Học giả và chính trị gia Trung Quốc

Leave a Comment
   Cho đến ngày hôm nay vẫn có không ít các học giả và chính trị gia Trung Quốc còn hoài niệm về một nhà nước Đại Hán thủa nào. Cái nhà nước ấy bao trùm gần hết Đông Nam Á, trong đó có lãnh thổ Việt Nam. Họ lấy làm tiếc tại sao tổ tiên họ đã đô hộ Việt Nam gần 1000 năm rồi mà lại để tuột tay mất, để đến bây giờ vấn đề Biển Đông gặp quá nhiều trở ngại và giấc mộng "Trung Hoa" siêu cường biết đến thủa nào mới hoàn thành.
   Những cái đầu theo chủ nghĩa dân tộc bành trướng này tựu trung cho rằng: i, Tổ tiên họ tập trung quá nhiều nguồn lực lên hướng Bắc, sao lãng hướng Nam. ii, Tổ tiên họ không nhất quán trong đường lối cai trị người Việt. iii, Chính quyền trung ương luôn luôn sa vào tình trạng tranh giành quyền lực, trong khi đó Việt Nam lại ở quá xa, không quản lý được những viên quan tham lam vô độ, không có tầm nhìn địa chính trị...
   Nói tóm lại là những kiến giải của họ mang nặng tư tưởng thiên hạ là của họ nên không hiểu rằng chính ý thức dân tộc tự lực, tự cường của người Việt, chính sự khác biệt về văn hóa, về phong tục tập quán giữa Nam-Bắc, chính chính sách cai trị và đồng hóa hà khắc, dã man, tàn độc đã khiến dân tộc Việt phải vùng lên đấu tranh trong suốt gần một thiên kỷ, để đến năm 938 vua Ngô Quyền chính thức mở ra thời kỳ độc lập, tự chủ cho dân tộc Việt.
  Tôi cho rằng Trung Quốc không áp đặt được sự thống trị của họ ở Việt Nam bởi vì họ là kẻ xâm lược, phi nghĩa. Tổ tiên họ đã vấp phải một dân tộc biết đoàn kết, kiên cường. Họ hoàn toàn nhầm lẫn, không phải tổ tiên họ đã để vuột mất Việt Nam. Không một triều đại nào, không một chính thể nào của Trung Quốc không xâm lực Việt Nam, Tàu Tống, Tàu Nguyên, Tàu Minh, Tàu Thanh, Tàu Tưởng, Tàu Mao đều đã xâm lược Việt Nam nhưng đều không nuốt nổi. Tổ tiên họ cũng vậy và cha ông họ cũng vậy.
Mong rằng các học giả, các chính trị gia mang nặng tư tưởng Đại Hán Trung Quốc hãy đọc lại lịch của chính dân tộc mình và nên suy ngẫm bài học lịch sử cho tương lai để hai nước Việt-Trung luôn được sống trong hòa bình.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Blog Archive

About this blog

Được tạo bởi Blogger.