Quan hệ Việt Nam-Nhật Bản sau chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính

Leave a Comment

 Quan hệ Việt Nam – Nhật Bản sau chuyến đi của Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Nhật

Từ năm 1977, cựu Thủ tướng Fukuda Takeo Nhật Bản đã đưa ra học thuyết "từ trái tim đến trái tim", đặt nền móng cho sự phát triển mạnh mẽ quan hệ giữa Nhật Bản với ASEAN, trong đó có quan hệ với Việt Nam. Khi phát biểu tại cuộc họp cấp cao ASEAN - Nhật Bản, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã bổ sung thêm khái niệm trên thành “từ hành động đến hành động, từ cảm xúc đến hiệu quả” vào định hướng phát triển quan hệ ASEAN - Nhật Bản trong tình hình mới.
Kết quả chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Nhật Bản là một thành công lớn, góp phần thúc đẩy quan hệ ASEAN – Nhật Bản và Việt Nam - Nhật Bản lên một tầm cao mới, thực chất và hiệu quả hơn. Trong khuôn khổ chuyến công tác này, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có các cuộc hội đàm, hội kiến với lãnh đạo cấp cao Nhật Bản: Thủ tướng Kishida Fumio, Chủ tịch Hạ viện Kōichi Hagiuda, Chủ tịch Thượng viện Shunsuke Sonoda. Tại các cuộc gặp này, hai bên đã trao đổi về những vấn đề quan trọng trong quan hệ hai nước, khu vực và quốc tế.
Trong các cuộc hội đàn, hội kiến Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh tầm quan trọng của quan hệ Việt Nam - Nhật Bản và mong muốn hai nước tiếp tục tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, thương mại, đầu tư, giáo dục, văn hóa. Thủ tướng Kishida Fumio cũng bày tỏ mong muốn Nhật Bản và Việt Nam tiếp tục là những người bạn, đối tác tin cậy của nhau ở hiện tại cũng như trong tương lai.
Kết quả chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính thể hiện sự tin cậy và gắn bó sâu sắc giữa Việt Nam và Nhật Bản. Hai bên đã đạt được những thỏa thuận quan trọng, cụ thể như:
(i)Tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư hiện thực hóa Quan hệ hợp tác Chiến lược Toàn diện: Hai bên đã ký kết hơn 30 văn bản hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư. Các lĩnh vực hợp tác được chú trọng bao gồm công nghiệp, năng lượng, cơ sở hạ tầng, nông nghiệp, thương mại điện tử,...
(ii)Tăng cường hợp tác giáo dục, đào tạo: Hai bên đã ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam với Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản. Thỏa thuận này nhằm tăng cường trao đổi sinh viên, giáo viên, giảng viên, hợp tác nghiên cứu khoa học, đặc biệt là việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
(iii)Tăng cường hợp tác quốc phòng, an ninh: Hai bên đã nhất trí tăng cường hợp tác quốc phòng, an ninh, hợp tác trong đấu tranh phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia, an ninh mạng,...
Trong hai thập kỷ qua Nhật Bản đã trở thành nước viện trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam từ năm 2003 và duy trì vị trí hàng đầu cho đến ngày hôm nay. Có thể kể đến một số nguyên nhân chính dẫn đến điều này:
Nhật Bản và Việt Nam có mối quan hệ ngoại giao tốt đẹp, được xây dựng trên nền tảng lịch sử lâu đời và sự tương đồng về văn hóa, chính trị. Hai nước đã thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức vào năm 1973 và đã ký kết nhiều hiệp định và thỏa thuận hợp tác song phương trong nhiều lĩnh vực.
Chính phủ Nhật Bản có chính sách viện trợ ODA rộng rãi và hào phóng, với mục tiêu hỗ trợ các nước đang phát triển trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Việt Nam là một trong những đối tác nhận viện trợ ODA lớn nhất của Nhật Bản. Sở dĩ như vậy là vì Việt Nam nằm trong số nước đang phát triển với nhiều nhu cầu về đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển giáo dục, y tế,... Viện trợ ODA của Nhật Bản đã góp phần quan trọng trong việc đáp ứng những nhu cầu này của Việt Nam.
Cụ thể, viện trợ ODA của Nhật Bản cho Việt Nam tập trung vào các lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng quan trọng của Việt Nam như đường cao tốc, cảng biển, sân bay, nhà máy điện. Nhật Bản đã hỗ trợ cho nhiều dự án xây dựng trường học, đào tạo giáo viên, sinh viên. Nhật Bản đã hỗ trợ cho nhiều dự án xây dựng bệnh viện, cung cấp thuốc men, thiết bị y tế. Nhật Bản đã hỗ trợ cho nhiều dự án phát triển nông nghiệp, thủy sản, phát triển nông thôn,...
Viện trợ ODA của Nhật Bản thực sự đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Các dự án ODA của Nhật Bản đã giúp Việt Nam xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển giáo dục, y tế, nông nghiệp,..., tạo ra động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống của người dân.
Vấn đề đặt ra tại sao Nhật Bản lại là nước viện trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam, chứ không phải là các cường quốc kinh tế khác, chẳng hạn như nhóm 5 nước Thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Đặc biệt là Trung Quốc, một nước XHCN anh em cùng chung chí hướng với định hướng và phương châm 4 tốt, 16 chữ vàng? Có lẽ mọi người đều có câu trả lời riêng của mình.
Theo tôi, Thứ nhất Nhật Bản có động cơ thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Việt Nam, một quốc gia có vị trí địa lý chiến lược và tiềm năng kinh tế lớn, để tạo ra một môi trường khu vực ổn định, hòa bình và an ninh, có lợi cho Nhật Bản. Thứ hai Trung Quốc là đối thủ tiềm tàng của Nhật Bản trong khu vực. Nhật Bản lo ngại về tham vọng của Trung Quốc trong việc khẳng định vai trò lãnh đạo ở Đông Á và khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Do đó, Nhật Bản muốn tăng cường hợp tác với các quốc gia trong khu vực, trong đó có Việt Nam, để đối trọng với Trung Quốc. Thứ 3, một Việt Nam hùng cường, bảo vệ được chủ quyền, trong đó có chủ quyền biển đảo ở Biển đông, ngăn chặn được tham vọng độc chiếm Biển đông của Trung Quốc là phù hợp với lợi ích nhiều mặt của Nhật Bản.
Chính vì vậy, trong những năm gần đây, quan hệ Việt Nam - Nhật Bản có những chuyển biến tích cực. Hai nước đã tăng cường giao lưu, hợp tác trên nhiều lĩnh vực, bao gồm kinh tế, thương mại, đầu tư, văn hóa, giáo dục,... Điều này càng tạo điều kiện thuận lợi cho Nhật Bản tiếp tục hỗ trợ cho Việt Nam. Hơn nữa quan hệ Việt - Nhật thời gian qua và trong tương lai không tiềm ẩn bất kỳ bất ổn nào. Việc nâng cấp Việt Nhật lên đối tác Chiến lược Toàn diện trước chuyến đi của Thủ tướng Phạm Minh Chính trước đó ít ngày càng tạo điều kiện hai nước hợp tác đi vào chiều sâu.
Nhìn chung, chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Nhật Bản là một thành công lớn, góp phần thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Nhật Bản lên tầm cao mới, thực chất và hiệu quả. Không ồn ào, nhưng hơn 30 văn kiện hợp tác trị giá gần 3 tỷ USD, 3 dự án hợp tác ODA 200 triệu USD, cùng với triển vọng Nhật Bản giúp đỡ và hợp tác xây dựng nền công nghiệp bán dẫn, đường sắt tốc độ cao là những “trái ngọt” trong chuyến công tác Nhật Bản của Thủ tướng.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Blog Archive

About this blog

Được tạo bởi Blogger.