươi ba chiếc bị hư hỏng nặng. Người Mỹ phải thừa nhận “Không có một chiến dịch nào trước đó (quân đội Mỹ) phải trải qua lưới lửa phòng không của đối phương mạnh như vậy”. Tướng năm sao Wesmoreland phải vội vàng áp đặt tình trạng phong tỏa thông tin về chiến dịch Delaware để che dấu thất bại.
Mặc dầu lùng sục khắp thung lũng A Sầu với hai lữ đoàn và một trung đoàn biệt phái từ Sư đoàn bộ binh số 1 của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, nhưng chiến dịch thọc sâu với những cuộc tấn công của Mỹ, ngụy đã chấm dứt sau 28 ngày mà không thu được kết quả “như mong muốn”. Thực tế đó là một thất bại. Quân Mỹ, ngụy không nắm được quyền kiểm soát Thung lũng A Sầu. Chúng thừa nhận “hỏa lực phòng không của quân giải phóng quá hiệu quả. Thời tiết miền núi lại quá xấu… đối phương nhanh chóng xuất hiện từ trong các hang động hoặc lặng lẽ di chuyển từ bên kia biên giới Lào để giành lại Thung lũng A Sầu”.
Trận chiến ở A Sầu và Động A Bia của Sư đoàn Dù Mỹ
Bước tiếp theo ngay sau đó, Sư đoàn Dù 101 được lệnh chuẩn bị đánh chiếm A Sầu. Vào tháng Tám năm 1968, Tướng Creighton W. Abraham, người thay thế Tướng 5 sao Wesmoreland làm tổng chỉ huy chỉ huy quân viễn chinh Mỹ ở miền Nam, ông ta đã ra lệnh cho Sư đoàn Dù Mỹ tiến hành cuộc tấn công tiếp tục chặn đứng “quân Bắc Việt” sau chiến dịch Delaware.
Theo Zaffiri, lần này Tướng Stilwell, Tư lệnh quân đoàn 24 đã xây dựng một kế hoạch đầy tham vọng bao gồm 4 chiến dịch (Dewey Canyon, Masachusetts Striker, Apatche Snow, Montgomery Rendezvours), trong đó chiến dịch then chốt Tuyết rơi trên đỉnh Apatche (Apatche Snow) đánh lên Động A Bia nhằm kiểm soát thung lũng A Sầu, nhằm thực hiện các kế hoạch đã đề ra từ trước đó là phá hủy hệ thống kho hậu cần, cắt đứt tuyến đường hậu cần tiếp tế vào nam, đẩy lực lượng quân giải phóng sang bên kia biên giới Lào, ngăn chặn từ xa đề phòng một Mậu Thân 1968 tiếp theo.
Với kế hoạch này, chúng cho rằng “điều cần thiết bảo vệ thung lũng A Sầu là một lực lượng thường trực. Với những mối hiểm nguy khi tiếp tế bằng đường hàng không, điều cần thiết để duy trì một lực lượng thường trực là một con đường đi lại trong mọi thời tiết” từ căn cứ hậu cần của chúng tới A Sầu. Và chúng đã xây dựng một con đường từ hậu cứ của chúng tới chân những ngọn đồi trong thung lũng. Stilwell đã tung vào khu vực hầu hết lực lượng của 2 sư đoàn, Sư đoàn Thủy quân lục chiến và Sư đoàn Dù cùng với nhiều đơn vị không quân, pháo binh với sự hỗ trợ trên quy mô lớn nhất về hỏa lực, kể cả sử dụng nhiều máy bay ném bom chiến lược B52.
Theo Zafiri, Lữ đoàn 2 thuộc Sư đoàn Dù đã đi sâu vào A Sầu vào ngày 12 tháng Ba năm 1969. Trước đó đã diễn ra một số trận đánh rất ác liệt. Cả hai bên đều thể hiện rõ quyết tâm của mình. Khác với những trận chiến trước đó, quân giải phóng thường rút lui bảo toàn lực lượng. Lần này “quân Bắc Việt” đã trụ lại và chiến đấu với quân Mỹ.
Để gây thêm áp lực, hai ngày sau, Lữ đoàn 3 thuộc Sư Dù Mỹ tiếp tục tiến quân vào A Sầu. Quân Mỹ lại tiếp tục thực hiện những cuộc không kích trên quy mô rộng lớn trước khi bắt đầu chiến dịch Tuyết rơi trên đỉnh núi nhằm cắt đứt đường rút lui của đối phương trong thung lũng. Một tiểu đoàn Mỹ đã tìm thấy Trung đoàn 3 Sư 324 đã đào hầm hào trên một điểm cao trong khu rừng rậm giữa núi rừng phía tây A Sầu. Điểm cao này theo người Mỹ, nó “được biết đến với cái tên là Động A Bia, và được đánh dấu là đồi 937 trên bản đò địa hình, chiều cao của nó biểu thị bằng màu sắc cao hàng trăm mét trên mực nước biển”.
Trong chiến dịch Tuyết rơi trên đỉnh Apatche, hai tiểu đoàn Mỹ, một tiểu đoàn Ngụy trực tiếp tấn công lên Động A Bia với sự huy động tối đa về hỏa lực. Chỉ tính từ ngày 10 tháng 5 đến ngày 13 tháng 5 năm 1969, tức có 4 ngày, chi viện riêng cho một tiểu đoàn, Tiểu đoàn 3 thuộc Trung đoàn 187 của Mỹ, quân Mỹ đã nhận được sự hỗ trợ ngày đêm của 4 trận địa pháo: Một trận địa pháo 105mm, một trận địa pháo 155mm, một trận địa pháo 175, một trận địa pháo kích 8 inch với hàng vạn quả đạn, cộng với 271 cuộc không kích với hàng ngàn tấn bom quân Mỹ giội xuống Đồi A Bia. Quân Mỹ cho rằng sẽ không thể có một sinh vật nào còn sống sót trên và xung quanh quả đồi. Đất đá tơi vụn như bột tới gần nửa mét, thế nhưng quân Mỹ vẫn không thể nào “tiến lên được ngọn núi”.
Hai tiểu đoàn Mỹ đã phải đi qua cái cối xay thịt để đánh chiếm một quả đồi. Bảy cuộc tấn công từ ngày 10 đến ngày 20 tháng 5, trong đó sáu cuộc tấn công thất bại… Sự tổn thất nặng nề trong trận chiến trên Đồi A Bia đã làm cho quốc hội Mỹ náo loạn, bất hòa, chia rẽ, buộc Lầu Năm Góc phải định hình lại cách chỉ đạo toàn bộ cuộc chiến tranh trên bộ của quân Mỹ ở Việt Nam. “Quân đội hiểu phải theo đuổi cuộc chiến đấu sau trận chiến trên trên Động A Bia là giảm thiểu tổn thất lính Mỹ còn quan trọng hơn so với việc đến gần kẻ địch”.
Đó là giá trị cực kỳ to lớn của Trận chiến đấu của Trung đoàn 3 trên Đông A Bia. Qua trận chiến này, chiến lược gây áp lực tối đa cộng với việc sử dụng hỏa lực tối đa của Mỹ từ khi Mỹ tham chiến ở Việt Nam đã chính thức thất bại. Nó là cột mốc để Chính quyền Mỹ nhanh chóng thúc đẩy việc thực hiện Chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh, nhanh chonhs rút quân Mỹ ra khỏi miền Nam Việt Nam.
Kể cả sau khi các đơn vị quân giải phóng rút đi, quân Mỹ chiếm được Động A Bia, nhưng chỉ chưa đầy một tháng sau, quân Mỹ vẫn phải rút quân khỏi A Sầu, buộc phải thừa nhận “Quyền kiểm soát Thung lũng A Sầu thuộc về Bắc Việt”. Và trên thực tế, quân đồng minh chưa bao giờ thực sự nắm được quyền kiểm soát Thung lung A Sầu. “Giấc mơ” của hai đời Tổng Tư lệnh quân đội Viễn chinh Mỹ ở Việt Nam là Wesmoreland và Abrams nhằm kiểm soát Thung lũng A Sầu mãi mãi chỉ là “một giấc mơ”. Trung đoàn 3, Sư đoàn 324 chốt giữ A Bia đã góp phần quyết định để làm nên chiến thắng lịch sử này.
Kết luận
Đánh giá về trận A Bia người Mỹ có rất nhiều cuộc tranh cãi. Tác giả cuốn Đồi Thịt Băm đã viết: “Tranh cãi về trận Hamburger Hill đã dẫn đến một đánh giá lại về chiến lược của Mỹ ở miền Nam Việt Nam. Như một kết quả trực tiếp để giữ thương vong không cao quá mức, Tướng Abram ngừng chính sách gây áp lực tối đa chống lại quân giải phóng. Trong lúc đó Tổng thống Nixon đẩy mạnh thực hiện chiến lược mới là Việt Nam hóa chiến tranh và tuyên bố đợt đợt rút quân viễn chinh đầu tiên. Mặc dầu trận đánh chỉ thiệt hại ở mức tiểu đoàn, song nó đã trở thành một bước ngoặt trong chiến tranh Việt Nam.
Có thể nói trong cuốn Đồi Thịt băm về mặt khách quan, đã phản ánh sự thất bại của các chiến lược chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam, đặc biệt là sự phá sản của Chiến lược Chiến tranh đặc biệt, Chiến lược Chiến tranh cục bộ của Mỹ ở Việt Nam. Trong đó, trận chiến trên động A Bia là dấu chấm hết cho Chiến lược Chiến tranh cục bộ, chuyển sang giai đoạn Mỹ thực hiện Chiến lược Việt Nam hóa Chiến tranh và mở rộng cuộc chiến tranh ra toàn cõi Đông Dương. Lầu năm góc, các tướng lĩnh Mỹ và người Mỹ thừa nhận và ngầm hiều cái Chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh, chiến lược “thay đổi màu da xác chết” chẳng qua là để kéo dài thời gian, cứu vớt danh dự cho quân đội Mỹ rút khỏi miền Nam. Như vậy là Quân và dân huyện A Lưới, Sư đoàn 324 đã góp phần quyết định làm nên cái kỳ tích mà người Mỹ đã thừa nhận trong cuốn sách Đồi Thịt băm.
50 đã trôi qua, tôi nghĩ đã đến lúc giới nghiên cứu lịch sử quân đội nhân dân Việt Nam, giới sử học, các tướng lĩnh cần nhìn nhận lại tầm vóc của trận đánh A Bia. Người Mỹ đã viết khá nhiều về trận A Bia, một trong 5 trận đánh kinh điển trong chiến tranh Việt Nam. Người Mỹ đã viết một cuốn sách dày gần 400 trang về trận đánh A Bia, cuốn Humburger Hill (Đồi Thịt băm). Người Mỹ cũng đã dựng một bộ phim dài về trận đánh A Bia. Còn phía Việt Nam thì quá khiêm tốn với trận chiến này.
Tôi đề nghị quân đội, các cấp chính quyền tỉnh Thừa Thiên, huyện A Lưới nên xây dựng tượng đài chiến thắng A Bia trên Đồi A Bia để vinh danh một chiến thắng có ý nghĩa to lớn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta, để tưởng nhớ công lao to lớn của quân và dân huyện A Lưới, của hàng ngàn anh hùng liệt sỹ , trong đó có các anh hùng liệt sỹ Sư đoàn 324 và giáo dục truyền thống anh hùng bất khuất của quân và dân ta cho các thế hệ mai sau.
Read More

Trung Quốc, một cường quốc khiếm khuyết

Leave a Comment
Trung Quốc đã trỗi dậy trở thành một cường quốc, trở thành một cực chi phối trong quan hệ quốc tế. Trong lịch sử, tất cả các cường quốc trỗi dậy, không nhiều thì ít đều gắn liền với việc bành trướng mở rộng lãnh thổ và chưa từng có một ngoại lệ nào. Vì vậy khi Trung Quốc trỗi dậy, dư luận quốc tế bắt đầu lo ngại, Chính quyền Trung Quốc tuyên bố “sẽ trỗi dậy một cách hòa bình”. Liệu người ta có thể tin vào những gì Bắc Kinh nói?
Sau khi hoàn thành việc thôn tính Quần đảo Hoàng Sa năm 1974, xâm chiếm 7 thực thể trong Quần đảo Trường Sa năm 1988 của Việt Nam, năm 2014, Trung Quốc điều chiếc dàn khoan khổng lồ 981 cùng hàng trăm tàu lớn nhỏ các loại ngang nhiên đi vào thềm lục địa Việt Nam, khoan thăm dò dầu trên vùng biển Việt Nam. Năm 2019 từ tháng 7 đến nay, nhóm tàu Địa chất Hải dương 8 của Trung quốc vẫn đang thăm dò khảo sát địa chất trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam. Chưa dừng lại ở đó, hàng đoàn xe quân sự vô tận ở bên kia biên giới ngày đêm rậm rịch, dọa dẫm. Dã tâm bành trướng lãnh thổ của người “đồng chí” với phương châm 4 tốt và 16 chữ vàng bấy lâu nay chỉ là một bức bình phong.
Bất chấp luật pháp quốc tế, Trung Quốc đã sử dụng sức mạnh cơ bắp trên Biển Hoa Đông và Biển Đông, khẳng định bản năng bầy đàn như bao cường quốc mới nổi để giành vị trí chiến lược, cướp nguồn tài nguyên với mục tiêu trở thành siêu cường. Chẳng lẽ họ sẽ kiên quyết thực hiện cái tư tưởng bành trướng của “người cầm lái vĩ đại Mao Trạch Đông” chỉ ra vào những năm 60 của thế kỷ trước là phải “chiếm lấy khu vực Đông Nam Á, khu vực đất rộng giàu tài nguyên, vì khu vực đó xứng đáng với những phí tổn mà Trung Quốc phải bỏ ra” để làm sân sau, để chia ba thiên hạ (ám chỉ Trung Quốc, Liên Xô và Mỹ cùng thống trị thế giới).
Một vài năm trước tôi có phần lo ngại Trung Quốc vượt Mỹ để trở thành một siêu cường. Lúc đó, họ không chỉ áp đặt ý chí của họ lên các nước xung quanh mà còn áp đặt cái ý chí Đại Hán lên toàn cầu. Dân tộc Hoa Hạ từ thời kỳ đồ đồng, đồ sắt đã tạo dựng nên một đế chế đứng đầu thế giới trong hàng nghìn năm. Họ tàn sát nhiều dân tộc, xóa sổ nhiều biên giới quốc gia (gần như tất cả các dân tộc Bách Việt ở phía nam Trung Quốc đều bị tiêu diệt, chỉ còn duy nhất dân tộc Việt Nam), buộc các dân tộc xung quanh phải lệ thuộc, triều cống. Họ chỉ mất đi cái địa vị ấy cuối thời nhà Thanh. Đến Chính quyền Trung Hoa Dân Quốc, đặc biệt là Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ngày nay, họ lại mơ về một Trung Hoa vĩ đại giống như một Trung Hoa thiên triều thủa nào.
Thực tế Trung Quốc là một cường quốc mới trỗi dậy đáng chú ý nhất trong số các cường quốc. Họ vượt xa năng lực của các nước trong nhóm G20, nhóm BRICs. Ở một số lĩnh vực họ vượt qua các cường quốc đàn anh bậc trung như Anh, Pháp, Đức, Nga, Nhật Bản. Ở nhiều phương diện, vị trí cường quốc thứ hai sau Mỹ là điều mà nhiều nhà phân tích quốc tế đã công nhận.
Trung Quốc còn hội tụ được một số dấu hiệu cường quốc toàn cầu. Dân số đông nhất thế giới: 1tỉ 380 triệu người và lực lượng Hoa Kiều (Chính quyền Trung Quốc coi đó là đội quân thứ 5) có mặt hầu hết tại các quốc gia trên thế giới. Không ít người trong giới cầm quyền Trung Quốc nghĩ rằng dòng máu dân tộc họ ở đâu thì biên giới Trung Quốc kéo dài đến đó. Lãnh thổ lục địa rộng lớn của họ thuộc vào loại hàng đầu thế giới. Lực lượng quân đội thường trực lớn nhất. Dự trữ ngoại tệ lớn nhất. Đầu tư ra nước ngoài lớn nhất. Nền thương mại lớn nhất. Nước tiêu thụ năng lượng lớn nhất. Nền kinh tế lớn thứ hai. Chương trình không gian vũ trụ thứ hai, thứ ba. Mạng lưới đường cao tốc quốc gia, hệ thống đường sắt cao tốc, đập thủy điện và các công trình xây dựng lớn nhất, nhì thế giới…
Giống như một đứa trẻ lớn quá nhanh, tình cảm và lý trí không theo kịp thể xác, Trung Quốc to tảng như một cường quốc lớn. Tuy nhiên, nếu xét về sức mạnh kinh tế, về chính trị, ngoại giao, về năng lực quân sự, ảnh hưởng văn hóa và các yếu tố nội tại, tôi cho rằng hiện tại Trung Quốc chưa có cơ sở để trở thành một cường quốc toàn cầu trong tương lai gần.
Trước hết về chính trị, Trung Quốc không có tầm chiến lược của người “anh cả”, của một thủ lĩnh để tập hợp các nước xung quanh mình giống như Mỹ và EU. Họ khiến cho nhiều nước láng giềng, nhiều nước trong khối ASEAN bất an, cảnh giác đề phòng. Chỉ xét riêng về việc họ đối xử với người đồng chí phên giậu Việt Nam (còn một Bắc Triều Tiên khó lường cũng đang tìm cách thoát khỏi họ) nhằm giành lấy hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở biển Đông thì họ còn ai để đồng hành trên bước đường của mình. Về đồng minh, họ đồng minh được với những ai? Nếu tôi không nhầm thì họ chỉ đồng minh được với một nhà nước Pakistan, nơi chứa chấp những tổ chức khủng bố.
Với đồng bào của họ, họ đã làm những điều gì trong cuộc Đại cách mạng văn hóa vô sản (hai mươi đến 30 triệu người bị chết đói, bị giết hại), trong vụ việc dùng quân đội và xe tăng nghiền chết sinh viên chỉ biết cầm sách vở trong vụ biểu tình ở Thiên An Môn, trong vụ giam giữ giết hại hàng triệu người tập pháp luân công. Họ đã và đang làm gì với người Tây Tạng, người Tân Cương? Họ đã làm gì với hàng ngàn cuộc biểu tình của người dân Trung Quốc, kể cả những cuộc biểu tình của cựu binh không còn phục vụ trong quân đội? Đúng là một mô hình chiết trung giữa chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa độc tài, truyền thống Nho giáo và một nhà nước kỷ luật sắt. Không một quốc gia nào bắt chước mô hình chính trị như vậy. Ngay cả người Đài Loan, người Hồng Kông thuộc vùng lãnh thổ của họ hiện cũng đang đấu tranh biểu tình không muốn sống cùng một mái nhà với đại lục. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tuyên bố “kẻ nào muốn ly khai, chống đối thì sẽ tan xương nát thịt”… Một viễn cảnh thật đáng sợ. Đúng là một cường quốc đơn độc đang cố gắng nuôi mộng trở thành một “đế chế” theo đúng nghĩa của từ này.
Điều quan trọng là Trung Quốc không có ảnh hưởng và khả năng chi phối hành động của các quốc gia khác, không có ảnh hưởng và tác động lên những vấn đề toàn cầu lớn nào. Với Bắc Triều Tiên, tuy họ đã có nhiều cố gắng ngăn chặn sự phát triển vũ khí hủy diệt hàng loạt của nước này, nhưng đến nay họ vẫn hoàn toàn thất bại. Họ cũng không thiết lập được các quy tắc chuẩn mực nào để định hình các xu hướng phát triển mang tính toàn cầu. Cái đáng nói nhất của họ là “Năm nguyên tắc chung sống hòa bình” đề ra vào những năm 60 mươi của thế kỉ trước thì họ đã vứt bỏ bằng các cuộc chiến tranh xâm lược Ấn Độ vào năm 1960, Nga vào năm 1969 và Viêt Nam vào năm 1979. Thế giới đã quên nó từ hơn 50 năm nay. Họ luôn nói một đằng làm một nẻo. Nói tóm lại họ là một cường quốc thụ động “giấu mình chờ thời”, né tránh đối mặt với các thách thức toàn cầu và lẩn khuất khi các cuộc khủng hoảng quốc tế bùng phát. Chẳng hạn trong việc giàn xếp các cuộc chiến gần đây, trong cuộc chiến chống khủng bố quốc tế, trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, trong cuộc chiến chống di cư toàn cầu… Thực sự họ đang đứng ở đâu? Không ai biết.
Về sức mạnh kinh tế của Trung Quốc, lĩnh vực mà nhiều người trông đợi họ sẽ trở thành một cường quốc toàn cầu, những tưởng rằng họ sẽ là người đi tiên phong mở đầu cho một xu hướng kinh tế mới, giống như cuộc cách mạng công nghiệp 3.0, 4.0 bắt đầu từ Hoa Kỳ và phương Tây để dẫn dắt nhân loại đi theo một xu hướng kinh tế mới, hay một mô hình kinh tế mới, nhưng hoàn toàn không phải như vậy. Ảnh hưởng của nền kinh tế này ít hơn rất nhiều so với kỳ vọng. Tiếng là nền kinh tế lớn thứ 2 theo số liệu của Ngân hàng Thế giới (WB), tổng sản phẩm quốc nội Trung Quốc đạt 13.608,2 tỷ USD, nhưng bình quân đầu người Trung Quốc mới đạt hơn 10.000 đô la/người/năm, bằng một phần ba Hàn quốc (32.000 đô la/người/năm), chưa bằng một phần tư Nhật Bản (41.000 đô la/người/năm), chưa bằng một phần 6 Mỹ (62.606 đô la/người/năm), không bằng bình quân đầu người của một nước trong khối ASEAN như Malaysia (11.072 đô la/người/năm). Theo một văn bản gần đây nhất của nhà nước Trung Quốc, họ cố gắng phấn đấu đến năm 2020 để thoát khỏi danh sách các quốc gia nghèo. Vì vậy kể cả Trung Quốc có vượt nền kinh tế của Mỹ (hiện nay vẫn kém 7000 ngàn tỷ) thì vẫn chỉ là một quốc gia trong nhóm tốp đầu thế giới thứ 3 (thế giới đang phát triển) mà thôi.
Nền kinh tế của Trung Quốc gần như phụ thuộc vào hàng nghìn tỷ đô la của các nhà đầu tư nước ngoài (theo số liệu của Trading Economics.com là 1.349 tỷ đô). Năm 2018 họ nhận tới 139 tỷ đô la với hơn 60.000 doanh nghiệp đầu tư từ Mỹ, các nước tư bản phương Tây, Nhật Bản, Hàn Quốc... Họ là công xưởng sản xuất làm thuê cho thế giới tư bản. Nền kinh tế của họ tạo ấn tượng về lượng, yếu kém về chất (không kể hàng hóa công nghệ cao của các công ty nước ngoài). Mô hình tăng trưởng của họ dựa trên 3 cái thấp. Đó là tiền lương thấp, lãi xuất thấp và tỉ giá đồng nội tệ thấp. Nó đảm bảo cung cấp 3 cái rẻ. Đó là lao động rẻ, vốn, đất đai, tài nguyên môi trường rẻ và chuyển tiền tỷ lệ tiết kiệm lãi xuất cao của người dân thành tín dụng giá rẻ cho khu vực doanh nghiệp nhà nước.
Nói chung nền kinh tế của Trung Quốc chỉ là một nền kinh tế gia công, lắp ráp hoặc sản xuất tại Trung Quốc theo dây chuyền công nghệ tư bản hạng hai, rồi sản xuất bắt chước nhằm phục vụ xuất khẩu. Nạn ăn cắp công nghệ, bản quyền, nạn hàng giả, hàng nhái và hàng độc hại tràn lan khắp hang cùng ngõ hẻm cùng với thương hiệu kém, thiếu tính nhân văn: Made in China - hàng “Tầu”. Trong một cuộc họp mới đây, Tổng thống Mỹ Donald trump đứng trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (198 quốc gia và vùng lãnh thổ có mặt) đã lên án Trung Quốc là nước trộm cắp công nghệ, bản quyền trí tuệ, bí mật kinh doanh lớn nhất thế giới.
Sau bốn mươi năm tăng trưởng thần kỳ, nền kinh tế Trung Quốc đang trên đà giảm tốc, thậm chí có thể giảm về con số 1 giống như Nhật Bản. Sự giảm tốc của họ không phải là giai đoạn chuyển đổi sang tốc độ tăng trưởng tự nhiên. Họ đang phải chờ đón sự suy giảm sản xuất, những chấn động về kinh tế và có thể là cả chính trị. Để cố gắng duy trì tăng trưởng, họ đã tạo ra những bong bóng nhà đất, tín dụng và cả bong bóng công nghiệp. Họ liên tục bơm vào nền kinh tế hàng trăm tỷ đô la để làm chậm đà suy giảm. Sự tăng trưởng theo chiều rộng của họ đã tới giới hạn. Nhận ra vấn đề, Chính quyền Trung Quốc đã bắt đầu thay đổi mô hình tăng trưởng, đi vào chiều sâu với kế hoạch “made in china 2025” sản xuất công nghệ cao, với kế hoạch ‘Vành đai con đường” đầy mờ ám…
Theo các nhà phân tích kinh tế thế giới, Trung Quốc không tạo ra một lĩnh vực mang tính cách mạng nào, một công nghệ mới nào, không sáng tạo hay sản xuất ra một loại hàng hóa mới nào. Trên tất cả họ phụ thuộc vào sự tiêu dùng của Mỹ, châu Âu và các nước xung quanh. Nếu dòng tiền hàng ngàn tỷ đô la bị chặn vì chiến tranh thương mại thì con tàu kinh tế này sẽ trật đường ray. Sự tăng trưởng của họ thực sự đã có vấn đề. Sự tăng trưởng của họ đã che dấu sự lạm phát. Các điều kiện kinh tế liên tục xấu đi. Tốc độ tăng trăng trưởng giảm một nửa. Theo dự đoán của Ngân hàng Thế giới Trung Quốc sẽ còn suy giảm sâu hơn nữa bởi ảnh hưởng nợ (Trung Quốc nợ hơn 300% so với GDP), do sự cạn kiệt tài nguyên, sự già hóa dân số (trong hai thập niên tới Trung Quốc mất đi 200 triệu lao động và tăng thêm 300 triệu người già), và cuối cùng là do các cuộc chiến tranh thương mại để đảm bảo công bằng trong cán cân thương mại giữa các nước với Trung Quốc (riêng Việt Nam mỗi năm mất 20 tỷ đô la thâm hụt thương mại với Trung Quốc).
Về quân sự, Trung Quốc vẫn chỉ là một cường quốc khu vực mới nổi. Mặc dầu chi tiêu quân sự năm 2018 của họ lên tới trên 250 tỉ đô la. Họ có lực lượng vũ trang thường trực lớn nhất. Có số lượng máy bay, tàu chiến rất lớn nhất châu Á, có khá nhiều vũ khí tiên tiến sao chép và mua của Nga nhưng họ không có khả năng triển khai sức mạnh quân sự trong khu vực chứ chưa nói đến toàn cầu. Họ chỉ có một căn cứ quân sự ở nước ngoài (Mỹ có 200.000 ngàn quân, 800 căn cứ quân sự ở gần 80 quốc gia), không có hệ thống hậu cần hoặc thông tin liên lạc trên phạm vi toàn cầu. May ra họ mới đạt trình độ ở một số lĩnh vực quân sự so với Liên Xô và Mỹ vào thập niên 80, 90 của thế kỉ trước. Thậm chí họ không thể triển khai sức mạnh ra ngoài phạm vi các nước láng giềng ở châu Á (ngoại trừ tên lửa đạn đạo).
Ở châu Á, năng lực triển khai sức mạnh quân sự có ưu thế nhất là hải quân, thì họ cũng chỉ mới triển khai ra khu vực ngoại vi khoảng vài trăm hải lý. Nếu có xung đột ở Hoa Đông hay Biển Đông chưa chắc họ có thể duy trì được về mặt thời gian để chiếm ưu thế. Các nhà phân tích quân sự Đài loan thì nhận định nếu chiến tranh Trung Mỹ thông thường xảy ra thì tất cả tàu bè quân sự của Trung Quốc chưa kịp ra đến lãnh hải thì đã bị Mỹ tiêu diệt hết. Còn năng lực hạt nhân ư? Theo các nhà phân tích quân sự Nga, năng lực hạt nhân của Trung Quốc có khoảng 290 đến 500 đơn vị hạt nhân, không bằng 1/30 của Mỹ (Mỹ có tới 16 ngàn đơn vị hạt nhân), chưa kể bộ ba hạt nhân của Trung Quốc đều quá lạc hậu so với Mỹ. Nếu chiến tranh hạt nhân xảy ra chỉ cần 5/14 chiếc tàu ngầm tấn công chiến lược Ohio, mỗi tầu ngầm mang 24 tên lửa Trident 2 không thể đánh chặn, mỗi tên lửa lại mang 8 đầu đạn hạt nhân, những chiếc tầu ngầm của Mỹ nằm ngay trong vùng biển mà Trung Quốc không thể xác định được cũng đủ hủy diệt toàn bộ đất nước họ.
Về khoa học công nghệ, Trung quốc mới đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Có thể nói trong lĩnh vực này họ hoàn toàn ở sân dưới so với các nước phát triển chứ không thể so sánh được với các nước cường quốc như Mỹ, Anh, Đức, Nga, Pháp, Nhật… Đầu tư nghiên cứu và phát triển theo GDP vào năm 2017 Trung Quốc chỉ có 2,0 so với Mỹ là 2,9, Đức là 2,8, Nhật là 3,3. Từ năm 1949 (năm Nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời) đến nay, có gần 600 giải thưởng Nobel được trao, người Trung Quốc được 8 giải về khoa học nhưng cả 8 người đều mang quốc tịch Mỹ và làm việc ở nước ngoài. Số lượng các bài viết khoa học đăng ở các chuyên ngành học thuật, học giả Trung Quốc chỉ chiếm 4% trong khi người Mỹ chiếm 49%. Nguồn cung cấp về khoa học công nghệ là các trường đại học nghiên cứu thì trong số 100 trường đại học hàng đầu thế giới Mỹ chiếm tới 70 trường, Trung Quốc chỉ có một trường (Trường Đại học Thanh Hoa).
Nói về quyền lực mềm, tôi cho rằng không những Trung quốc không có sức hấp dẫn mà còn là một minh chứng tiêu biểu cho sự thất bại thảm hại của một cường quốc không có quyền lực mềm. Đó là hậu quả của chính sách sử dụng quân sự trong giải quyết tranh chấp lãnh thổ và thái độ hung hăng, hiếu chiến với láng giềng. Đó là hậu quả của chính sách ngoại giao kinh tế một chiều, hậu quả của các nhà đầu tư của họ ở nước ngoài chỉ biết lợi nhuận cùng với lối cư xử thiếu văn hóa đối với người bản địa. Hơn nữa, lịch sử dân tộc Trung Quốc qua phim ảnh, truyện, kinh kịch cũng chỉ khiến thế giới nhận ra đó là lịch sử mấy nghìn năm của các cuộc nội chiến tàn bạo, nồi da xáo thịt hoặc những cuộc xâm lược độc ác với các nước lân bang nhưng lại thất bại thê thảm trước các thế lực ngoại xâm.
Trung Quốc có thể lật đổ vị trí của Mỹ trở thành một siêu cường? Họ có thể làm được điều đó với một chủ nghĩa xã hội khoa học, văn minh chứ không phải là một chủ nghĩa xã hội đặc sắc kiểu Trung Quốc hiện nay. Thách thức đối với họ quá lớn. Trong khi đó nạn tham nhũng lan tràn tất cả các cấp, các ngành từ trung ương tới địa phương, từ cấp bộ chính trị tới cấp xã, phường. Chỉ tính riêng trong năm 2014 đã có tới 50.000 người bị điều tra truy tố tham nhũng. Đến năm 2018 vẫn con số trên nhưng mới chỉ xét xử gần 500 vụ án “nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng”.
Còn một xu hướng thâm căn cố đế nữa là nạn di cư. Tính đến năm 2018, có xấp xỉ 10 triệu người Trung Quốc đã di cư ra nước ngoài mang theo hơn 3,5 nghìn tỷ nhân dân tệ, tương đương với gẩn 50 tỷ đô la Mỹ. Tôi tự hỏi tại sao một đất nước có tốc độ phát triển thần kỳ, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới mà người dân lại bỏ đất nước ra đi lớn thứ tư thế giới, sau các nước châu Phi, sau mấy nước Trung đông chiến tranh? Chưa hết, đa số trí thức và sinh viên ưu tú được đào tạo ở các nước phương Tây đều không muốn trở về Trung Quốc. Điều đó chứng tỏ giới tinh hoa kinh tế, giới tinh hoa tri thức luôn không tin tưởng vào hệ thống chính trị và hệ thống kinh tế ở trong nước. Vậy thì phải mất bao nhiêu thập niên nữa, trải qua bao nhiêu lần lột xác nữa để Trung Quốc tiến tới một siêu cường?
Tôi không ưa gì nền chính trị cường quyền của Mỹ và cũng chẳng có cảm tình gì với người hàng xóm to tảng luôn mang tư tưởng bành trướng ngàn năm đối với dân tộc Việt. Nếu xét kẻ thù tiềm năng có thể xâm phạm, xâm lược trong tương lai, tôi tin Pháp (cựu thù của Việt Nam) sẽ không quay trở lại Việt Nam. Nhật (cựu thù của Việt Nam) cũng sẽ không quay trở lại Việt Nam. Mỹ (cựu thù của Việt Nam) cũng sẽ không quay trở lại Việt Nam. Còn Ấn Độ, một siêu cường tiềm năng trong tương lai thì chưa bao giờ xâm lược nước nào. Vậy thì cường quốc nào có thể quay trở lại Việt Nam? Tôi tin mọi người Việt đều đã có câu trả lời của riêng mình.
Read More

Nước Mỹ có còn là một siêu cường

Leave a Comment
Sau sự kiện 11 tháng 9 năm 2001, sự kiện khủng bố quốc tế tấn công vào tòa tháp đôi, biểu tượng sức mạnh của chủ nghĩa tư bản Mỹ, Chính quyền Mỹ vẫn không rút ra bài học cuộc Chiến tranh Việt Nam (cuộc chiến duy nhất trong lịch sử người Mỹ thất bại), họ lại phát động và đứng đầu Liên minh chống khủng bố Quốc tế, tiến hành hai cuộc chiến tranh ở Afghanistan và Iraq. Hai cuộc chiến tranh tiêu tốn hàng nghìn tỉ đô la. Nhưng cho đến nay tình hình Trung Đông thực sự vẫn chưa có hồi kết, để lại cho nước Mỹ món nợ công khổng lồ cùng với rất nhiều hệ lụy ở khu vực. Tiếp theo nước Mỹ lại phải hứng chịu cuộc khủng hoảng kinh tế bắt đầu từ năm 2008, cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất kể từ sau cuộc Đại Khủng hoảng Kinh tế năm 1929-1933 cũng bắt nguồn từ chính nước Mỹ.
Nhiều nhà nghiên cứu và quan sát quốc tế tin rằng chính vì theo vết xe gây chiến tranh như các đế chế suy tàn trước cho nên nguồn lực của nước Mỹ đã bị tiêu hao. Thời kỳ hoàng kim của nước Mỹ bắt đầu qua đi. Nhiều cường quốc mới nổi lên, trong đó có cả hai đối thủ, cựu thù của Mỹ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai là Đức và Nhật Bản- kẻ chiến thắng là Liên Xô thì đã sụp đổ, kẻ chiến thắng còn lại là Mỹ thì mang trên mình đầy thương tích. Đặc biệt trong số những cường quốc mới nổi hiện nay, đáng chú ý nhất là Trung Quốc, nước có khả năng cạnh tranh ngôi vị bá chủ của Mỹ.
Đe dọa ngôi vị quán quân/siêu cường của Mỹ hiện nay và trong tương lai bao gồm trung tâm quyền lực và các cường quốc sau: 1, Liên minh châu Âu (EU) bao gồm 28 quốc gia thành viên đứng đầu là Anh, Đức, Pháp; 2, Trung Quốc; 3 Nga; 4, Nhật Bản; 5, Ấn Độ. Đa số giới truyền thông và giới nghiên cứu cho rằng chỉ có Mỹ mới đủ tiêu chuẩn được coi là siêu cường. Bên cạnh Mỹ có EU, Trung Quốc, Nga, Nhật Bản và Ấn Độ được coi là những siêu cường tiềm năng trong tương lai. Tuy nhiên, người ta thường xem EU, Nga và Trung Quốc là những đối thủ tiềm năng nhất. Theo thuật ngữ chuyên ngành người ta gọi trật tự thế giới hiện nay là trật tự “một siêu đa cường”. Một số ít học giả và chính trị gia, trong đó có Tổng thống Nga Putin cho rằng trật tự thế giới hiện nay là trật tự đa cường. Cá nhân tôi cho rằng trật tự đơn cực siêu cường chưa qua, trật tự đa cường chưa tới. Thời kỳ này là thời kỳ chuyển tiếp.
Tôi đã đề cập đến hai khái niệm cường quốc và siêu cường. Cường quốc và siêu cường là hai khái niệm có nhiều nội hàm tương đồng nhưng hai khái niệm này khác nhau về chất. Cường quốc chỉ một quốc gia lớn mạnh có vai trò quan trọng trong quan hệ quốc tế. Siêu cường chỉ một cường quốc có sức mạnh đặc biệt, đứng hàng đầu trong hệ thống quốc tế và có khả năng gây ảnh hưởng, biểu hiện sức mạnh trên phạm vi toàn cầu cả về chính trị, quân sự lẫn kinh tế, khoa học công nghệ… Siêu cường được coi có mức độ quyền lực cao hơn cường quốc. Thuật ngữ siêu cường thường dùng để chỉ Đế quốc Anh trước năm 1945, Liên Xô và Mỹ trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
EU có sức mạnh về kinh tế, có ảnh hưởng về nhiều mặt, nhưng vẫn không thể so sánh được với Mỹ. Tổng GDP của 28 quốc gia thành viên EU là 15.247 tỷ USD. So với 20.494,1 tỷ USD tổng sản phẩm quốc nội của Mỹ thì còn là một khoảng cách dài. Điều quan trọng hơn là EU thiếu một sức mạnh chính trị, quân sự thống nhất (Mỹ luôn ngăn cản EU thành lập một lực lượng đội quân riêng ngoài NATO). Vì thế một số nhà nghiên cứu quan hệ quốc tế cho rằng nếu EU có thống nhất về mặt chính trị để trở thành một ‘siêu nhà nước’ thì mới có thể trở thành một siêu cường đe dọa vị trí của Mỹ. Đáng tiếc là EU vẫn không thể hội nhập được về mặt chính trị, vẫn còn đang khủng hoảng nợ công và nước Anh thì sắp rời khỏi EU. Giấc mơ trở thành một siêu cường với Liên minh châu Âu còn rất xa vời.
Liên bang Nga là hình ảnh trái ngược của EU. Quốc gia kế thừa siêu cường Liên Xô cũ có tiềm lực quân sự sánh ngang với Mỹ. Tuy nhiên Nga chỉ có thể là siêu cường có ảnh hưởng về chính trị và quân sự ở một vài khu vực nhất định, chứ không phải là ở cấp độ toàn cầu. Nước Nga ngày nay chưa phải là Liên Xô ngày trước. Hơn nữa, nền kinh tế của Nga không thực sự tương xứng với vị thế siêu cường. Tổng GDP của Nga là 1.100 tỷ USD, chưa bằng một phần hai mươi của Mỹ. Điều đáng chú ý là ảnh hưởng một số mặt của Nga còn hạn chế. Gần như tất cả các nước láng giềng châu Âu của Nga đều là đồng minh của Mỹ và xa lánh Nga.
Trung Quốc bắt đầu trỗi dậy từ sau cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam vào năm 1979 để chứng tỏ với Mỹ và phương Tây rằng họ hoàn toàn đoạn tuyệt với mô hình Chủ nghĩa xã hội Xô Viết và đối đầu với Liên Xô cùng đồng minh Việt Nam. Họ đã dùng máu của chính người Trung Quốc và máu của người Việt để đổi lấy nguồn vốn, công nghệ, trình độ quản lý của Mỹ và phương Tây nhằm hiện đại hóa đất nước (điều này nằm trong một phần kế hoạch của Mỹ và phương Tây nhằm đánh đổ Liên Xô). Chính quyền Trung Quốc tận dụng tối đa cơ hội mở cửa, lợi dụng Mỹ tập trung chống khủng bố ở Trung Đông, phát triển kinh tế với mức tăng trưởng thần kỳ trong bốn mươi năm qua và trở thành đối thủ tiềm năng lớn nhất đe dọa vị thế số 1 của Mỹ.
Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế lớn thứ hai với GDP 13.608 tỷ USD, chỉ đứng sau Mỹ (không tính EU). Chính quyền Trung Quốc không ngừng tăng cường sức mạnh không quân và hải quân với giấc mộng phục hưng Đế chế Trung Hoa thủa nào. Họ bắt đầu gây hấn ở Biển Đông, quân sự hóa Biển Đông theo vết xe của các cường quốc mới nổi (mặc dầu họ vẫn rêu rao trỗi dậy hòa bình), nhằm đẩy người Mỹ và các cường quốc khác ra khỏi khu vực để chia đôi Thái Bình Dương với siêu cường Mỹ trong chiến lược lâu dài của họ (về vấn đề tranh giành ngôi vị bá chủ Trung-Mỹ, tôi đã có bài viết Cuộc đối đầu Trung Mỹ sẽ đi về đâu trong trang blogchiasett nên không nhắc lại).
Tôi đã đọc một số tác phẩm của những nhà nghiên cứu thuộc các nước phương Tây, một số tác phẩm của các chính khách, nhà báo Mỹ nói về tốc độ phát triển thần kỳ của Trung Quốc và phân tích về những khiếm khuyết từ kinh tế đến giáo dục Mỹ, họ cho rằng kẻ thay thế nước Mỹ sắp tới sẽ là Trung Quốc. Họ tiên đoán rằng Trung Quốc sẽ sớm đưa Mỹ trở thành một quốc gia “đã từng là bá chủ”. Tuy nhiên cá nhân tôi tin rằng cho đến giữa thế kỷ này vẫn chưa có quốc gia nào có thể thách thức được vị trí số 1 của nước Mỹ.
Nước Mỹ sẽ còn là siêu cường trong một thời gian dài dựa trên nền tảng vững chắc về sức mạnh tổng hợp quốc gia: Sức mạnh về kinh tế, ảnh hưởng về chính trị, sức mạnh quân sự và khoa học công nghệ cũng như quyền lực mềm, những thành tố tạo nên sức mạnh của một siêu cường. Mặc dù trong thời gian vừa qua, Tổng thống đương nhiệm Donald Trump có vẻ đã làm mất đi một số ưu thế của nước Mỹ.
Về kinh tế, nền kinh tế Mỹ là nền kinh tế hỗn hợp có mức độ phát triển rất cao. Đây là nền kinh tế lớn nhất thế giới, chiếm gần một phần tư GDP toàn cầu. GDP bình quân đầu người Mỹ đạt 62,606 USD, là một trong 10 quốc gia có thu nhập bình quân cao nhất thế giới. Điều quan trọng là kinh tế Mỹ vẫn là nền tảng của hệ thống tài chính toàn cầu. Đồng Đô la Mỹ là đồng tiền được sử dụng nhiều nhất trong giao dịch quốc tế, là đồng tiền dự trữ phổ biến nhất thế giới. Hơn 80% các giao dịch tài chính, hơn 87% các giao dịch trên thị trường ngoại tệ thế giới được tiến hành bằng đồng đô la. Tại sao vậy? Đồng Đô la được đảm bảo bằng sức mạnh vô địch và tiềm năng của nền kinh tế Mỹ, được đảm bảo bằng uy tín của nền chính trị Mỹ, được đảm bảo bằng sức mạnh vượt trội của quân đội Mỹ, được đảm bảo bằng nền khoa học công nghệ tiên tiến nhất, được đảm bảo bằng niềm tin vào khả năng trả nợ của chính phủ Mỹ cũng như vai trò trung tâm của Mỹ trong hệ thống các tổ chức toàn cầu kể từ sau chiến tranh thế thế giới thứ 2. Trong khi đó, đồng tiền của Trung Quốc mặc dầu được xếp vào giỏ tiền tệ quốc tế nhưng không đến 5% giao dịch tài chính và giao dịch trên thị trường ngoại tệ bằng đồng Nhân dân tệ (đồng Yuan).
Về chính trị, Mỹ có ảnh hưởng rất lớn và có khả năng tập hợp được quanh mình nhiều tổ chức quốc tế, nhiều cường quốc và các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển thành một khối đồng minh vững chắc. Còn Trung Quốc thì có khả năng kết giao với những nước nào là đồng minh? Họ là một cường quốc đơn độc. Mỹ là nước viện trợ nước ngoài lớn nhất để củng cố sức mạnh chính trị trên toàn cầu. Từ năm 2014 đến nay viện trợ hàng năm của Mỹ cho các nước khoảng 32,7 đến 35 tỷ USD, bỏ xa nước đứng thứ hai, nước Anh là 19 tỷ USD. Điều quan trọng nhất là nước Mỹ rất ổn định về chính trị. Hệ thống pháp luật gần như đã được hoàn thiện. Có thể nói không có một cuộc đấu tranh biểu tình nào về chính trị sau cuộc chiến tranh ở Việt Nam.
Về quân sự, ưu thế quân sự của Mỹ hiện tại vẫn không có đối thủ. Chi phí cho quân sự của Mỹ năm 2018 là 700 tỷ USD, chiếm gần 40% chi tiêu quân sự toàn cầu, bằng tổng ngân sách quốc phòng của 8 quốc gia xếp sau Mỹ, gần gấp 4 lần Trung Quốc. Mỹ chiếm ưu thế tuyệt đối, thống trị trên đất liền, trên biển, trên không và trên vũ trụ. Hơn nữa Mỹ đã thay đổi, đang thay đổi quân đội cùng với hệ thống vũ khí siêu việt để đối mặt với mọi thách thức của thế kỷ 21 một cách hữu hiệu nhất.
Về khoa học công nghệ, Mỹ là quốc gia có nền khoa học công nghệ đứng đầu thế giới về nhiều mặt. Mỹ là nơi khởi nguồn cuộc cách mạng công nghiệp 3.0, 4.0, cùng với phương Tây đang dẫn dắt nền kinh tế tri thức trên thế giới, nền kinh tế cho phép thực hiện những bước nhảy vọt chưa từng thấy của lực lượng sản xuất, năng suất lao động và đang làm thay đổi bộ mặt của nhân loại. Mỹ cũng là quốc gia năng động, sáng tạo nhất thế giới. Tất cả những thành tựu khoa học công nghệ thế giới đang sử dụng như tivi, tủ lạnh, ô tô, máy bay, máy tính, internet, điện thoại thông minh, các phần mềm điều hành máy tính, điện thoại di động chủ yếu như Windows, Android cùng với những gã khổng lồ Google, Face book, youTube... đều bắt nguồn từ nước Mỹ. Trong số 10 công ty công nghệ lớn nhất thế giới thì 8 công ty là ở Mỹ. Đặc biệt là về năng lượng, mạch máu của nền kinh tế, trước đây Mỹ phụ thuộc vào bên ngoài, nhưng bắt đầu từ năm 2015, Mỹ trở thành nhà sản xuất dầu, khí tự nhiên hàng đầu thế giới nhờ vào cuộc cách mạng công nghệ đột phá thủy lực đá phiến (Trung quốc phụ thuộc hơn 70% dầu và khí đốt tự nhiên của nước ngoài). Ngoài ra Mỹ còn chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển lớn nhất thế giới, cho phép tập trung vào những công nghệ mũi nhọn và những kỹ năng mà họ thấy cần nhất (xin xem bài Đôi điều về Thung lũng silicon của tôi trên trang Facebook cách đây mấy tháng).
Về văn hóa, có thể nói nước Mỹ là một quốc gia cởi mở nhất. Có lẽ trên thế giới có bao nhiêu quốc gia thì ở Mỹ gần như có ngần ấy người của quốc gia đó đến sinh sống và lập nghiệp. Riêng người Việt ở Mỹ ước tính có tới gần 2 triệu người. Nước Mỹ vẫn còn là một miền đất hứa. Nó cho phép mọi người trên khắp thế giới nhập cư nếu có đủ điều kiện. Những người nhập cư không chỉ mang theo tiền bạc cho nước Mỹ mà còn đem theo cả kỹ năng lao động, tri thức khoa học, công nghệ, khả năng quản lý và kinh doanh từ đất nước mình cho nước Mỹ. Điều quan trọng hơn, người Mỹ đứng đầu thế giới về việc giúp đỡ người nhập cư đến đất nước mình sinh sống, làm giàu thành công nhất so với phần thế giới còn lại
Nhìn tổng thể về nước Mỹ người ta thấy có những lí do thực tế để khẳng định nước Mỹ vẫn là một siêu cường. Nhưng nói gì thì nói, nếu nước Mỹ không giữ được vị trí đầu máy để kéo các toa tàu kinh tế thế giới thì sớm muộn người Mỹ cũng để tuột mất ngôi vị bá chủ, vì nếu không có thật nhiều tiền thì Mỹ sẽ lấy đâu ra củ cà rốt chứ chưa nói đến cái gậy để duy trì địa vị của mình. Nghĩa là phải có tiềm lực kinh tế, khả năng quân sự, sức mạnh khoa học công nghệ đứng ở vị trí vượt trội trong hệ thống quốc tế để có khả năng gây ảnh hưởng tất cả các mặt trên phạm vi toàn cầu. Nếu xem xét một cách sâu hơn về khả năng kinh tế và quân sự của Mỹ hiện tại và trong những năm tới, tôi tin rằng Mỹ vẫn là một siêu cường có thể kiềm chế và ngăn chặn bất kỳ thực thể chính trị và quốc gia nào định chiếm đoạt ngôi vị bá chủ của họ, ít nhất cho đến giữa thế kỉ này.
Read More

Tín ngưỡng thở Đức Thánh Trần

Leave a Comment
Chiều qua tôi mới có dịp xem bản dịch thần phả về Vũ sứ thần ở đền thờ Đức Thánh Tổ làng nghề Triều Khúc. Khi ra về, qua cổng chùa Hương Vân, tôi thấy bên đền Tam Thánh đang dựng rạp. Tôi hỏi ông Từ: “Không biết hôm tới nhà đền có công việc gì?” Ông trả lời tôi: “Ông quên à? Ngày 20 tháng 8.” Tôi thật đãng trí, nhãng quên đi cái ngày mà người con dân đất Việt vẫn thường nhắc nhở nhau: “Tháng Tám giỗ Cha, tháng Ba giỗ Mẹ”.
Để chữa thẹn, tôi xin phép ông Từ được thắp nén nhang, cầu khấn Đức Thánh Trần phù hộ quốc thái dân an, phù hộ sức khỏe và may mắn cho gia đình. Ông Từ cho tôi biết, hôm tới nhà đền tổ chức tế, lễ Tam sinh, có mấy chục mâm dư lộc huệ thết đãi dân làng vào ngày hóa. Đêm hôm trước đó, các cung văn sẽ hát chầu trước cửa đền. Ông mời tôi đến dự cùng dân làng.
Đền Tam Thánh nằm trong cụm di tích lịch sử đã được xếp hạng của làng Triều Khúc, một trong 10 làng cổ nhất của Hà Nội, có hàng trăm di vật mà các nhà khảo cổ khai quật được tại Di chỉ Gò Cây Táo cách đây trên dưới 4000 năm. Đền Tam Thánh gồm 3 gian theo kiến trúc truyền thống. Gian giữa thờ Ngọc Hoàng, Tam cung Tứ Đế (ảnh hưởng đạo giáo Trung Hoa). Gian bên phải thờ Đức Thánh Trần và gian bên trái thờ Tam tòa Thánh Mẫu (hai tín ngưỡng dân gian nội sinh thuần Việt. Xin xem bài Một buổi xem hầu đồng tôi viết trên trang Facebook cách đây ít ngày).
Tôi biết vào những ngày này tại Đền Kiếp Bạc, Hải Dương, tại đền Bảo Lộc, Nam Định, tại đền Đồng Bằng, Thái Bình, hàng năm cứ vào trung tuần tháng Tám Âm lịch, từ bao đời nay, người dân khắp mọi miền lại nô nức đổ về “giỗ Cha”, người Cha thiêng liêng của dân tộc, của mọi triều đại, của mọi nhà trong sự đối sánh với Mẹ- Mẫu Liễu Hạnh. Những địa điểm trên được coi là những điểm thiêng liêng nhất của Đức Thánh Trần và cũng là những điểm thiêng liêng nhất trong tâm thức người dân Việt. Ở đó, ngày giỗ Cha mang tầm vóc quốc gia, tầm vóc vùng miền (Những con nhang đệ tử thờ Đức Thánh Trần trên khắp đất nước thì gần như không vắng mặt) .
Những người không có điều kiện về giỗ Cha ở những địa điểm trên thì về giỗ Cha ở những đền nhỏ hơn ở hàng trăm, hàng nghìn ngôi đền cấp tỉnh hoặc cấp thôn làng như ở làng Triều Khúc. Đó là chưa kể đến hàng nghìn hàng vạn ngôi đền, tĩnh tại tư gia, người ta cũng tổ chức “tiệc Cha” mời người thân và các con nhang đệ tự về dự để cùng cầu nguyện Thánh phù hộ cho sự nghiệp chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước, diệt trừ tà ma, chữa bệnh.
Thờ Đức Thánh Trần đã trở thành tín ngưỡng của tất cả các triều đại phong kiến từ thời Lê đến nhà Nguyễn. Ngài được phối thờ trong thái miếu của tất cả các đời vua chúa. Ngài được thờ và phối thờ gần như ở tất cả các ngôi chùa, đền miếu khắp các làng xã Việt Nam. Trên hết trong tâm thức dân gian Ngài là Đức Thánh Cha, có rất nhiều điện thờ, tĩnh tại tư gia. Theo nhiều nhà nghiên cứu tôn giáo, có thể nói đây là hiện tượng độc nhất vô nhị ở Việt Nam và ở Đông Nam Á.
Tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần được hình thành từ quá trình thánh hóa, thần hóa nhân vật trong lịch sử, người anh hùng dân tộc Hưng đạo đại vương Trần Quốc Tuấn. Tôi không muốn nói sâu về thân thế sự nghiệp của Đức Thánh, vì ai cũng biết. Trong tâm thức dân gian Đức Thánh là Thanh tiên đồng tử đầu thai xuống hạ giới để cứu dân độ thế. Ngài là vị anh hùng dân tộc kiệt xuất. Ngài là vị Thống tướng tài ba nhiều lần đánh tan quân xâm lược Nguyên-Mông, có phi thần kiếm vô cùng linh nghiệm tiêu diệt mọi thế lực hắc ám, tà ma. Khi mất Ngài là Cửu Thiên Vũ Đế… Từ con người thực, Ngài được tôn vinh lên bậc siêu nhân huyền thoại- Ngài là vị chủ Thánh phù trợ muôn đời cho sự nghiệp chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước và giúp dân diệt trừ cái ác.
Xung quanh Tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần không chỉ có các di sản văn hóa hiện hữu mà là cả một kho tàng di sản văn hóa phi vật thể đa dạng, đa sắc màu, thấm đẫm giá trị văn hóa nghệ thuật dân gian cổ truyền. Đó là kho tàng truyền thuyết, thần tích, huyền thoại về các thần linh, là các hình thức diễn xướng âm nhạc, ca hát, các hình thức trang trí, kiến trúc…
Ở khía cạnh lên đồng hầu bóng, ở các đền thờ Ngài, các cung văn thường sử dụng các bản “Văn Trần Triều”. Cách thức hầu về cơ bản giống với nghi thức hầu trong Tam Phủ/Tứ phủ, giống cả về trang phục, lẫn âm nhạc và múa thiêng. Ông đồng cũng trùm khăn đỏ phủ diện, mời thần linh nhập vào đồng, nếu thần nhập thì đồng tung khăn phủ diện. Một số ông đồng cho biết Quan bên hệ thống Trần Triều thường ra hiệu bằng ngón tay cái, còn trong hệ thống Tam phủ thì ra hiệu bằng các ngón khác.
Ở đền Kiếp Bạc, thường người ta hầu hàng Tam tòa Thánh Mẫu trước rồi mới đến Phủ Trần Triều (Đức Thánh Trần, Đệ tứ hoàng tử- các con trai Trần Hưng Đạo, và nhị vị Vương Cô-con gái Ngài. Sau đó mới đến các cấp trong Tam Phủ: Hàng quan, hàng Chầu, hàng Cô, hàng Cậu…
Trải qua hơn 700 năm, các truyền thuyết và nghi lễ, lễ hội thờ phụng Đức Thánh Trần đã hình thành và phát triển khắp nơi trên đất nước, từ Cao Bằng, Lạng sơn, Lào Cai tới Cà Mau, Đồng Tháp, An Giang... Có nhiều hình thức tôn vinh Đức Thánh Trần mang tính phổ biến ở nhiều nơi và có cả một số hình thức tôn vinh đặc biệt chỉ có riêng ở Kiếp Bạc, Bảo Lộc, Đồng Bằng mới có. Chẳng hạn lễ vật ở các lễ hội trên phải có cá (phải chăng người ta muốn gợi nhớ đến họ Trần xuất thân từ nghề chài lưới); phải có tổ chức rước kiệu trên sông (phải chăng để gợi nhớ đến những cuộc thủy chiến); phải có gươm thờ, chỉ ngũ sắc (phải chăng để gợi nhớ đến câu chuyện tên tướng phù thủy Phạm Nhan). Cùng với phần lễ trong các lễ hội trên là phần hội với nhiều trò chơi như bơi trải, đua thuyền, múa rối nước, cờ người, hội vật và đặc biệt là những gánh đồng tổ chức hầu đồng.
Ở mỗi làng xã Việt, tại đền thờ Ngài trong những ngày giỗ, các nghi lễ, thờ cúng vừa có những nét chung lại vừa có những nét riêng. Ở đền Tam Thánh làng Triều khúc cũng vậy. Có ba tuần tế lễ do ông Từ làm chủ tế với cả một đội hành lễ tiến hành vừa linh thiêng, kính cẩn vừa huyền bí trong tiếng nhạc du dương, trong hương khói mờ ảo; kèm theo đó có các điệu múa Bồng, múa Sinh tiền với hàng trăm người già trẻ trai gái tham gia…
Tôi cứ tự hỏi mình không biết cái gì đã tạo nên sức sống trường tồn, bền bỉ và sức hấp dẫn mãnh liệt của tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần trong lòng người dân? Người dân thờ phụng Ngài với tư cách là là một người anh hùng dân tộc? Người dân thờ phụng Ngài như một vị vua cha, vị Thánh? Người dân thờ phụng Ngài như người phù trợ, hóa giải mọi tai ương cho cả dân tộc, cho mỗi gia đình, cho cá nhân mỗi người? Tôi nghĩ tất cả những điều trên vẫn chưa đủ để lý giải về hiện tượng tín ngưỡng thờ phụng Ngài.
Read More

Vì sao nước Mỹ trở thành một siêu cường

Leave a Comment
Gần chục năm trở lại đây, năm nào tôi cũng có dịp sang Mỹ từ một cho đến ba tháng. Tôi đi nhiều bang, vừa tìm hiểu qua thực tế vừa tìm hiểu qua sách vở, ít nhiều cũng biết một chút về nước Mỹ, nhưng chưa bao giờ tôi đặt ra cho mình câu hỏi tại sao nước Mỹ lại trở thành một siêu cường trong suốt gần thế kỉ thứ 20 và có lẽ đến giữa thế kỉ thứ 21 cũng chưa có quốc gia nào, hay một thực thể nào giành được cái địa vị đó của người Mỹ.
Chỉ khi xem xong màn pháo hoa tại Longmont, trên đường trở về nhà, lại chứng kiến cảnh nhiều gia đình người Mỹ bắn pháo hoa, cộng với những gì đã thấy từ đêm hôm trước, tôi mới đặt ra câu hỏi tại sao nước Mỹ lại giầu có như vậy và trên hết tại sao nước Mỹ lại vượt qua các cường quốc châu Âu như Tây Ban Nha, Anh, Pháp, Đức, Liên Xô để trở thành siêu cường duy nhất từ năm 1991 đến nay (năm 1991 là năm Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết hoặc Liên Xô sụp đổ).
Trong lịch sử nhân loại, đã xuất hiện nhiều cường quốc hùng mạnh, tiêu biểu như Đế quốc La Mã, Đế quốc Mông Cổ, Đế quốc Tây Ban Nha, Đế quốc Anh... Và đối với người Việt đó là các đế chế Trung Quốc cường thịnh như Hán, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh… Tất cả những đế quốc trên cuối cùng rốt cuộc đều bị tan rã.
Theo các sử gia, Đế chế La Mã tan rã không phải do các mối đe dọa từ bên ngoài. Nguyên nhân nằm ở các cuộc nội chiến kéo dài, tàn phá nền kinh tế và phụ thuộc vào binh lính đánh thuê. Đế quốc Mông cổ tan rã do tranh giành quyền lực giữa các thế lực trong nội bộ, phân thành bốn vương quốc, lần lượt sụp đổ và bị các thế lực khác chinh phục. Đế quốc Anh trải rộng khắp các châu lục trên thế giới, thống trị nhiều nền văn hóa và cai trị thuộc địa thông qua các chính quyền sở tại và cuối cùng tan rã vì chính cái đế chế khổng lồ của nó. Các đế chế Trung Quốc lần lượt ra đi cũng nằm trong các nguyên nhân nói trên.
Với Đế quốc Mỹ, quân đội của họ có khả năng đánh bại mọi kẻ thù hùng mạnh như Đế quốc Mông cổ xưa kia. Khi Liên Xô tự sụp đổ trong cuộc chạy đua với Mỹ, giống như Đế quốc La Mã, Mỹ không có đối thủ về mặt quân sự. Mỹ thống trị vùng trời, vùng biển và chiếm ưu thế tuyệt đối trên đất liền. Điều đáng chú ý, tương tự như Đế quốc Anh, Mỹ xây dựng quyền lực dựa trên nền thương mại toàn cầu và lực lượng không hải quân hùng mạnh có thể tiếp cận mọi tuyến đường biển lớn của thế giới, cùng với hàng trăm căn cứ quân sự trên khắp các châu lục. Tuy nhiên, theo quy luật, dù chiếm ưu thế đến đâu về mặt kinh tế và quân sự, sự phát triển của các cường quốc đều có giới hạn của nó. Nước Mỹ cũng vậy, họ sẽ giữ được ngôi vị của mình bao nhiêu lâu nữa. Ba mươi năm, năm mươi năm hay một thế kỷ?
Nhìn trên bản đồ và tìm hiểu về địa lí kinh tế, địa chính trị người ta thấy nước Mỹ được thiên nhiên rất ưu đãi. Nước Mỹ có những điều kiện cần và đủ để vươn lên để trở thành một cường quốc có tầm cỡ toàn cầu từ thế kỉ 19. Hầu như mọi người đặt chân đến đất nước cờ hoa đều choáng ngợp trước điều kiện tự nhiên của nước này. Nước Mỹ được che chở giữa hai đại dương lớn của thế giới, lãnh thổ rộng trên 9,3 triệu cây số vuông, có những con sông dài dọc ngang đất nước, những hồ nước rộng lớn phân bổ đều khắp đất nước, những cánh rừng um tùm nhìn hút tầm mắt, những cánh đồng bát ngát phì nhiêu, những cánh đồng cỏ bao la đến tận chân trời; tài nguyên khoáng sản phong phú, dồi dào nhất thế giới và tài nguyên biển giàu có, tiềm tàng ẩn giấu giữa hai đại dương vô cùng đa dạng. Có thể nói nước Mỹ có điều kiện địa kinh tế, địa chính trị lí tưởng nhất so với các đế quốc từ trước đến nay.
Trong lịch sử thế giới, không có một đế quốc nào bắt đầu từ khi ra đời (4-7-1776) lại không phải bỏ hoặc phải bỏ ra một chi phí rất thấp cho công việc bảo vệ an ninh quốc gia và trong một thời gian rất dài không phải lo ngại các thế lực bên ngoài xâm phạm bờ cõi như nước Mỹ. Kể từ năm 1865, sau khi kết thúc nội chiến Nam-Bắc, nước Mỹ không xảy ra một cuộc chiến tranh quy mô lớn nào. Trong hơn 120 năm, kể từ khi tiến hành cuộc cách mạng giành được độc lập từ Đế quốc Anh tới khi Phát xít Nhật đánh vào Trân Châu Cảng (7-12-1941), chủ quyền lãnh thổ Mỹ chưa bị đe dọa lần nào. Chỉ khi Liên Xô phóng vệ tinh lên quỹ đạo vào năm 1960, có thể đưa đầu đạn hạt nhân tới Mỹ thì miền đất hứa này mới mất đi cái ưu thế tuyệt đối của nó.
Sự vươn lên hay sự trỗi dậy của người Mỹ diễn ra trong một thời gian ngắn với chi phí thấp không chỉ nhờ vào điều kiện địa kinh tế, địa chính trị mà còn nhờ vào tầng lớp tinh hoa chính trị cùng với một thể chế chính trị dân chủ nhất thế giới, bắt đầu từ vị Tổng thống Liên bang đầu tiên George Washington cùng với Bản Hiến pháp hoa kỳ có hiệu lực năm 1789. Với tầm nhìn cùng chính sách đối nội và đối ngoại sáng suốt, tầng lớp chính trị Mỹ đã dẫn dắt nước Mỹ nhanh chóng trỗi dậy trở thành một cường quốc, một siêu cường. Sự trỗi dậy của Mỹ là sự trỗi dậy đầy khôn ngoan, “nghệ thuật”, “trí tuệ”, tất nhiên cũng rất thủ đoạn.
Trong quá trình trỗi dậy, nước Mỹ cũng như các đế quốc trước đó phải vượt qua sự kiềm chế của một đế quốc nào đó, với Mỹ đó là Đế quốc Anh. Đầu tiên nước Anh đã không thể ngăn cản được sự độc lập của Mỹ. Sau đó không thể đánh thắng được Mỹ trong cuộc Chiến tranh năm 1812. Tiếp đó Anh lại không thể làm suy yếu nền kinh tế Mỹ sau chiến tranh. Nước Mỹ đã vượt qua được sự kiềm chế của nước Anh trên phương diện quốc gia và quốc tế với cái giá thấp nhất. Cuộc chiến giành giật ngôi bá quyền và bảo vệ ngôi bá quyền cũng với giá thấp nhất.
Xét ở một phương diện nào đó, hai cuộc chiến tranh thế giới, Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất (1914-1918) và cuộc Chiến tranh Thế giới lần thứ hai (1939-1945), là hai cuộc chiến tranh giữa hai thế lực đế quốc già và trẻ mà tiêu biểu là nước Anh và nước Đức. Thắng lợi của phe đế quốc đứng đầu là Anh, là thắng lợi của người Anh, nhưng thực chất kết quả sau hai cuộc thế chiến Mỹ mới gặt hái được thành công nhất. Đã có sự thay đổi vị trí bá quyền giữa Đế quốc Mỹ và Đế quốc Anh. Thế chiến một gần như Mỹ không tham gia chỉ đứng ngoài hưởng lợi. Thế chiến hai, Mỹ đã tính toán bỏ ra không nhiều nguồn lực so với các cường ở châu Âu mà lại thu được nhiều lợi ích nhất. Lợi ích lớn nhất là vị thế của Mỹ ở trên trường quốc tế. Có thể nói Mỹ đã thể hiện nghệ thuật trỗi dậy cao siêu. Từ năm 1898, thời gian nổ ra cuộc chiến Mỹ-Tây Ban Nha, Mỹ tiếp tục thực hiện học thuyết Monroe “Châu Mỹ của người Châu Mỹ” cho đến năm 1920, Mỹ chẳng những giành được quyền kiểm soát châu Mỹ mà còn thực hiện được sự hòa giải với Đế quốc Anh. Để rồi cuối cùng quốc gia bá quyền kết đồng minh với quốc gia bá quyền thay thế. Bước tiếp theo, người Mỹ chỉ trong một thời gian ngắn đã thực hiện được cuộc chuyển giao ngôi vị quán quân một cách ngoạn mục.
Sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, Mỹ bắt đầu thực hiện cuộc Chiến tranh Lạnh nhằm ngăn chặn Liên Xô, siêu cường đứng đầu phe Xã hội chủ nghĩa thách thức vị trí số một của Mỹ. Cả hai nước đều tránh đối đầu trực diện. Cả hai đều thông qua hàng chục cuộc chiến tranh “ủy nhiệm” ở các nước thuộc thế giới thứ Ba để tiêu hao nguồn lực của nhau. Mỹ không từ một thủ đoạn từ kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao trong cuộc chạy đua đường dài gần nửa thế kỉ để hạ gục đối thủ. Năm 1991 Liên Xô sụp đổ, Mỹ trở thành siêu cường duy nhất cho đến ngày hôm nay.
Read More

Tản mạn về nước Mỹ

Leave a Comment


 Sau một chuyến đi dài hơn một tháng qua bốn bang của Mỹ tôi lại quay trở về Longmont, bang Colorado vào lúc 9h00. Dù đã thấm mêt tôi vẫn dừng lại cùng dòng người xem màn bắn pháo hoa của thành phố.
Thực ra vào đêm hôm trước, tại bữa tiệc chiêu đãi chứa chan tình cảm của chị Thúy, người phụ nữ Quảng Ninh lấy chồng Mỹ ở thành phố Columbia, Missouri, chúng tôi đã được xem một màn pháo hoa ba mươi phút của riêng những nhà giàu trong khu phố, tổ chức chào mừng quốc khánh Mỹ bên một bờ hồ nước rộng mênh mông…
 Sau khi thưởng thức màn pháo hoa công, tôi còn chứng kiến rất nhiều nhà tư bắn pháo hoa lên bầu trời. Cả một vùng sáng bừng lộng lẫy bao sắc mầu huyền ảo. Đây là lần đầu tiên tôi được chứng kiến cảnh giới thượng lưu Mỹ bắn pháo hoa chào mừng quốc khánh. Phải chăng đây là phong cách chơi của những người giàu, thể hiện tình cảm của mình với đất nước hay là sự phô diễn vị thế của họ trước cộng đồng?
 Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới (WB) tổng sản phẩm quốc nội Mỹ (GDP) năm 2018, nền kinh tế lớn nhất thế giới đạt 20.494,1 tỷ USD. Vị trí tiếp theo là Trung Quốc đạt 13.608,2 tỷ USD. Rồi đến Nhật, Đức, Anh… Việt Nam đạt 240 tỷ USD. GDP bình quân đầu người của Mỹ nằm trong số 10 quốc gia cao nhất thế giới khoảng 62.606 USD. Tuy vậy nước Mỹ vẫn có tới gần 40 triệu người nghèo trên tổng số 327 triệu dân.
 Theo Tổng cục Thống kê Hoa Kỳ số hộ gia đình Mỹ giàu có chiếm gần 20%, sở hữu hơn một nửa tổng thu nhập của đất nước, bình quân từ 1,4-1,5 triệu USD/năm. Số hộ trung lưu chiếm 52%. Số hộ bình thường và nghèo chiếm gần 30%. Chính xác số hộ nghèo theo tiêu chuẩn Mỹ là khoảng 12%, bình quân từ 17.500-20.000 USD/ năm (Gia đình thu nhập bình quân theo đầu người dưới 1000 USD là hộ nghèo). Trong số 12% có khoảng 500.000 người vô gia cư nghèo đói sống hoàn toàn vào trợ cấp xã hội (Phần lớn là người nhập cư).
 Mặc dù được xem là một quốc gia giàu có và phát triển nhất thế giới, song khoảng cách giàu nghèo và sự phân hóa giai cấp ở Mỹ ngày càng rộng. Theo số liệu mới nhất khoảng cách thu nhập trung bình giữa hộ giàu và hộ nghèo lên tới hơn 225 lần.
Tôi thấy rất rõ điều này qua những ngôi nhà hàng chục triệu đô với những ngôi nhà sập sệ điêu tàn bên những vũng nước lầy bùn. Tôi thấy rất rõ cảnh những người đàn ông, đàn bà sang trọng bên những chiếc ô tô Bugatti Chiron (3,2 triệu USD), Pagani Huayra Roadster (2,4 triệu USD), Ferrari (2 triệu USD)… bên cạnh những người đàn ông, đàn bà nhặt rác và những người vô gia cư sống lắt lay bên vỉa hè giữa đường phố sầm uất. Tôi thấy rõ những đứa trẻ ngồi trên Sofa da bò Ý như những hoàng tử công chúa được các vệ sĩ đứng kèm trước cửa biệt thự với những đứa trẻ nhếch nhác sống với 3, 4 USD một ngày tụ tập ven bờ hồ xem pháo hoa…
Read More

Một buổi xem hầu đồng

Leave a Comment

 Kể từ khi Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ/Tứ phủ chính thức được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể của nhân loại ngày 1/12/2016, hôm vừa rồi tôi mới có dịp theo một gánh đồng về Bắc Ninh dự hầu đồng nhân dịp lễ Vu Lan.
 Theo một số nhà nghiên cứu tôn giáo, trên cơ sở của tín ngưỡng thờ nữ thần, đạo Mẫu và Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, một hình thức thờ cúng người mẹ hóa thân ở các miền trời, sông nước, rừng núi được hình thành và phát triển từ thế kỷ 16 đến nay. Nó trở thành một sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, có ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống xã hội và tâm thức người dân ở nhiều nơi khắp Bắc, Trung, Nam.
 Cảnh quan thu hút mọi người là ngôi chùa cổ rợp trong bóng cây, đẹp cả trong lẫn ngoài, nhưng ngôi đền thờ mẫu thì hoàn toàn mới. Tôi cho rằng xưa kia nơi đây không có đền thờ mẫu. Vì có thì người ta thường xây dựng theo nguyên tắc “tiền Phật hậu mẫu. Vả lại nơi đây là “quê gốc” của tín ngưỡng Tứ Pháp: Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện (thờ các hiện tượng tự nhiên mây, mưa, sấm, chớp) . Tôi nghĩ việc thờ mẫu Tam phủ “không phải đất” hoặc không phổ biến ở khu vực này.
 Vì không phải đất nên ngôi đền thờ mẫu không theo đúng quy chuẩn. Trước hết là về hướng. Đền thờ mẫu quay về hướng đông, hướng nắng ban mai đầy dương khí. Theo quan niệm tâm linh sẽ làm tán âm khí, thần linh khó có thể về ngự buổi sáng được. Nếu quay về hướng nam thì thật tuyệt. Có một hồ nước rộng trước mặt. Bên trái, bên phải đều có một con lạch. Theo thuật phong thủy, có thanh long bạch hổ tả hữu. Thật đắc địa. Đáng tiếc khi xây dựng người ta đã tùy tiện, chủ quan…
Trong điện thần, bên trên bỏ trống, người thiết kế xây dựng không bài trí đôi “bạch xà, thanh xà”. Ở chính hậu cung Tam tòa Thánh mẫu thì khá ổn. Ba pho: Đệ Nhất Thượng thiên, Đệ nhị Thượng ngàn, Đệ Tam Thoải phủ đều đúng quy cách. Hàng dưới là tượng Ngũ vị Tôn ông/quan. Tiếp theo là Tam vị Ông Hoàng (có nơi là Tứ phủ Ông Hoàng) khá chuẩn mực. Nhưng bên phải, gian thờ Động/Cung Sơn Trang và bên trái gian thờ Đức Thánh Trần thì không ổn.
 Ban thờ Động Sơn Trang chỉ có Chúa Sơn Trang, không có Cô Sơn Trang (Tín ngưỡng thờ Chúa Sơn Trang là tín ngưỡng cổ của người Việt, có khoảng từ 2000 năm trước. Tín ngưỡng thờ Mẫu mới có 600 năm nay. Tại sao lại phối thờ Chúa Sơn Trang trong điện thờ Mẫu? Tôi cho rằng đó là sự tiếp biến, dung hợp, linh hoạt trong văn hóa tín ngưỡng tâm linh của người Việt).
 Ban thờ Đức Thánh Trần có tượng Hưng Đạo Đại Vương, lại có cả tượng Cô, tượng Cậu bên cạnh. Đây là sự lầm lẫn đáng tiếc giữa quân gia thị thần của Mẫu và của Đức Thánh Trần (từ một vị anh hùng dân tộc trong ba cuộc kháng chiến chống quân Nguyên-Mông, Hưng Đạo Đại Vương đã trở thành một vị Thánh linh thiêng, là nhân vật trung tâm của một loại hình tín ngưỡng trong dân gian. Trải qua những biến động thăng trầm lịch sử, Tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần luôn vận động, biến đổi. Tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần dung hợp, đan xen và hội tụ với nhiều dạng thức tín ngưỡng khác như: Tín ngưỡng thờ Thần tiên, Thổ địa, Tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên, Tín ngưỡng thờ Mẫu...Tuy nhiên, sự đan kết giữa Tín ngưỡng thờ Mẫu và thờ Đức Thánh Trần là được thể hiện rõ nét nhất. Biểu hiện ở chỗ bất cứ nơi nào có đền, điện, phủ thờ Thánh Mẫu thì đều có ban thờ Đức Thánh Trần. Ngược lại, đền thờ Thánh Mẫu nào cũng đều có ban thờ Đức Thánh Trần, tạo nên mối quan hệ “Thánh Cha - Thánh Mẹ” theo nguyên tắc đối xứng âm-dương có một không hai trong đời sống tín ngưỡng của người Việt).
 Trong khoảng 4 giờ “cậu đồng” (nếu đồng là nam còn trẻ thì người ta gọi là cậu đồng, nếu đồng là nữ còn trẻ thì gọi là cô đồng; còn nếu có tuổi gọi là ông đồng hoặc bà đồng. Từ chuyên môn người ta gọi là Thanh đồng) hầu khoảng 15 giá/36 giá đồng của các vị thánh, chúa, quan, hoàng, cô, cậu… mỗi vị một màu quần áo, kiểu ăn mặc khác nhau với 5 màu chính: đỏ, vàng, xanh lá cây, xanh dương, và trắng. Mỗi màu tượng trưng cho một miền của vũ trụ: Miền trời, tượng trưng bằng màu đỏ (Thiên phủ), miền đất tượng trưng bằng màu vàng (Ðịa phủ), miền sông biển màu trắng (Thoải phủ), miền rừng núi màu xanh (Thượng ngàn phủ).
 Mỗi giá đồng là một lần trùm khăn đỏ, thay xiêm y, tô son, điểm phấn, đeo vòng, vấn khăn… với những điệu múa hương, múa lửa, múa quạt, múa cờ, múa kiếm, múa chèo đò, múa lụa… khá điệu nghệ. Mặc dù “cậu đồng’ còn trẻ (mới 26 tuổi) nhưng những động tác múa, vẻ mặt, cảm xúc biểu hiện giống hệt tính cách các bà, các quan, các cô, các cậu. Tôi có cảm giác các động tác, biểu hiện của cậu đồng không khác gì của một nghệ sĩ đích thực.
 Mỗi giá “cậu” đều ban lộc: tiền, hoa, trái quả, thuốc lá, ly rượu… Tất cả đều được mọi người xung quanh đón nhận vui vẻ. Riêng tôi cũng nhận được lộc khoản dăm bảy chục ngàn đồng (Cách đây 5 năm, khi còn công tác ở một trường trung cấp chuyên nghiệp, trong lần đi tuyển sinh, tôi gặp một gánh đồng hầu mẫu Thoải. Tôi đã bỏ công việc để tham dự. Đó là một gánh đồng lớn với các con nhang giàu có. Các cung văn đều là những nghệ sĩ nổi tiếng. Hôm đó tôi được ban lộc tới hơn một triệu đồng, đủ để chuộc lỗi với anh em bằng một bữa tiệc chiêu đãi theo tinh thần “lộc bất tận hưởng”).
 Suốt buổi hầu đồng tôi được đắm mình trong tiếng nhạc với những bài hát văn đầy cảm xúc, còn gọi là hát chầu văn, hát bóng do các cung văn đàn hát thỉnh cầu các hàng về ngự. Giai điệu hát chầu văn khi thì mượt mà, khoan thai, sâu lắng khi thì dồn dập, khỏe khoắn, tươi vui. Đó là một loại hình diễn xướng cổ truyền, say đắm dễ đi vào lòng người. Nó là hình thức lễ nhạc gắn liền với nghi thức hầu đồng phục vụ quá trình nhập đồng hiển thánh của riêng Tín ngưỡng Tam phủ và Tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần.
Chầu văn đi theo một giá đồng gồm có 4 phần chính. Thứ nhất là mời thánh nhập đồng. Thứ hai là kể sự tích và công đức của thánh. Thứ ba là xin thánh phù hộ. Cuối cùng là tiễn thánh.
 Bằng cách sử dụng âm nhạc mang tính tâm linh, chầu văn được coi là hình thức ca hát mang ý nghĩa chầu thánh nhằm ca ngợi công đức của các nhân vật ông hoàng, bà chúa cũng như ngợi ca vẻ đẹp của người phụ nữ, của thiên nhiên, sự phô diễn những sản vật của non sông đất nước.
 Tâm điểm Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu là lúc Lên Đồng. Về bản chất, đây là nghi thức giao tiếp với thần linh thông qua các ông đồng, bà đồng. Người ta tin rằng các vị thần linh có thể nhập vào thân xác các ông đồng, bà đồng nhằm phán truyền, diệt trừ tà ma, chữa bệnh, ban phúc, ban lộc cho các con nhang, đệ tử. Khi thần linh nhập vào đồng thì lúc đó các ông đồng, bà đồng không còn là mình nữa mà là hiện thân của vị thần nhập vào họ.
 Trong số 11 con nhang xin thần linh và được gọi phán truyền có 5 người là đàn ông, 6 người là phụ nữ, luống tuổi có, trung tuổi có, trẻ có. Tôi tranh thủ hỏi chuyện họ. Một người cho tôi biết gia đình ông làm nhà trên một ngôi nhà vốn xưa là một nhà của địa chủ bị tịch thu chia cho dân nghèo. Ông cho biết trong gia đình hết người này bị đau ốm đến người khác, tức là bị âm hồn chủ nhà cũ “ám”. Ngài hứa sẽ giải quyết giùm việc này. Ông hoan hỷ nói với tôi: “Tôi chỉ cần gia đình bình an thôi. Có tốn kém chút ít cũng không ngại. Tôi hỏi ông có đúng mảnh đất làm nhà đúng như “cậu” phán không. Ông ta gật đầu. Tôi hỏi một người đàn ông khác, anh ta cho tôi biết “Cậu” gọi đúng tên số nhà, tên phố và gia cảnh người vợ mới mất của anh. “Cậu” nói với anh phải làm thêm một số việc nữa. Tôi hỏi một phụ nữ mới mua một căn nhà, chị kể thỉnh thoảng người nhà cứ thấy bóng một bà già trong nhà tắm. “Cậu” cho biết người đó là chủ cũ của ngôi nhà. Con cái bán nhà đi, “người ta” tiếc không muốn rời bỏ căn nhà đó. “Cậu” hứa sẽ giúp cho. Tôi hỏi một phụ nữ có con mới mất, khi gọi hồn, con chị cho biết là được vào hầu cửa Thánh nên đến với Mẫu để nghe phán truyền và Mẫu cũng nói như vậy. Tôi còn hỏi thêm một số chị em khác nhưng họ từ chối không trả lời.
 Bên cạnh cậu đồng có bốn phụ đồng (có gánh chỉ 2 phụ đồng, được gọi là nhị trụ hoặc tứ trụ hầu dâng) đi theo đồng để chuẩn bị trang phục, lễ lạt... Ở gánh đồng này tôi được biết có một phụ đồng là thầy dạy của “cậu” đồng. Bà đã 85 tuổi. Bà chọn cậu đồng cưng là người thừa kế chân truyền của mình. Ngoài ra, các thành phần ngồi xem buổi hầu gồm khoảng 25 con nhang đệ tử. Tất cả đều thể hiện lòng tôn kính các vị thánh mỗi khi giáng ngự. Họ vỗ tay, nghiêng ngả, phụ họa, đưa đẩy hòa theo điệu múa hát của đồng và cung văn. Cùng với hương khói hòa quyện, tất cả cái không khí này tạo nên một cảm xúc thật đặc biệt.
 Để thánh nhập vào cậu, đầu tiên, cung văn bắt đầu hát hầu (hát hầu thường phải theo thứ tự. Trước tiên phải hát thỉnh hàng Tam tòa Thánh Mẫu, rồi đến hàng Quan, hàng Chầu, hàng Hoàng, hàng Cô, hàng Cậu). Lúc đó, Cậu bắt đầu lảo đảo, ra dấu bằng tay, phủ vải đỏ lên mặt. Tùy vào các giá, cung văn sẽ hát các điệu thỉnh mời khác nhau. Tới khi thánh đã nhập, cậu hất khăn khỏi mặt, coi như bắt đầu quá trình ngự về của một vị thánh. Còn không, nếu thánh chỉ giáng qua thì cậu đồng lại ra dấu khác và cung văn lại chuyển sang hát mời vị khác.
 Sau khi hất khăn phủ, cậu đồng đang ở một "giá" mới và phải thay trang phục, khăn chầu, cờ quạt, đồ hầu dâng... sao cho tương xứng với "giá" thánh nhập. Với các giá Quan, Hoàng thì cậu thường ăn mặc áo của quan lại thời xưa, có điểm đồ trang sức như trâm, thẻ ngà... Các giá Chầu Bà thì ăn mặc chỉnh tề theo lối phụ nữ nhà giàu, sặc sỡ và nhiều trang sức, vấn khăn củ ấu hoặc khăn xếp. Các giá Cô thì ăn mặc trẻ trung rực rỡ. Giá Cậu thì ăn mặc theo lối thanh niên, có khăn quấn.
Sau khi quần áo mặc chỉnh tề, cậu bắt đầu đứng dậy làm lễ. Đầu tiên cậu cầm hương qua một lớp bọc vải đỏ để dâng lên bàn thờ, quỳ làm lễ. Sau đó quay ra các con nhang đệ tử, cậu làm các nghi thức, chủ yếu là múa các điệu múa của“giá” mình. Các điệu múa của các hàng thường là: Hàng Quan thì múa Cờ, múa kiếm, long đao, khai quang. Hàng Chầu thì múa mồi, múa cờ, múa kiếm, múa quạt, tay không. Hàng cậu thì múa kiếm, múa Lân…
 Các điệu múa thường thể hiện tính cách của các nhân vật hay thể hiện sự vui vẻ làm việc thánh và cũng là cùng vui với mọi người. Có thể nói hầu đồng là một bảo tàng sống bảo tồn các loại múa cổ truyền của người Việt. Mỗi loại múa lại thể hiện một loại hoạt động nào đó trong sinh hoạt và lao động sản xuất. Chẳng hạn điệu múa Song đăng, dệt cửi, chèo đò, tung hoa, múa hương, múa quạt, múa lụa thể hiện rất rõ tính cách phụ nữ Việt.
 Trong lúc cậu đồng đang hoá thân thì bốn phụ đồng ngồi quỳ chân ở dưới cũng nghiêng ngả, đưa đẩy và múa may hưởng ứng theo nhịp câu hát. Những nắm tiền lẻ sau khi được cậu tung ra, ban phát cho những người xung quanh được coi là tiền lộc và được những người đứng xem xung quanh nhặt lấy, cất giữ để lấy may.
 Sau giai đoạn "thăng hoa lên đồng" đó, vị thánh trong xác cậu đồng ngồi xuống, nghe hát văn, hút thuốc và uống rượu. Trong lúc đó các phụ đồng lấy quạt che xung quanh mặt, như một sự cách ngăn giữa trần tục và thánh thần. Rồi trong lúc nghe văn, vị thánh làm các thủ tục còn lại như khai quang, phán truyền, thưởng tiền và lộc cho cung văn hát hay cũng như cử tọa xung quanh. Tiếp theo cậu ra dấu, khăn đỏ lại phủ lên và đó là lúc thánh "thăng", kết thúc một giá thường chấm dứt bằng câu hát “xe loan Thánh giá hồi cung”.
 Từ nhỏ tôi đã được một bà gọi là bà trẻ cho đi theo vài gánh đồng. Ngày đó đi hầu đồng thường là nữ giới: các bà, các cô. Bây giờ thì có cả nam giới, chiếm khoảng 30% đến 40% con nhang đệ tử. Ngày đó phần lớn đi hầu đồng là người có tuổi bây giờ thì có cả người trẻ tuổi, thậm chí rất trẻ, khoảng 18 đôi mươi. Ngày đó các ông đồng bà đồng thường không gắn với một nghề nghiệp nào, tính tình nhạy cảm, dễ khóc dễ cười, ưa nịnh, hơi gàn gàn đúng với cụm từ “tính đồng bóng”. Ngày nay, đồng có nghề nghiệp, thâm chí còn rất giàu có. “Cậu” đồng chủ trì buổi lên đồng hôm nay vốn tốt nghiệp Đại học Kiến trúc. Mới đầu tôi đoán “Cậu” chỉ khoảng 20 là cùng (tôi còn biết một “Cô” đồng đã tốt nghiệp khoa múa của một trường nghệ thuật. Nếu bạn chứng kiến “Cô” nhảy múa lên đồng thì chắc chắn sẽ không chớp mắt mấy giờ liền). Các con nhang đệ tử bây giờ không chỉ có thường dân mà còn có cả một bộ phận công chức, viên chức, quan chức...
 Tôi nhận thấy lên đồng vẫn còn là nhu cầu tâm linh, là hình thức sinh hoạt tín ngưỡng dân gian của một bộ phận người Việt. Các nghi lễ này thường được tổ chức nhiều lần trong một năm vào các dịp lễ tết, thường là tại các lễ hội, đền thánh, phủ mẫu...
 Ngoài việc lên đồng để giao tiếp với thần linh, truyền thống tín ngưỡng Việt Nam còn tin tưởng rằng sau khi chết, linh hồn người chết vẫn còn và theo dõi cuộc sống của người thân đang sống. Gia đình có thân nhân về bên kia thế giới ở các vùng quê thường đi “gọi hồn”. Trong buổi lễ gọi hồn, khi lên đồng, linh hồn của người chết có thể nhập vào ông đồng, bà đồng/đồng cậu, đồng cô để trò chuyện với thân nhân đang sống (thường là ở các điện tư gia hay ở các gia đình). Thông qua cuộc trò chuyện âm-dương này, người sống sẽ biết được những yêu cầu của người thân quá cố về mồ mả, bát hương, quần áo mã… để điều chỉnh và cúng xin cho phù hợp. Đồng thời, thông qua buổi “gọi hồn”, người sống cũng hỏi linh hồn người chết để biết được vận mệnh tương lai của mình và gia đình mình.
 Ghi chú: Có những chi tiết mê tín, hoang đường nhưng đó là lời của các con nhang đệ tử trong buổi hầu đồng. Nó không phản ánh quan điểm cá nhân của người viết. Tôi chỉ muốn ghi lại những điều mắt thấy tai nghe mà không phán xét để bạn đọc cùng chia sẻ.
Read More

Blog Archive

About this blog

Được tạo bởi Blogger.