Kỷ niệm 50 năm chiến thắng Đăk Pek

Leave a Comment

 Kỷ niệm 50 năm chiến thắng Đăk Pét (16/5/1974 - 16/5/2024) và Lễ đón nhận di tích lịch sử cấp quốc gia Đăk Pek

Đoàn cựu chiến binh chúng tôi tập trung tại Nghệ An để đi dự Kỷ niệm 50 năm chiến thắng Đăk Pét và Lễ đón nhận di tích lịch sử cấp quốc gia Đăk Pek tại huyện Đăk Glei, Kon Tum. Dẫn đầu doàn là Đại tá Hồ Hữu Lạn, một trong hai trung đoàn trưởng chỉ huy trận đánh nổi tiếng vào Chi khu Quân sự quân lỵ Đăk Pek vào ngày 16/5/1974.
Lần này chúng tôi không đi đường A Lưới, theo con đường năm xưa hành quân cơ giới tiến về Đăk Pek mà đi từ Huế, vì còn dự tiệc giao lưu với đoàn đại biểu quốc hội Thừa Thiên-Huế.
Chủ trì lễ kỷ niệm là Đảng bộ, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân và Mặt trận Tổ quốc huyện Đăk Glei. Tới dự buổi lễ có đông đảo đại biểu chính quyền, các ban ngành tỉnh Kon Tum, các huyện trong tỉnh và đông đảo nhân dân huyện Đăk Glei. Về dự còn có đông đảo cựu chiến binh tham gia trận đánh thuộc nhiều nhiều tỉnh thành trên cả nước.
Với các cựu chiến binh, đây là dịp trở về gặp gỡ anh em đồng đội, gặp gỡ với quân và dân huyện Đăk Glei năm xưa tại huyện đội Đăk Glei để cùng chung niềm vui sau 50 mươi năm. Từng đoàn, từng đoàn cùng quân và dân huyện Đăk Gglei hân hoan tay bắt mặt mừng, cùng hàn huyên bao kỷ niệm cũ. Mọi người bước vào cổng nhà rông, đi giữa hai hàng cồng chiêng rộn rã đón chào trong tiếng nhạc truyền thống Tây Nguyên. Đúng là một ngày hội tưng bừng giàu cảm xúc!
Lễ kỷ niệm 50 năm chiến thắng Đắk Pek diễn ra rất long trọng, hoành tráng, ấm áp tình quân dân, tình đồng đội. Diễn văn, phát biểu của chính quyền, đoàn thể đều ôn lại truyền thống lịch sử hào hùng của quân và dân trong chiến thắng Đắk Pek; tưởng nhớ, tri ân các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc.
Trước đó ban tổ chức còn tiến hành các cuộc gặp mặt riêng với cựu chiến binh tham gia trận đánh Đắk Pét, tiến hành lễ tri ân liệt sỹ tại nghĩa trang liệt sỹ Đăk Glei, gặp gỡ các bà mẹ anh hùng, các gia đình liệt sĩ, các thương binh, bệnh binh; tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch; thăm bảo tàng Kon Tum. Ấn tượng nhất là hội trại của thanh niên tất cả các xã phường trong huyện Đăk Glei. Đêm đến, bên ánh lửa trại bập bùng trai gái các dân tộc đánh cồng chiêng, say mê nhảy múa… Một thời trai trẻ hào hùng sống động hiện về trên cao nguyên đầy nắng gió.
Lễ đón nhận di tích lịch sử cấp quốc gia Đắk Pét bắt đầu với việc đại diện Ủy ban nhân dân tỉnh Kong Tum đọc Quyết định công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia Đắk Pét; trao bảng di tích lịch sử cấp quốc gia Đắk Pét và cam kết bảo vệ, giữ gìn và phát huy giá trị di tích lịch sử Đắk Pét của Ủy ban nhân dân huyện Đăk Glei, Doàn thanh niên huyện Đăk Glei.
Kỷ niệm 50 năm chiến thắng Đắk Pét là sự kiện trọng đại, đánh dấu mốc son chói lọi trong lịch sử đấu tranh chống Mỹ cứu nước của quân và dân ta. Lễ đón nhận di tích lịch sử cấp quốc gia Đăk Pek là niềm vinh dự, tự hào của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Đắk Glei nói riêng và tỉnh Kon Tum nói chung. Đây là dịp để giáo dục thế hệ trẻ về lòng yêu nước, truyền thống cách mạng, ý thức trách nhiệm trong công tác bảo vệ, giữ gìn và phát huy giá trị di tích lịch sử. là địa chỉ đỏ du lịch cho hiện tại và tương lai.
Xin chúc mừng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Đắk Glei, tỉnh Kon Tum đã tổ chức thành công sự kiện Kỷ niệm 50 năm chiến thắng Đắk Pét và Lễ đón nhận di tích lịch sử cấp quốc gia Đắk Pek! Đoàn cựu chiến binh Hà Nội chúng tôi đến chúc mừng Đại tá Hồ Hữu Lan Hồ Hữu Lạn, vị chỉ huy xuất sắc của Trung đoàn 3 Sư đoàn 324. người đã cùng tập thể cán bộ chiến sỹ góp xứng đáng trong trận đánh hợp đồng bình chủng vẻ vang này.
8h00 ngày 16/5/1974, quân ta đồng loạt tấn công. Sau 4 giờ chiến đấy anh dũng, kiên cường, cụm cứ điểm Đăk Pek hoàn toàn bị tiêu diệt. Trung đoàn 3 đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đánh chiếm tất cả các mục tiêu theo kế hoạch của Ban chỉ huy mặt trận giao cho; được tặng thương Huân chương Chiến công hạng nhất, góp phần giải phóng 2 huyện, khai thông đường Đông Trường Sơn, mở ra tuyến vận chuyển chiến lược cho chiến trường miền Nam, góp phần giải phóng Tây nguyên vào tháng 3/1975.
Vị Trung đoàn trưởng Hồ Hữu Lạn năm xưa nay đã 86 tuổi, trong niền vui và tự hào ông vẫn nói với anh em đồng đội:
- Không có chiến thắng nào là dễ dàng cả. Ít người biết được chúng ta đã không thành công, hay thất bại 3 lần đánh vào Đăk Pek. Đó là vào năm 1968, năm 1970 và năm 1972. Đặc biệt trận đánh vào Đăk Pek năm 1972, 151 chiến sỹ đã hy sinh, hàng trăm chiến sỹ bị thương. Có những mũi tiến công chỉ còn một người sống sót… Kẻ địch đã tuyên truyền “chỉ khi nào dòng sông Pô Kô chảy ngược, gà trống đẻ trứng thì Đăk Pek mới bị thất thủ”... Chúng tôi đã tìm hiểu rất kỹ, cân nhắc các phương án chiến đấu, lập sa bàn bàn giao đến từng tiểu đoàn, từng đại đội, trung đội hàng tháng trước trận đánh…
Tôi biết trước trận đánh, phân đội trinh sát và Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu đoàn 8 Lê Xuân Huynh đã hy sinh anh dũng bên bờ suối Đăk Pek. Chính điều đó khiến Đại tá Hồ Hữu Lạn vẫn day dứt trong nhiều năm. Năm 2015 ông cùng anh em cựu chiến binh Trung đoàn 3 về thăm gia đình anh Huynh. Mẹ anh lúc đó 93 tuổi, bị mù lòa vì thương nhớ con. Mẹ chỉ có mong muốn được đưa con trở về quê nhà.
Trước chuyến đi này, Đại tá Hồ Hữu Lạn đã làm việc với chính quyền huyện Đăk Glei trả lại tện Trung đoàn 3, Sư 324 thay cho Đoàn Bạch Đằng, tên mật danh của trung đoàn khi vào mặt trận Tây Nguyên. Còn những liệt sỹ của Trung đoàn 3 ở nghĩa trang liệt sỹ Đăk Glei thì vẫn chưa có tên. Ông đã nhiều lần tìm về mảnh đất này với bao thỉnh nguyện với các cấp. Vậy mà đến giờ vẫn chưa được toại nguyện.
Tôi biết điều này đã làm Đại tá không có được niềm vui trọn vẹn. Ông nói với anh em đi trên xe khi trở về:
- Tôi sẽ còn quay trở lại đây. Tên của các anh vẫn còn trống ở nghĩa trang tôi vẫn chưa yên lòng. Tôi biết sẽ còn rất nhiều trở ngại. Nhưng tôi tin rằng sau lễ kỷ niệm này, tên của các anh sẽ được trả lại để tô thắm thêm lịch sử của trung đoàn.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Blog Archive

About this blog

Được tạo bởi Blogger.